9x xương thuỷ tinh làm giám đốc viết tiếp ước mơ cho những người yếu thế
Dù phải từ bỏ giấc mơ vào Đại học do hoàn cảnh khó khăn, thế nhưng cô gái 9X Vũ Thị Quyên ( Hà Nội) vẫn nỗ lực vươn lên, tự tìm kiếm công việc cho bản thân và trở thành người sáng lập công ty thiết kế đồ hoạ, tạo công ăn việc làm cho gần 100 người có hoàn cảnh khác nhau.
Vũ Thị Quyên (sinh năm 1990, Hà Đông, Hà Nội) mang trong mình căn bệnh xương thuỷ tinh bẩm sinh. Không thể đứng và đi lại như người bình thường nên cuộc sống của Quyên từ nhỏ đã gắn liền với chiếc xe lăn.
Từ nhỏ Vũ Thị Quyên đã ý thức được những khác biệt của bản thân so với bạn bè cùng trang lứa. Để tránh những ánh mắt soi mói của mọi người, Quyên tìm niềm vui ở sách vở và tự nhủ bản thân phải học thật giỏi, chỉ có học mới cải thiện được cuộc sống. 12 năm liền Quyên đều đạt được thành tích cao trong học tập. Thời điểm tốt nghiệp THPT, đã có trường gửi giấy về nhà, thế nhưng biến cố gia đình ập đến, cộng thêm khó khăn di chuyển nên Quyên đành bỏ lỡ giấc mơ theo đuổi Đại học của mình.
Dù vậy, cô gái 9X chưa bao giờ ngừng cố gắng, Quyên cũng tìm cho mình những công việc để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Giống như nhiều người khuyết tật khác, Vũ Thị Quyên không dễ dàng tìm được cho mình một công việc phù hợp. “Tại thời điểm ấy, mình cảm thấy rất mông lung, vô định, không biết tương lai mình sẽ như thế nào, đi về đâu, mình sẽ làm được gì? Rất nhiều lúc, mình tự ngẫm nghĩ, dằn vặt bản thân, rằng không lẽ mình sẽ tiếp tục trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội hay sao?”.
Nữ giám đốc 9X Vũ Thị Quyên chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ trong Trạm yêu thương phát sóng vào 10h thứ Bảy 22/10/2022 trên kênh VTV1.
Khơi dậy tiềm năng của người khuyết tật
Quyên tự tin chia sẻ: “Mỗi giải thưởng, mỗi học bổng là những cột mốc đáng nhớ của mình. Học bổng dành cho nữ lãnh đạo tại Australia vào năm 2016 là bước ngoặt lớn nhất giúp mình có ngày hôm nay. Vì mình chỉ học xong lớp 12, từ bỏ ước mơ Đại học nên khi được đứng trên một giảng đường quốc tế, mình hết sức tự hào. Và khi đó mình nhận ra, người khuyết tật cũng có thế mạnh riêng, có thể làm được lãnh đạo và tạo công ăn việc làm cho nhiều người khác”.
Dường như trải qua nhiều biến cố, Vũ Thị Quyên càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết: “Giữa lúc bế tắc, chán nản, mình đã được giới thiệu học tại Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật. Ở đây, mình được đào tạo về công nghệ thông tin cơ bản, sau đó chuyển sang học bán vé máy bay. Những đồng lương đầu tiên của mình đến bây giờ mình vẫn nhớ rất rõ, đó là khoảng 500 nghìn đồng. Ngày nhận những đồng lương đầu tiên, mình cảm thấy rất sung sướng và hạnh phúc. Dù là ít ỏi nhưng nó truyền cho mình niềm tin vào bản thân, có những đánh giá và nhìn nhận khác về thế mạnh cũng như năng lực của người khuyết tật”.
Trở về sau khoá học đào tạo cho nữ lãnh đạo tại Australia, năm 2018, Quyên cùng những người bạn có chung ý tưởng, thành lập công ty thiết kế đồ họa We-Edit Việt Nam. Vũ Thị Quyên tự hào bật mí về ý nghĩa sâu xa mà chính cô gửi gắm trong tên công ty của mình. “Đối với những người khuyết tật hoặc nhóm học vấn thấp (tức là tốt nghiệp lớp 12 hoặc dưới 12 trở xuống), họ rất khó kiếm được công việc tốt. Nếu như đi làm, công việc mà họ nhận được thường chỉ là những công việc lao động chân tay hoặc công nhân trong các dây chuyền nhà máy. Tuy nhiên, công việc này lại không phù hợp với những người khuyết tật.
Do đó, mình và hai anh chị cộng sự đã quyết định thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giải pháp đồ họa mảng bất động sản chuyên nghiệp cho các khách hàng quốc tế. Mặc dù công ty làm việc với khách hàng nước ngoài nhưng tất cả hệ thống đều là trực tuyến. Do đó, các bạn chỉ cần ngồi một chỗ và không cần phải di chuyển quá nhiều trong quá trình làm việc. Với điều kiện như vậy thì công việc này hoàn toàn phù hợp với các bạn khuyết tật vận động, khuyết tật câm điếc mà vẫn đảm bảo được thu nhập ổn định”.
Vũ Thị Quyên tạo công ăn việc làm cho những người khuyết tật, yêu thế
Hiện tại, công ty thiết kế đồ họa của Quyên đang là nơi làm việc của gần 100 người với 30% nhân viên là người khuyết tật. Để tìm được công việc phù hợp với năng lực của những người yếu thế, Quyên chẻ nhỏ quy trình công việc để chia sẻ với từng cá nhân.
