ã chết rồi
Ba người hâm mộ bóng đá đang ở trong nhà thờ cầu nguyện cho đội của mình. Người Anh hỏi: “Chúa ơi! Bao giờ ội Anh mới lại giành được Cúp Thế giới?”.
Ảnh minh họa
- 5 nãm nữa – Chúa trả lời.
- Nhưng lúc đó thì tôi chết rồi.
Người Thái hỏi:
- Chúa ơi, khi nào thì đội Thái Lan được dự vòng chung kết Cúp Thế giới?
- 10 năm nữa – người phán.
- Thế thì lúc đó tôi cũng đã chết rồi.
ến lượt người Việt Nam hỏi:
- Chúa ơi! Bao giờ thì Việt Nam vô ịch châu Á?
Chúa buồn rầu nói: Lúc đó thì tôi cũng chết rồi.
Theo cuoibebung
Không chỉ phân non động vật, Việt Nam còn có nhiều món ăn độc lạ làm nhiều người khiếp đảm
Nậm pịa, cá nhảy, nòng nọc suối... là những món ăn đặc sản của nhiều địa phương. Tuy nhiên, với những người lần đầu tiếp xúc, việc thưởng thức các món ăn lạ này đôi khi cũng là một thử thách.
Mỗi vùng miền ở nước ta có những cách chế biến món ăn từ các sản vật địa phương vô cùng đa dạng. Với người dân tại đây, đó có thể là một món ăn đặc sản "gợi thương, gợi nhớ" quê hương nhưng với những vị khách lần đầu tiếp xúc, việc thưởng thức các đặc sản này lại là một thử thách lớn.
Nậm pịa
Nậm pịa là một món ăn đặc trưng của người Thái ở Sơn La. Nguyên liệu chính để làm nên món ăn này đó chính là pịa. Đây chính là phần dịch (phân non) nằm ở giữa đoạn dạ dày và ruột già của động vật.
Trước khi lấy pịa, thông thường người ta sẽ cho các động vật ăn các loại cỏ ngon trong vòng 10 ngày. Sau khi mổ thịt, ruột non sẽ được thắt lại và dồn pịa ra một điểm để chất nhũ tương trong ruột non không bị pha tạp.
Lúc này, người chế biến sẽ đổ phần pịa vào 1 nồi nước dùng, cho tiếp nội tạng động vật được cắt nhỏ, thịt vụn vào nồi tiếp tục ninh trong khoảng 1h trên bếp than củi. Ngoài các gia vị như ớt, sả, mắc khén, nhiều người còn cho thêm mật bò, mật dê và lá đắng vào nồi nậm pịa để tăng vị đắng.
Món ăn thành phẩm là một hỗn hợp sền sệt, sóng sánh có vị đắng và ngọt hậu ở phía cổ họng. Tuy nhiên, món ăn này khá kén người ăn bởi nó này không hề bắt mắt và có mùi nồng của nội tạng động vật. Với đồng bào ở nơi đây, nậm pịa còn được xem là món ăn bổ dưỡng và được dùng trong các dịp lễ tết hoặc thiết đãi bạn bè.
Món cá nhảy
Cá nhảy là một món ăn đặc sản trong nhiều gia đình ở Sơn La. Không giống cách ăn các món cá tươi thông thường, món cá nhảy có cách chế biến khá lạ. Những chú cá còn sống được nhốt trong một cái chậu ngay trên bàn ăn. Cạnh đó, lõi hoa chuối rừng, rau thơm và các loại gia vị, hạt mắc khén được băm nhỏ tạo thành một hỗn hợp có độ chua cay, nồng, ngọt và thơm mùi đặc trưng.
Khi thưởng thước, người ta sẽ bắt 1 chú cá nhỏ, mổ và nặn phần ruột cá ngay tại bàn. Sau đó, thả chú cá còn sống đó vào hỗn hợp ăn kèm kể trên. Theo người dân ở đây, cá mổ đến đâu được thưởng thức đến đó để đảm bảo độ tươi ngon ngọt của cá và không có mùi tanh.
Với những người chưa từng biết món cá nhảy thì đây quả là món ăn lạ lùng, rất khó có thể tưởng tượng ra hương vị. Thêm nữa, cũng không nhiều người dám bỏ miếng cá sống vào miệng thưởng thức ngay lập tức.
Để chế biến được món ăn này, một trong những nguyên tắc phải lưu ý đó là cá phải sạch, được nuôi tự nhiên và ngon nhất đó là cá chép con. Nhiều gia đình cầu kỳ, khi vào mùa gieo mạ, họ sẽ lấy trứng cá chép đeo bám ở lục bình thả vào ruộng. Tới khi mùa lúa trổ bông, thì bà con bắt những con cá ở ruộng mang về chế biến món cá nhảy.
Món tim rắn
Một trong những món ăn "thách thức" người dùng đó chính là món tim rắn. Quả tim được lấy từ con rắn vẫn còn đang đập được cho ngay vào cốc chất có cồn và người dùng sẽ uống liền một mạch cả chất có cồn và tim rắn. Một số khác người khác lại có sở thích nuốt trọn quả tim rắn đang còn đập mà không cần vào nhúng vào chất có cồn.
