à Nẵng nỗ lực thực hiện “nhiệm vụ kép”
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, TP à Nẵng đã thực hiện lệnh phong tỏa, cách ly nhiều khu vực dân cư trên địa bàn.
Ngoài việc dồn lực kiểm soát dịch bệnh, ảng bộ, chính quyền và nhân dân à Nẵng quyết tâm thực hiện “nhiệm vụ kép” trong chống dịch: vừa ổn định đời sống người dân ở khu vực phong tỏa, vừa duy trì lao động, sản xuất.
Gạo và nhu yếu phẩm được phân bổ để trao cho người dân thôn Lệ Sơn Nam, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, ngày 6-8.
Những ngày qua, các cơ quan, đơn vị tại mỗi địa phương đã trích từ nguồn quỹ để mua gạo, mì ăn liền, nhu yếu phẩm trao đến từng hộ dân khu vực bị phong tỏa. Thôn Lệ Sơn Nam, xã Hòa Tiến là thôn đầu tiên ở huyện Hòa Vang thực hiện lệnh phong tỏa, cách ly y tế, từ 18 giờ ngày 2-8, sau khi phát hiện ca nhiễm Covid-19. ến chiều 6-8, xã Hòa Tiến có chín ca nhiễm Covid-19, riêng thôn Lệ Sơn Nam có bảy ca, một người chết. Tổ hậu cần của chốt phong tỏa gồm 18 thành viên, vừa tiếp nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân trong thôn, vừa chia nhóm chuyển lương thực đến tận từng nhà dân. Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến Ngô Ngọc Trúc cho biết, xã đã thành lập 22 chốt chặn tại các điểm ra vào thôn Lệ Sơn Nam và bảy chốt chặn tại các thôn khác chưa cách ly. Ngoài ra, sáu tổ cộng đồng làm nhiệm vụ kiểm tra y tế, vệ sinh khu dân cư, truy vết dịch bệnh.
Video đang HOT
Người dân trong thôn ổn định về tâm lý, tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch. Ông Nguyễn Văn Vân, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch MTTQ huyện Hòa Vang cho biết, TP à Nẵng hỗ trợ 30 tấn gạo cho huyện, riêng thôn Lệ Sơn Nam là 10 tấn và 450 suất lương thực, thực phẩm của MTTQ huyện hỗ trợ người dân khu cách ly. Ông cũng nhắn nhủ với người dân trong khu cách ly rằng, chính quyền huyện Hòa Vang, xã Hòa Tiến luôn đồng hành cùng người dân, nếu gặp khó khăn gì, người dân cứ phản hồi lên chính quyền để được hỗ trợ kịp thời.
Khu vực chung quanh ba bệnh viện lớn tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, nơi đang thực hiện lệnh phong tỏa từ ngày 31-7. Riêng Bệnh viện C à Nẵng (Bộ Y tế) đã được dỡ phong tỏa từ 0 giờ ngày 8-8. ịa phương cũng đã thành lập bốn tổ cộng đồng, mỗi tổ 30 người, cùng lực lượng dân quân, tự vệ đo thân nhiệt, hỏi thăm sức khỏe của người dân vào buổi sáng, chiều mỗi ngày; hỗ trợ người dân mua lương thực, thực phẩm, các vật phẩm phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
Chính quyền TP à Nẵng cũng kêu gọi cán bộ, công nhân viên, chức ủng hộ hai ngày lương, kêu gọi sự chung tay, góp sức, hỗ trợ từ Trung ương, bộ, ngành, các địa phương, đơn vị. Bà ặng Thị Kim Liên, Chủ tịch MTTQ thành phố à Nẵng cho biết, những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đã ủng hộ hơn 50 tỷ đồng. MTTQ thành phố à Nẵng sẽ mua 100 tấn gạo phục vụ các cơ sở cách ly tập trung và hỗ trợ người dân các quận, huyện gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất à Nẵng đã lập tức khởi động lại các biện pháp phòng, chống dịch sau khi có 11 lao động nhiễm Covid-19. Bên cạnh đó, vẫn duy trì sản xuất, kinh doanh, không để gián đoạn việc làm. Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng ban quản ký Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp à Nẵng (BQL Khu CNC và KCN à Nẵng) cho biết, lãnh đạo Ban phối hợp các doanh nghiệp liên hệ ngành y tế, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương khoanh vùng, xác định các trường hợp F1 và F2 để cách ly, khử trùng, tiêu độc ngay khu vực có người bệnh. Với doanh nghiệp có nhiều lao động phải cách ly, Ban quản lý yêu cầu tạm dừng sản xuất để ổn định tình hình; doanh nghiệp có ít đối tượng là F1, F2 thì khoanh vùng tiếp xúc, khử trùng và duy trì nghiêm điều kiện phòng, chống dịch trong khi làm việc, sinh hoạt. BQL Khu CNC và KCN à Nẵng thành lập các tổ công tác thường xuyên kiểm tra việc đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, khoảng cách giữa các cá nhân khi sản xuất, ăn ca…
ối với các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh để chuyển giao công nghệ, chỉ đạo sản xuất… phải thực hiện cách ly, kiểm tra y tế, bảo đảm an toàn cho chuyên gia, doanh nghiệp và cộng đồng. Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH iện tử Việt Hoa ỗ Danh Hùng cho biết, Công ty có hơn 4.000 công nhân, ngay khi à Nẵng xuất hiện ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên, công ty đã kích hoạt toàn bộ quy trình chống dịch nghiêm ngặt. Tất cả công nhân đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, giãn cách 2 m tại nơi làm việc và tại khu ăn uống; giờ ăn được chia theo từng đợt… Từ ngày 31-7 đến 2-8, công ty cho toàn bộ công nhân nghỉ có lương để phun thuốc khử trùng, lên kịch bản chi tiết ứng phó dịch. Công đoàn cũng tham mưu cho ban lãnh đạo công ty xây dựng quy trình chuẩn cho công nhân khai báo nếu liên quan các ca nhiễm, giúp toàn thể công nhân yên tâm lao động, không lo mất việc làm.
