Ả Rập Saudi bác bỏ khả năng OPEC+ bị chính trị hóa
Phát biểu tại hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai, ở Riyadh, Ả Rập Saudi, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman Al-Saud nói rằng các quyết định của OPEC không bị chính trị hóa như báo giới phương Tây cáo buộc.
Các quyết định của OPEC không bị chính trị hóa và dựa trên các nguyên tắc cơ bản của thị trường, Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết hôm thứ Hai, đồng thời nói thêm rằng liên minh các nhà khai thác dầu đủ linh hoạt để điều chỉnh chính sách của mình nếu cần.
Vào tháng 10 năm ngoái, Hoàng tử Abdulaziz đã phát biểu tại một diễn đàn truyền thông ở thủ đô Riyadh về quyết định nhằm cắt giảm mục tiêu sản xuất của nhóm OPEC xuống 2 triệu thùng mỗi ngày.
Nhóm OPEC bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, bao gồm cả Nga, đã đồng ý với những cắt giảm đó cho đến cuối năm 2023.
Hoàng tử Abdulaziz đã nhắc lại trong một cuộc phỏng vấn với Energy Aspects tuần trước rằng quyết định này đã được chốt trong phần còn lại của năm.
Trung Quốc và Saudi Arabia tái khẳng định việc ổn định thị trường dầu toàn cầu
Trung Quốc và Saudi Arabia đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu và vai trò của Riyadh đối với vấn đề này.
Đây là nội dung tuyên bố chung nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) hội kiến Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud tại Riyadh, ngày 8/12/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Saudi Arabia là thành viên quan trọng trong khối Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) và cũng là nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới. Trong các cuộc thảo luận song phương ngày 8/12, hai bên đã cam kết sẽ mở rộng trao đổi thương mại và hợp tác quốc tế khi cùng thúc đẩy làm sâu sắc hơn các mối quan hệ song phương.
Trong cuộc họp gần đây nhất vào ngày 4/12 vừa qua, các nhà sản xuất dầu mỏ thuộc OPEC , trong đó có Nga, đã quyết định giữ nguyên sản lượng khi các thị trường đang đánh giá tác động của biện pháp áp giá trần đối với dầu nhập khẩu từ Nga và kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Hãng thông tấn quốc gia Saudi Arabia dẫn nội dung tuyên bố chung nhân chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ Trung Quốc hoan nghênh vai trò của Riyadh như một bên hỗ trợ đảm bảo cân bằng và ổn định các thị trường dầu mỏ và là một nhà xuất khẩu dầu thô lớn, đáng tin cậy. Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh hai bên sẽ cùng thăm dò các cơ hội đầu tư chung trong ngành hóa dầu và nâng cao hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm cả năng lượng hạt nhân, cũng như phát triển các dự án cho chuỗi cung ứng năng lượng.
Tuyên bố chung ngày 9/12 cũng đề cập việc nâng vị trí của Saudi Arabia thành trung tâm khu vực đối với các công ty Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm trong lĩnh vực năng lượng. Tuyên bố cũng đề cập khả năng hai nước hợp tác trong các dự án năng lượng ở khu vực và các nước tiêu thụ năng lượng ở châu Âu và châu Phi.
Chủ tịch Trung Quốc đến Riyadh ngày 7/12 trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Saudi Arabia đồng thời tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Arab và Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 8/12, Saudi Arabia và Trung Quốc đã ký kết 35 thỏa thuận hợp tác đầu tư trị giá gần 30 tỷ USD thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
OPEC+ dự kiến sẽ duy trì sản lượng khai thác dầu mỏ Theo kế hoạch, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC ) sẽ nhóm họp trực tuyến trong ngày 30/6 để thảo luận về kế hoạch khai thác dầu thô cung cấp cho thị trường toàn cầu. Cơ sở lọc dầu của Tập đoàn dầu khí Aramco ở khu vực al-Khurj, ngoại ô thủ đô Riyadh của...