A Pa Chải níu chân du khách
Cột mốc số 0 ngã ba biên giới tại A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé đang là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Đặc biệt là những du khách thích khám phá, ưa trải nghiệm; có du khách đã nhiều lần đến ngã ba biên giới này.
Du khách check-in tại cột mốc số 0, ngã ba biên giới xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.
“Đã hơn một lần chinh phục cột mốc số 0 ngã ba biên giới tại A Pa Chải, kể từ những ngày còn khó khăn phải đi bộ xuyên rừng già, đến đồi cỏ tranh, cả đi lẫn về mất đẫy một ngày. Cho đến hôm nay việc di chuyển đã thuận tiện hơn rất nhiều, xe máy đã di chuyển đến được chân dốc, chỉ còn leo 570 bậc là chinh phục được cột mốc linh thiêng. Nhưng mỗi lần chinh phục cột mốc số 0 ngã ba biên giới nơi cực Tây Tổ quốc, tôi lại có một cảm giác háo hức đến lạ thường!” – đó là chia sẻ của anh Nguyễn Thành, du khách đến từ Hà Nội.
Sau gần 7 giờ ngồi ô tô vượt qua những cung đường đèo, khúc cua tay áo như kích thích du khách, nhất là đối với “dân phượt”, chúng tôi có mặt tại Đồn Biên phòng A Pa Chải. Tiếp chúng tôi Trung tá Đoàn Thanh Tuấn, Chính trị viên Đồn Biên phòng A Pa Chải cho biết: Cột mốc số 0 nằm trên đỉnh núi Khoang La San (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé) ở độ cao 1.866,23m so với mực nước biển. Nơi được mệnh danh “một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe” (Việt Nam – Lào – Trung Quốc). Xã Sín Thầu có 366 hộ, 1.511 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Hà Nhì (chiếm 92% dân số). Văn hóa của người Hà Nhì rất phong phú, đậm bản sắc, ít chịu sự ảnh hưởng, giao thoa từ văn hóa các dân tộc khác. Được thể hiện rõ nét trong đời sống văn hóa tinh thần, các dịp lễ hội và văn hóa ẩm thực. Đến với A Pa Chải, du khách không chỉ được trải nghiệm, chinh phục đường lên cột mốc số 0 hùng vĩ nơi cực Tây Tổ quốc mà còn được tìm hiểu về đời sống, văn hóa của người Hà Nhì.
Nhà trình tường, nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Hà Nhì, xã Sín Thầu.
Người Hà Nhì có các lễ hội chính trong năm như: Lễ tết tháng 2 (Gạ ma thú); Lễ cầu mưa; Lễ cúng rừng, tết Hồ Sự Chà (Tết cơm mới) hay Khụ Sự Chà – Tết Cổ truyền của dân tộc Hà Nhì… Với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ độc đáo mô phỏng đời sống lao động, sản xuất, sinh hoạt hằng ngày. Một số điệu múa tiêu biểu như: Múa trống (hừ từ mí xá cự), múa sản xuất (ú chà khộ tố mí xà cự), múa nón (lù hu mí xá cự), múa xòe (cá nhi nhi), múa ngày đẹp (á mì sư).
Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực của đồng bào Hà Nhì rất đặc sắc, được thể hiện công phu, tỉ mỉ qua các món ăn truyền thống như: Thịt lợn nướng, thịt trâu nướng, cá suối, cháo gà, xôi tím, xôi vàng…
Nổi bật trong đó phải kể đến món “Gò pạ gò ché” – món dưa chua khô, được coi như “linh hồn” không thể thiếu trong mỗi mâm cơm của người Hà Nhì. Món dưa chua khô được người Hà Nhì chế biến chủ yếu từ rau cải. Do điều kiện thời tiết, tập tục sinh hoạt thường xuyên phải đi rừng, lên nương làm việc nên đây là món ăn được người Hà Nhì sử dụng nhiều nhất, vì có thể để được rất lâu, dễ bảo quản không sợ hỏng do thời tiết. Món dưa chua khô ngoài ăn kèm với cơm, còn được chế biến thành nhiều món khác. Ví dụ như dưa xào thịt gà, lợn, dưa nấu cá suối…
Cá suối, xôi tím, xôi vàng một trong nhiều món ăn đặc sắc của đồng bào Hà Nhì tại xã Sín Thầu.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng, du khách đến từ Hà Nội, chinh phục cột mốc số 0 nhân dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa qua, cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi chinh phục cột mốc số 0 nơi ngã ba biên giới, chinh phục cực Tây Tổ quốc. Tôi cảm thấy rất thiêng liêng và tự hào. Đồng thời, thấy được sự hùng vĩ của núi non, đất nước mình. Điểm cực Tây, Mốc số 0 thực sự phù hợp với những du khách ưa khám phá và thích trải nghiệm như tôi. Tiếc rằng đợt này công trình cột cờ chưa hoàn thành, tôi sẽ trở lại sau khi cột cờ được xây dựng xong!”.
