à Lạt – điểm đến của “phượt thủ”
Với đặc thù về khí hậu – thiên nhiên – con người – cảnh sắc, à Lạt ngày càng thu hút cộng đồng “phượt” từ khắp nơi trong nước.
Khám phá thiên nhiên. Ảnh: Ngô Anh Tuấn |
Mùa ngắm hoa
Trong chiếc áo khoác to đùng, khăn rằn quàng cổ chống lạnh, chiếc mũ bảo hiểm to ôm cả khuôn mặt, quần jean bạc màu, đôi giày thể thao “hầm hố”, “phượt thủ” Nguyễn Sỹ Hùng – sinh viên năm 4 một trường đại học tại TP HCM đang cùng nhóm bạn của mình chọn góc ghi lại cảnh hồ Xuân Hương, Đà Lạt trong sáng chủ nhật nắng ấm cuối năm.
“Năm nào chúng tôi cũng lên đây vào dịp này để ngắm hoa anh đào nở”- Sỹ Hùng cởi mở. Người thành phố Biên Hòa – Đồng Nai, chàng sinh viên năm cuối này “phượt” lên Đà Lạt cùng nhóm bạn học gần chục người trên 5 chiếc xe máy mang biển số của nhiều tỉnh khác nhau. “Tụi em học chung trường, cả nhóm lên Đà Lạt hôm qua, chạy xe máy cả ngày từ TP HCM lên đây, trên đường đi còn kịp ghé thác Đambri (Bảo Lộc) chơi nữa” – Hùng tươi cười.
Hùng bảo anh “kết” Đà Lạt từ ngày còn nhỏ nhưng chưa có dịp lên, năm thi vào đại học có kết quả tốt, gia đình thưởng cho một chuyến du lịch thành phố hoa dịp cuối năm. Năm đó, khi cả gia đình Hùng lên đây, hoa anh đào đang nở rộ và hình ảnh này đã in đậm trong tâm trí anh. Những năm học đại học vừa qua, năm nào trong dịp cuối năm, Hùng cũng sắp xếp thời gian rủ bạn cùng lớp làm một chuyến trải nghiệm bằng xe máy lên Đà Lạt để ngắm hoa anh đào. “Có dịp thì đi chứ để sau này khi đi làm bận rộn thì sao?” – anh cười.
Cũng như Hùng, nhiều thành viên trong nhóm này cũng mê đi Đà Lạt mùa hoa anh đào. “Hầu hết lớp trẻ tụi em trong lớp đứa nào cũng thích “phượt” Đà Lạt, dù dịp cuối năm thường bận thi cử nhưng em nghĩ đây là mùa đẹp nhất trong năm vì Đà Lạt lúc này bên cạnh hoa anh đào còn rất nhiều loại hoa khác cũng nở hoa mà em rất thích như hoa Mimosa, hoa ban.” – Nguyễn Hồng Hoa, một thành viên nữ trong nhóm hào hứng.
Chỉ cần một vòng dạo quanh phố và qua các điểm du lịch tại Đà Lạt dịp cuối năm sẽ thấy rất nhiều nhóm “phượt” như thế. Tại Khu Du lịch Đường hầm đất sét ở hồ Tuyền Lâm, chúng tôi có dịp làm quen với một nhóm đi “phượt” khác đến từ Ninh Thuận. Đó là nhóm bạn trẻ đã ra trường, có việc làm, nghỉ phép lên Đà Lạt săn ảnh hoa anh đào. Họ đi thành từng đôi trên những chiếc xe máy kiểu “cổ” đời 1967 – 1968 của hãng xe Honda – Nhật được sơn và tân trang lại khá bắt mắt, trên tay mỗi người là chiếc máy ảnh, có bạn mang cả máy ảnh hạng chuyên nghiệp.
Trưởng nhóm này, Nguyễn Sơn cho chúng tôi biết, cả nhóm lên Đà Lạt từ hôm qua theo đường đèo D’ran, qua ngả Cầu Đất – Xuân Thọ vùng ngoại ô Đà Lạt để săn hình. Anh chìa cho tôi xem các tấm ảnh anh chụp được ở vùng Cầu Đất, nơi có những cây đào bắt đầu chớm ra hoa “Cứ hy vọng lên Đà Lạt sẽ có nhiều hoa anh đào nở hơn, ai ngờ năm nay đào nở chậm quá” – Sơn cười.