Những món ăn Việt Nam rùng rợn nổi tiếng thế giớiNhững đặc sản thế giới bị tố là quá độc ác với động vật
Món ăn lạ này không chỉ khiến nhiều người Việt "khóc thét" mà có khá nhiều chương trình truyền hình, phóng sự hay các blog các nước đề cập đến. Đây cũng là món được xếp vào dạng những món ăn "kinh dị" bậc nhất thế giới.
Nhiều người dân địa phương tin rằng ăn tim rắn và uống máu rắn với chất có cồn sẽ giúp tăng cường sự mạnh mẽ, nam tính cho người đàn ông.
Đuông dừa
Đuông dừa là món ăn đặc sản của vùng Tây Nam Bộ. Trong đó, món ăn phổ biến nhất được chế biến từ đuông dừa là chấm mắm ớt ăn sống. Việc cho con đuông dừa ngọ ngậy vào miệng với nhiều người thực sự là nổi ám ảnh. Nhưng với người dân ở đây, khi ăn đuông dừa tươi có vị béo bùi, giống y như lòng đỏ trứng gà tan dần trong khoang miệng.
Gỏi cá sống kiến vàng
Một trong những món ăn nghe tên nhiều người đã cảm thấy sợ đó chính là món gỏi cá sống kiến vàng của người dân tộc Rơ Măm, huyện Sa Thầy, Kom Tum. Những con cá suối cỡ bằng ba ngón tay được băm nhuyễn và vắt cho cạn nước cho đỡ mùi tanh.
Kiến vàng chọn ổ kiến non có nhiều trứng được đem giã nhỏ. Trộn hỗn hợp cá băm nhuyễn, kiến và các loại gia vị như muối hột, ớt xanh, tiêu rừng, thính gạo là đã trở thành món ăn đặc sản. Khi thưởng thức, người dùng sẽ lấy lá sung gói cùng gỏi cá kể trên. Vị cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên hương vị khó quên.
Nòng nọc suối
Nòng nọc suối là một món ngon với nhiều người dân ở Thanh Hóa và Nghệ An. Vào tháng 2 âm lịch, khi nòng nọc bắt đầu sinh sôi nảy nở to bằng đầu ngón tay, béo tròn cũng là khi người dân bắt đầu chế biến món ăn này.
Ở một số vùng Nghệ An, nòng nọc nướng là một món ngon đặt sản. Sau khi bắt về, nòng nọc được làm sạch ruột bằng 1 thanh nứa vót mỏng. Sau đó chúng được trộn chung với sả, ớt, mắc khén, gạo tấm giả nhỏ và các loại gia vị khác. Khi các công đoạn xong xuôi, tất cả được cho ống nứa nút kín đem bỏ lên bếp than hồng để làm món nướng lam.
Người Mường ở miền Tây Thanh Hóa từ lâu đã có thói quen ăn nòng nọc (theo tiếng địa phương là bu bu hoặc bâu bâu). Vào các tháng 6 đến 11 âm lịch hàng năm, người địa phương thường vào rừng từ đầu giờ sáng hoặc lúc chiều muộn để bắt nòng nọc. Không chỉ nướng, nòng nọc còn được chế biến thành nhiều món khác nhau như chả, chiên, xào, nấu, kho... nhưng được yêu thích nhất phải kể đến nòng nọc om măng.
Măng và mẻ được xào chung tới chín, tiếp đó, người ta đổ nước sôi vào nồi rồi trút bát nòng nọc vào đun cho sôi lại. Cuối cùng rắc hành, răm, mùi tầu lên trên, bắc xuống ăn nóng cùng cơm hoặc làm mồi nhắm. Những vị khách ở xa thường có cảm giác hơi ghê khi được mời ăn lần đầu. Nhưng nếu can đảm nếm thử, gắp một chú nòng nọc đang nghi ngút khói cho vào miệng, bạn sẽ thấy vị thơm mùi đặc trưng, ăn vào thấy mềm ngọt, phảng phất đâu đó chút vị đắng nhẹ của măng rừng và nước dùng béo ngậy, đậm đà.
Mặc dù là những món ăn không phổ biến nhưng cá nhảy, nòng nọc suối, gỏi cá kiến vàng... lại là các món đặc sản của nhiều địa phương, thậm chí chúng có giá trị kinh tế rất cao. Ví dụ như nòng nọc suốt ở Nghệ An được bán với giá 150 nghìn đồng/1 kg nhưng phải đặt trước.
Theo bestie.vn
Sự thật nuôi Kuman Thong ở Việt Nam Kuman Thong là tên gọi của người Thái dành cho "cậu bé vàng" một anh nhi được thầy gia công tế luyện. Tinh thần trong sáng của đứa bé hết hợp chú thuật và thần lực của các vị Tổ thông qua việc tế luyện công phu của pháp sư sẽ cho ra đời một tiểu quỷ có nhiều khả năng đặc biệt....