Video đang HOT
Du lịch được tỉnh Điện Biên xác định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, hiện nay cấp ủy, chính quyền xã Sín Thầu đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến Nhân dân về phát triển du lịch. Kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; bảo tồn, phục dựng truyền thống văn hóa đồng bào dân tộc Hà Nhì.
Homestay Pờ Dần Sinh, bản Tả Kố khừ, xã Sín Thầu được xây dựng theo kiến trúc nhà sàn.
Cụ thể, xã vận động, khích lệ người dân phục dựng lại các ngôi nhà trình tường; hỗ trợ về pháp lý, quy hoạch cho các homestay trên địa bàn; liên kết với các công ty du lịch, lữ hành đưa du khách đến với xã Sín Thầu… Từng bước phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu nhập cho Nhân dân. Hiện trên địa bàn xã Sín Thầu đã xuất hiện một số homestay, một số nhà nghỉ của người dân địa phương như: Homestay Pờ Dần Sinh, Homestay A Phù…
Đặc biệt việc triển khai xây dựng cột cờ chủ quyền A Pa Chải là một trong những chủ trương của tỉnh, huyện nhằm thu hút du khách đến với địa phương.
Homestay Chu Khai Phù, bản A Pa Chải, xã Sín Thầu phục dựng nhà trình tường thu hút khách du lịch trải nghiệm.
Công trình cột cờ chủ quyền được khởi công xây dựng tháng 10/2023, có tổng chiều cao 45,19m. Trong đó phần trụ bằng bê tông cốt thép cao 29,5m; phần cột cờ bằng inox cao 15,69m; kích thước lá cờ 7,5m x 5m với diện tích 37,5m2. Phần bệ đế, thân cột cờ được thiết kế hình bát giác, mặt ngoài thân cột cờ ốp đá, phần chân tạo điểm nhấn bằng các phù điêu hình ảnh đặc trưng văn hóa Tây Bắc và các họa tiết dân tộc. Mặt trong cột cờ được mài nhẵn và lăn sơn; nhiều ô cửa được làm khung nhôm, kính 2 lớp an toàn. Thang lên cột cờ được làm từ thép ống, tròn đặc…
Ngoài ra, phía dưới nhà chờ được xây dựng bãi đỗ xe và các hạng mục tạo cảnh quan với diện tích khoảng 1.400m2. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn cho những du khách ưa thích khám phá, trải nghiệm.
Du khách lên bản du lịch mới ở Điện Biên, khen cảnh đẹp như phim, mê món ăn người Thái
Bản Nà Sự (xã Chà Nưa) là một bản du lịch cộng đồng mới đi vào hoạt động tại Điện Biên.
Tới đây, du khách sẽ lạc vào không gian sống của bà con người Thái với những nếp nhà sàn, ẩm thực phong phú, những hoạt động văn hóa văn nghệ hấp dẫn...
Trên hành trình di chuyển từ thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) đi cực Tây - A Pa Chải (Mường Nhé), nhiều du khách bị thu hút bởi một khu bản xinh đẹp nằm ven quốc lộ 4H. Khu bản với hàng trăm nếp nhà gỗ san sát, phía trước là dòng suối mát trong róc rách chảy qua.
Men theo cây cầu treo để vào bản, du khách thích thú với những chiếc cọ nước truyền thống được bà con kì công phục dựng ngay bên bờ suối. "Chúng tôi không có dự định ghé thăm bản làng này nhưng khi đi qua, cả đoàn thấy khung cảnh quá đẹp, bình yên nên dừng lại ghé thăm. Những nếp nhà, dòng suối, cọn nước... đều rất đặc trưng của Tây Bắc, khiến tôi liên tưởng tới bối cảnh những bộ phim", chị Huỳnh Thanh Vân (Quận 1, TPHCM) chia sẻ.
