A-222 Bereg -Tổ hợp pháo phòng thủ bờ biển uy lực của Nga
Tổ hợp pháo bờ biển di động A-222 Bereg của Nga được phát triển trong thập niên 1980 và xuất hiện trước công chúng vào năm 1993 tại hội trợ vũ khí ở Abu Dhabi.
Đây là tổ hợp pháo phòng thủ bờ biển được thiết kế để tiêu diệt hay chế áp các lực lượng chiến đấu mặt biển của đối phương. Với hệ thống radar điều khiển hỏa lực, tổ hợp pháo có thể bắn trúng những mục tiêu đang cơ động trên mặt biển trong bán kính 25km.
Thành phần của tổ hợp bao gồm một xe chỉ huy CPU làm nhiệm vụ trinh sát, điều khiển hỏa lực, xe phục vụ chiến đấu MOBD cung cấp năng lượng cho các xe pháo và xe chỉ huy, ngoài ra chúng còn là chỗ ăn nghỉ cho tổ đội trực chiến; 6 xe pháo tự hành SAU cỡ nòng 130mm với tốc độ 12-14 phát/phút, đảm bảo cho độ dầy hỏa lực, bảo vệ một được một vùng biển tương đối rộng.
Một nhiệm vụ khác của Bereg E là nhằm hỗ trợ hỏa lực cho tổ hợp tên lửa bờ trong “vùng chết” (cự ly 7-25km). Trong khoảng đó, một số tên lửa bờ biển thế hệ cũ không thể tiêu diệt mục tiêu. Ví dụ, đạn tên lửa P-15M của tổ hợp 4K51 Rubezh chỉ có tầm bắn hiệu quả trong khoảng 8km trở lên, đạn tên lửa P-35 tổ hợp 4K44 Redut có tầm bắn hiệu quả từ 15km trở lên.
Pháo 130mm có thể bắn đạn thuốc nổ mạnh, đạn pháo phân mảnh, đạn pháo sáng hoặc đạn tự dẫn laser. Số lượng đạn pháo dự trữ 40 viên. Tầm bắn tối đa của pháo khoảng 27km. Khẩu đội pháo cần 8 binh sĩ vận hành.
Video đang HOT
Hệ thống điều khiển hỏa lực Bereg có thể phát hiện và tính toán để bắn đối với 4 mục tiêu, chỉ huy bắn 2 mục tiêu cùng lúc trong môi trường đối phương gây nhiễu điện tử tích cực – tiêu cực.
Cùng xem thông số của loại pháo phòng thủ nguy hiểm và hiện đại này qua inforgraphic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
[Infographic] 2S9 Nona-S - Uy lực cối tự hành nhảy dù của Nga
Trong các địa hình đồi núi phức tạc, cần chi viện hỏa lực mạnh thì vai trò của pháo cối tự hành mới phát huy được hết tính hiệu quả. Với kiểu bắn cầu vồng đặc trưng của mình, nó có thể tiêu diệt mục tiêu nằm sâu bên kia ngọn núi, điều mà các loại pháo thông thường không thể làm được...
Trong cuộc chiến Afghanistan, cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong lực lượng pháo binh chi viện hỏa lực, đó chính là cối tự hành 120 ly 2S9 Nona-S. Đây chính là loại vũ khí làm cho đối thủ của quân đội Liên Xô lúc đó bao lần kinh hãi.
2S9 Nona-S là sản phẩm của nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô, chúng được đưa vào trang bị vào năm 1981. Khẩu cối dài 1,8m với đường kính nòng 120 ly có thể bắn được tất cả các loại đạn cối 120 ly có trong biên chế của Nga cũng như của nước ngoài.
Tầm bắn của cối tự hành khoảng 9 km tới 12,8 km tùy từng loại đạn. Tháp pháo của 2S9 Nona-S được thiết kế đặc trưng của súng cối để có thể linh hoạt trong góc bắn tùy vào từng địa hình khác nhau.
Với biên chế 4 xạ thủ cho từng xe, pháo cối tự hành 2S9 Nona-S luôn là nỗi khiếp sợ cho quân đối phương, mỗi khi thấy chúng xuất hiện trên chiến trường.
Trọng lượng rất nhẹ tạo điều kiện thuận lợi khi vận chuyển pháo cối, chúng có thể đổ bộ đường không, được cẩu bởi máy bay trực thăng, hay tàu chiến đổ bộ.
2S9 Nona-S với khả năng vượt địa hình khá ấn tượng khi chúng có thể bơi dưới nước với vận tốc 10km/h.
Hiện tại Nga đang nâng cấp số lượng 2S9 Nona-S nên một chuẩn mới để đáp ứng những đòi hỏi của chiến tranh hiện đại.
Cùng xem thông số của loại cối tự hành nguy hiểm này của Nga qua infographic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Hệ thống phòng thủ bí ẩn Nga khiến Mỹ mất thế mạnh Ngày 25/5, Nga đã phóng thử thành công tên lửa đánh chặn bí ẩn Nudol từ bãi phóng Plesetsk, cách Moskva 800km về phía Bắc. Vụ phóng thử được quan sát bởi vệ tinh của Mỹ và đã thành công. Được biết, đây là lần thứ 2 Nga phóng thành công tên lửa Nudol, lần đầu tiên vào ngày 18/11/2015. Hiện thông tin...