Video đang HOT
Cũng vì hoa anh đào nở muộn nên cả nhóm anh Sơn qua lời giới thiệu của bạn bè dưới Ninh Thuận đã kịp làm một chuyến tham quan đồi cỏ hồng Đà Lạt trong sáng sớm hôm đó. Họ bảo đi từ lúc 5 giờ sáng để kịp săn hình. “Không nghĩ là chúng đẹp như thế, đẹp hơn trong ảnh các bạn em chụp luôn, một cảnh đẹp rất mê hồn mà đến tận nơi mới thấy được, thật không uổng công tụi em dậy sớm và đi xa đến như thế” – chị Nguyễn Thúy Hồng, thành viên trong nhóm anh Sơn tươi cười.
Trong buổi sáng cuối tuần ở Đà Lạt chúng tôi còn bắt gặp một nhóm “phượt” được ví là nhóm “đại gia” trên những chiếc xe máy đẹp mang biển số thành phố Hồ Chí Minh. Họ còn khá trẻ, cũng như những dân phượt bình thường khác với ba lô nhỏ trên vai, máy ảnh trên tay cùng bộ áo quần da bò và chiếc mũ bảo hiểm hơi “bụi bặm” một chút nhưng lại là đại gia thứ thiệt vì tất cả 3 chiếc xe máy mới coóng họ đang đi không phải xe Nhật như thường thấy mà là của hãng Triumph (Chiến Thắng) của nước Anh. Khi tra trên mạng, tôi mới tá hỏa vì mỗi chiếc xe như vậy có giá không dưới 20 nghìn Mỹ kim.
Các “phượt thủ” trong Khu Du lịch Đường hầm đất sét – Đà Lạt. Ảnh: V.T |
à Lạt – điểm đến hấp dẫn cho “phượt thủ”
“Phượt”- hay du lịch bụi đang được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ ưa chuộng hiện nay.
Như các “phượt thủ” – người đi “phượt” chia sẻ, đó là những chuyến đi ngẫu hứng đến những vùng đất mới hay địa điểm mới để khám phá. Đó là kiểu du lịch trải nghiệm, đôi khi chẳng cần lên lịch trình cụ thể và chi tiết cho lắm, chẳng cần người dẫn đường, không cần dịch vụ “ăn theo” rườm rà, chỉ cần một nhóm với những chiếc xe máy cà tàng miễn “chạy được” là được, với hành trang vừa đủ trên vai, chiếc máy ảnh hay điện thoại di động và tấm bản đồ trên tay là lên đường.
Để là “phượt thủ” nhiều bạn trẻ cho biết, cần lòng đam mê và phải “chịu chơi” một chút. Chịu chơi ở đây hàm nghĩa không quá cầu kỳ về trang phục, không quá lo lắng đến chuyện ăn ở; cơm nước cứ có quán bên đường là được, bình dân càng tốt, chẳng cần sơn hào hải vị chi cho “rắc rối cuộc đời”; còn chỗ ở thì người đi “phượt” đâu nhất thiết phải đòi hỏi chăn ấm nệm êm, miễn có chỗ ngả lưng, có quán trọ bình dân – an toàn là được, lúc cần cũng nên hòa mình với thiên nhiên, cắm trại đốt lửa giữa trời lại càng thêm thi vị.
Trong một chừng mực nào đó, à Lạt với khí hậu ôn hòa quanh năm, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, con người thân thiện và mến khách đang là điểm đến hấp dẫn thu hút rất nhiều “phượt thủ” từ khắp mọi nơi trong nước những năm gần đây khi phong trào “phượt” rộ lên.
Đó có thể là các “phượt thủ” sinh viên, học sinh, công nhân trẻ… đi theo nhóm hoặc một mình trên những chiếc xe máy tàm tạm, cho đến những nhóm “phượt đại gia” trên những chiếc xe mô tô đắt tiền lướt như gió trên đường. Đó cũng có thể là những người lớn tuổi nhưng tinh thần khám phá còn ngút ngàn, sẵn sàng lên đường với chiếc ba lô con cóc và hành trang tối thiểu như tuổi đôi mươi.
Và Đà Lạt hoa lệ không chỉ có những nhà hàng khách sạn sang trọng mà thành phố này còn có rất nhiều những chốn rất bình dân mà “giới phượt” đều biết.