Nhiều doanh nghiệp đã chủ động sắp xếp lại ca, kíp sản xuất, giảm tiếp xúc gần. Ông Phạm Bắc Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bình Vinh cho biết: ơn vị đã đầu tư lắp mới hệ thống rô-bốt bốc xếp và băng tải cho dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai Biwa nhằm giảm tiếp xúc, đồng thời nghiêm túc đo thân nhiệt, yêu cầu đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn khi công nhân đến làm việc, thường xuyên tiêu độc khử trùng nhà xưởng, bếp ăn tập thể, văn phòng, giữ khoảng cách theo quy định. Chị Lê Thị Lên, công nhân Công ty TNHH Daiwa Việt Nam tại KCN Hòa Khánh chia sẻ: Nếu ai muốn nghỉ để giãn cách thì công ty luôn tạo điều kiện. Tuy có lo lắng, nhưng mọi người vẫn đi làm bình thường, luôn nhắc nhau tuân thủ quy định để bảo vệ bản thân và cả đồng nghiệp. Công ty chia nhiều ca hơn, mỗi ca đi sớm hơn nửa giờ hoặc trễ nửa giờ để tránh tiếp xúc giữa người ca cũ và ca mới.
Đà Nẵng hiện có sáu khu công nghiệp và một khu công nghệ cao, với hơn 500 doanh nghiệp, gần 71.000 lao động, trong đó hơn 52% là lao động đến từ các tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, vừa bảo đảm an toàn phòng dịch ở mức cao nhất, vừa tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, chính quyền thành phố, BQL Khu CNC và KCN à Nẵng đang khẩn trương triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư từ những thị trường tiềm năng, kêu gọi đầu tư vào các Khu CNC và KCN; lựa chọn nhà đầu tư để triển khai sớm ba khu công nghiệp mới (Hòa Cầm 2, Hòa Ninh, Hòa Nhơn) để tăng tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của thành phố. à Nẵng cũng tiếp tục rà soát những dự án chậm đưa đất vào sử dụng để sớm giải tỏa nhu cầu đất của các dự án mới; làm việc với các doanh nghiệp để tìm hiểu những khó khăn vướng mắc và đề xuất tháo gỡ.
TP HCM tăng cường giám sát nhập cảnh và trả lương hưu qua đường bưu điện
UBND TP HCM vừa có một số chỉ đạo các cơ quan chức năng ứng phó trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
TP HCM chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bưu điện từ tháng 8/2020.
Cụ thể, UBND TP HCM yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, tuyệt đối không để xảy ra trường hợp lợi dụng việc nới lỏng xuất nhập cảnh để trốn tránh khai báo, cách ly y tế, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh và tâm lý hoang mang trong cộng đồng.
Yêu cầu UBND các quận, huyện cần tăng cường rà soát địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cư trú bất hợp pháp, nhất là Việt kiều về nước.
Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc phía Campuchia bãi bỏ hạn chế xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân hai nước Việt Nam và Campuchia.
UBND TP HCM cũng chấp thuận chủ trương tiếp tục thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bưu điện từ tháng 8/2020 trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 nhằm đảm bảo an toàn cho người cao tuổi, người về hưu.
UBND các quận huyện phải kịp thời thông tin cho người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội về việc thay đổi hình thức, thời gian và địa điểm chi trả.
Phong tỏa thêm 1 khu dân cư tại Quảng Nam Lực lượng chức năng sẽ khoanh vùng, phong tỏa cách ly tạm thời tổ dân cư số 2, tổ dân phố Lãnh Thượng 2, thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn với khoảng 60 hộ - 200 nhân khẩu. Chiều 4/8, trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết UBND tỉnh...