Đây là bản con suối chảy qua phía mặt tiền của bản Nà Sự, xã Chà Nưa - bản du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện Nậm Pồ (Điện Biên), bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10/2022. Bản là nơi sinh sống của người dân tộc Thái trắng từ rất lâu đời với 139 hộ, gần 600 nhân khẩu
Những du khách từ TPHCM thích thú check-in không gian xinh đẹp tại bản Nà Sự
Nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, bản Nà Sự có lợi thế phát triển kinh tế - xã hội hơn nhiều địa phương trong xã, huyện. Đặc biệt, bà con nơi đây còn giữ gìn được nhiều nét đặc trưng, văn hóa truyền thống của người Thái như nếp nhà sàn, ẩm thực, trang phục, tập quán sinh hoạt, những bản sắc cộng đồng như: dân ca, dân vũ, đời sống tâm linh...
Bản Nà Sự có địa thế rất đẹp: lưng tựa núi, mặt hướng ra sông, nép mình bên dòng suối uốn lượn. Nằm ở giữa tuyến đường đi A Pa Chải, đây có thể là điểm dừng chân để du khách nghỉ ngơi hoặc nghỉ lại qua đêm trên đường quay ngược trở về thành phố
Sau hai năm vận động, tuyên truyền về du lịch cộng đồng, mời các già làng, trưởng bản, người có uy tín... đi tham quan, học tập mô hình du lịch cộng đồng tại các huyện, tỉnh khác, người dân Nà Sự đã nhiệt tình ủng hộ chính sách của xã, huyện. Bà con tham gia làm đường vào bản, đường ra suối, chỉnh trang nhà cửa, phục dựng hệ thống cọn nước để tạo không gian ấn tượng thu hút du khách, học các lớp dịch vụ du lịch như nấu ăn, dọn phòng, giữ gìn trang phục truyền thống, món ăn cổ truyền...
Tại điểm du lịch cộng đồng bản Nà Sự, du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm thực tế sinh hoạt, lao động sản xuất của bà con dân tộc Thái: Tham gia chế biến món ăn, tham quan cảnh đẹp quanh bản; giao lưu văn hóa, văn nghệ, hưởng thức ẩm thực địa phương, nghỉ ngơi tại các gia đình trong bản...
Chị Thùng Thị Lâm (áo trắng), chị Lèn Thị Chiên (áo xanh) chế biến các món ăn truyền thống pa pỉnh tộp, cá gói lá chuối, thịt băm gói lá... để phục vụ du khách
Hơn 70% nguyên liệu chế biến đồ ăn được bà con nuôi trồng hữu cơ ngay tại bản. Giữ truyền thống xa xưa, mỗi gia đình người Thái luôn có một vườn rau xanh mướt ngay cạnh nhà để tự cung tự cấp. Ngày nay, trâu, bò, lợn, gà... được bà con nuôi ở xa khu vực sinh sống và đào ao thả cá
Chỉ trong thời gian ngắn, với sự đồng lòng của bà con nhân dân và chính quyền địa phương, bản Nà Sự đã "thay da đổi thịt". Theo ông Khoàng Văn Van - Bí thư Đảng ủy xã Chà Nưa, huyện đã mời nhiều chuyên gia du lịch đến đóng góp ý kiến xây dựng bản Nà Sự
Đến nay, khu bản người Thái này đang được đầu tư bài bản trên nguyên tắc tôn trọng tự nhiên, giữ gìn bản sắc, phát triển theo các tiêu chí du lịch cộng đồng hướng tới đạt chuẩn ASEAN
Sau 1 tháng đầu tiên hoạt động, bản Nà Sự đã đón 500 du khách, trong đó có 200 du khách đặt dịch vụ ăn uống - trải nghiệm văn hóa ẩm thực người Thái, 25 khách lưu trú homestay - trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt và giao lưu văn hóa của người Thái
Đây hứa hẹn sẽ là điểm dừng chân lý thú với những du khách tới khám phá A Pa Chải nói riêng và du lịch Điện Biên nói chung.
Truyền thông Úc gợi ý Quy Nhơn là điểm đến du khách nên khám phá Mới đây, tác giả Steve Madgwick của tạp chí du lịch nổi tiếng Traveller (Úc) đã ca ngợi Quy Nhơn là 'viên ngọc ẩn' và hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một kỳ nghỉ dưỡng tuyệt vời bên bãi biển. Bài viết của tác giả Steve Madgwick trên trang tạp chí du lịch nổi tiếng Traveller (Ảnh chụp màn...