Như anh Nguyễn Sỹ Hùng, ở Đà Lạt rất dễ tìm những chỗ ở sạch sẽ nhưng giá rất rẻ, những món ăn ngon phù hợp túi tiền: “Tụi em đâu cần khách sạn hạng sang, chỉ cần một chỗ ở sạch sẽ, giá cả hợp lý, phù hợp với túi tiền là được. Còn ăn nếu chịu khó tìm thì nhiều nơi trong thành phố giá rất rẻ. Đặc biệt ban đêm Đà Lạt lạnh có sữa đậu nóng vỉa hè rất ngon” – cả nhóm cười.
Không khó để nhận thấy rất đông những “nhóm phượt” như thế đang đổ về Đà Lạt ngày càng nhiều, đặc biệt là dịp cuối tuần. Tôi tự hỏi trong 5,4 triệu du khách đến Lâm Đồng – Đà Lạt năm 2016 như ngành Du lịch Lâm Đồng ước tính, không biết trong số đó có bao nhiêu phần trăm là “phượt thủ” nhỉ?
Đẹp ngỡ ngàng những "nhoi đất" vươn ra biển lớn
Ven biển tỉnh Quảng Trị có những mũi đá nhô ra biển vài trăm mét. Nổi tiếng nhất trong số đó là Mũi Trèo, Mũi Si và Mũi Lay.
Đây là điểm đến của rất nhiều "phượt thủ" và người dân địa phương. Khu vực này cần được đầu tư để phát triển du lịch sinh thái kết hợp biển đảo.
1. "Lẫy lừng" nhất có lẽ là Mũi Trèo (trước thuộc xã Vĩnh Kim, nay thuộc xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). Mũi Trèo khá cao so với mực nước biển, từ trên mũi nhìn xuống mới cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ của tạo hóa.
Mũi Trèo vốn thân quen với các "phượt thủ" thích du lịch dã ngoại. Vào các ngày cuối tuần và dịp lễ, khu vực Mũi Trèo luôn trong tình trạng quá tải du khách, chủ yếu là các bạn trẻ. Tháng 5/2018, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính đã dẫn đầu đoàn công tác đi khảo sát điểm du lịch hoang sơ này.
Để đến với mũi Trèo, đoàn khảo sát phải đi bộ xuyên qua Rú Bàu (một khu rừng rậm rạp chủ yếu là cây gõ và chõi lá đỏ...). Toàn bộ diện tích Rú Bàu lên tới hơn 7ha, với độ đa dạng sinh học rất cao, khi bước vào rú sẽ rất mát mẻ. Đi hết Rú Bàu sẽ ra tới Mũi Trèo, là một mũi đất có hình thù đặc biệt khi vươn ra biển, rất cheo leo, cách mặt biển vài chục mét. Đây là địa điểm mà nhiều người lựa chọn để ghi lại những tấm ảnh để đời... và cảm nhận được sự mênh mông của biển trời.
Ngay phía dưới Mũi Trèo là một bờ biển hoang sơ với rất nhiều phiến đá lớn xếp chồng lên nhau như một sự sắp đặt có dụng ý của tạo hóa. Và với những đặc điểm như trên, khu vực Mũi Trèo được "dân phượt" cho là điểm cắm trại cực kỳ lý tưởng...
Tại thời điểm đó, ông Nguyễn Đức Chính cho rằng khu vực Mũi Trèo và Rú Bàu đang rất hoang sơ nhưng có tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch dã ngoại. Ông đã giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngồi lại với chính quyền địa phương để tìm hướng phát triển cho điểm du lịch này, trước mắt sẽ cho khảo sát một tuyến đường ngắn nhất từ Cửa Tùng ra mũi Trèo để kích cầu khách du lịch, để nhiều người biết đến Mũi Trèo hơn....
2. Không xa Mũi Trèo là Mũi Lay. Đây cũng một mũi đá lấn ra biển khoảng 500m thuộc thôn Vịnh Mốc (xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh) cách biển Cửa Tùng khoảng 7km về phía Bắc.
Mũi Lay được người dân trong vùng và người đi biển biết tới vì có ngọn hải đăng Mũi Lay khá cao nằm trên đất liền (cao gần 40m, được đưa vào hoạt động từ năm 1976). Người đi biển trong vùng lấy hải đăng Mũi Lay để định hướng cho chuyến đi biển của mình, đặc biệt trong những ngày sương mù và giông tố. Hải đăng là một địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng bao quát cả một vùng biển rộng lớn, tận hưởng gió biển, dõi theo những cánh chim hải âu hay ngắm nhìn những con tàu ngoài khơi xa.
Trong khi đó, với du khách thập phương và các "phượt thủ", Mũi Lay trở thành một trong những nơi check-in, cắm trại yêu thích. Nơi đây, biển êm, sóng vỗ nhẹ nhàng, dòng nước trong xanh, bãi cát thoải và trải dài, vô cùng sạch sẽ. Đặc biệt gần bãi tắm này còn có một giếng nước cổ với dòng nước trong vắt mà bạn có thể sử dụng thoải mái sau khi vừa tắm biển lên.
"Du lịch đâu cứ phải vào những nơi sang trọng. Đến với Mũi Lay, chỉ cần 1 chiếc lều và một số đồ dùng dã ngoại, gia đình tôi vẫn có những trải nghiệm khó quên với nắng vàng, biển xanh đó thôi", bạn Ngô Trường Giang, trú tại TP.Đông Hà, phấn khích khi nói về Mũi Lay.
3. Mũi Si (thuộc xã Kim Thạch) cũng không hề kém cạnh. Bởi nơi đây là dải đất bằng phẳng khá rộng nhô ra biển, tọa lạc đoạn giữa cung đường chạy ven biển từ "nữ hoàng bãi tắm" Cửa Tùng ra địa đạo Vịnh Mốc (Vĩnh Linh). Đặc biệt, ngoài những rặng phi lao cao vút trên dải đất hình tam giác nhô ra cao hơn mặt biển chừng 30m, dưới chân Mũi Si là bãi biển hoang sơ cùng bãi đá tuyệt đẹp... Mũi Si đang trở thành địa chỉ được nhiều gia đình, du khách chọn là điểm trốn nắng trong những ngày hè như đổ lửa này ở Quảng Trị.
Ngay bên bãi biển hoang sơ, chân núi Mũi Si như được tạo hóa tạc dựng những tác phẩm điêu khắc hiếm có. Những mõm đá nối đuôi nhau với những hàng rêu xanh ngát sau một mùa đông dài không nhiều người đến đây. Tất cả còn mang chút gì đó vô cùng hoang sơ và đậm màu của biển.
Cũng tại dải đất ba dan nhô ra biển tuyệt đẹp này, du khách còn ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng địa đạo Mũi Si dài khoảng 200 m, gồm 3 cửa ra vào và 1 cửa thông hơi hướng ra biển. Đây cũng là một trong những địa đạo độc đáo nằm trong hệ thống địa đạo Vịnh Mốc và làng hầm Vĩnh Linh.
4. Nhận thấy những tiềm năng du lịch của các mũi đá nhô ra biển, nhiều năm qua, huyện Vĩnh Linh đã tìm cách phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn với những lộ trình từng bước. Tuy nhiên, hiện các "mũi" vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng, lợi thế do cơ sở hạ tầng ít, dịch vụ du lịch còn nghèo và nhân lực hoạt động còn thiếu. Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, hiện huyện Vĩnh Linh đang tập trung nâng cấp đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy tối đa sự tham gia của người dân, cộng đồng và các thành phần kinh doanh du lịch Đặc biệt là các điểm du lịch nông thôn do cộng đồng quản lý, khai thác và hưởng lợi dưới sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp. Và các "mũi" sẽ được phát triển theo hướng này.
Ông Nguyễn Đức Tân, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị cho biết, trong khi quanh khu vực các "mũi" chưa xây dựng được những khu du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ thì vẫn có thể phát triển du lịch cộng đồng. "Với sự tham gia của người dân địa phương, ở những khu vực này hoàn toàn có thể phát triển được du lịch sinh thái kết hợp du lịch biển đảo. Với địa hình một bên là biển, một bên là rừng, dưới chân là vùng đất đỏ ba dan, đây sẽ là điểm đến khác lạ để làm những khu cắm trại, ngủ lều... Mặt khác, tỉnh cũng đang tích cực kêu gọi các nhà đầu tư lớn, đánh thức những khu vực này trong tương lai", ông Tân cho hay.
Bình Liêu mùa lạnh... Khác với tình trạng ngủ đông của nhiều nơi, mỗi dịp đông về, vùng cao biên giới Bình Liêu lại nhộn nhịp, trở thành điểm đến vô cùng hấp dẫn du khách. Du lịch mùa lạnh về Bình Liêu có nhiều lựa chọn và cả những địa điểm, trải nghiệm mới. Đặt chân tới Bình Liêu mùa đông chắc hẳn bạn sẽ có...