Video đang HOT
Không chỉ chiến thắng bản thân, Quyên còn chứng minh cho mọi người thấy “người khuyết tật hoàn toàn có thể làm lãnh đạo, hoàn toàn có thể làm việc như những người bình thường, thậm chí giúp đỡ người khuyết tật khác hay cả người bình thường trong cuộc sống”.
“Cho dù bạn là ai, bạn sinh ra cách vạch đích bao xa thì điều quan trọng nhất là bạn có tư duy “suy nghĩ ra khỏi chiếc hộp” để tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình và cho những người xung quanh bạn” – đó là phương châm mà Vũ Thị Quyên luôn ấp ủ trong hành trình vươn lên của chính mình.
Hai chị em đưa mẹ 80 tuổi đi du lịch 17 nước: Có mẹ là hạnh phúc nhất
Trong 7 năm, hai chị em đã cùng người mẹ 80 tuổi đến thăm 17 quốc gia. Họ đã làm hỏng 5 chiếc xe lăn nhưng có được rất nhiều kỷ niệm đẹp.
Người mẹ mất trí nhớ
Một ngày tháng 3/2009, An Vinh đang đi công tác thì nhận được tin mẹ bị nạn. Cô vội vàng xin nghỉ phép, mua vé máy bay trở về nhà ở Bắc Kinh (Trung Quốc).
Nhìn thấy mẹ nằm trên giường bệnh, khuôn mặt phờ phạc, An Vinh đau lòng, nước mắt liền tuôn rơi. May mắn thay, sau vài ngày điều trị, mẹ của cô được xuất viện về nhà.
Mẹ của An Vinh là giáo viên về hưu, trước đây rất vui vẻ, hay cười, hay nói. Sau vụ nạn, bà thường xuyên rơi vào tình trạng nhớ nhớ quên quên. Thậm chí, bà còn không còn nhận ra những người bạn thân thiết của mình.
Chị em An Vinh lo lắng đưa mẹ đến bệnh viện để khám. Kết quả chụp CT cho thấy tiểu não của mẹ bị teo lại và bà đang bị bệnh Alzheimer.
Bác sĩ dặn dò hai chị em phải quan tâm, chăm sóc và đồng hành cùng người già nhiều hơn. Nếu không tình hình sẽ trở nên tồi tệ và bà sẽ không còn nhận ra người thân của mình.
Nghe điều này, An Vinh sững sờ nhìn mẹ, trong lòng đầy suy nghĩ: Mẹ đã hy sinh quá nhiều cho gia đình này; công ơn của mẹ không gì có thể so sánh được nhưng mẹ chưa được hưởng thụ ngày nào đã mắc bệnh...
Cha mất sớm, mẹ vất vả nuôi con
An Vinh là con thứ ba trong gia đình. Khi sinh An Vinh, mẹ cô đã 44 tuổi. An Vinh lên 8 thì bố qua đời do bệnh hiểm nghèo.
Đồng lương giáo viên eo hẹp nên mẹ cô phải làm thêm nhiều việc như dán phong bì, nhặt phế liệu... để nuôi các con.
Sau này, ba con đã lập gia đình, kinh tế tương đối khá giả nhưng người mẹ vẫn không thay đổi được thói quen cần cù, giản dị này.
An Vinh nhớ một lần đưa mẹ đến bãi biển ở Hà Bắc. Trong khi mọi người vui chơi, tắm biển, mẹ cô chỉ chăm chăm tìm những chai nước do du khách ném đi để nhặt và mang về nhà bán lấy tiền.
An Vinh cho rằng, sự hy sinh của mẹ dành cho gia đình là quá lớn lao. Bây giờ mẹ đã trở nên như thế này, cô phải làm gì đó cho bà.
Đưa mẹ đi du lịch cùng chiếc xe lăn
An Vinh làm hướng dẫn viên du lịch. Trong một lần đi làm, cô thấy một cụ ông đi thăm danh lam thắng cảnh cùng con cháu. Họ đi rất chậm nên không thể ngắm được nhiều cảnh đẹp nhưng trên mặt của cả người già và trẻ em đều nở nụ cười rất vui vẻ.
An Vinh nghĩ đến mẹ và quyết định đưa mẹ đi chơi để bà kịp thời cảm nhận cảnh đẹp và lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ.
An Vinh muốn đưa mẹ đi chơi để bà kịp thời cảm nhận cảnh đẹp và lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ.
Cô nói với mẹ về kế hoạch này nhưng bị mẹ phản ứng gay gắt. Người thân, bạn bè cũng đứng ra can ngăn. Họ cho rằng mẹ An Vinh đã già lại đang ngồi xe lăn nên di chuyển không tiện, không thích hợp để đi du lịch.
Trong lúc tuyệt vọng, An Vinh quyết định cầu cứu chị gái An Quân.
An Quân là một y tá, lúc đó vừa đến tuổi nghỉ hưu. Cô biết rằng sự đồng hành và những chuyến đi chơi có thể giúp một người khỏi bệnh nhanh như thế nào. Vì vậy, cô ủng hộ kế hoạch của An Vinh.
Vì mẹ cả đời tằn tiện nên An Vinh nói với mẹ rằng công ty của cô tặng nhân viên một số vé máy bay cùng vé tham quan. Và sẽ thật lãng phí nếu cô không sử dụng chúng.
Cuối cùng người mẹ cũng đồng ý đi du lịch cùng con gái.
Điểm đến đầu tiên của họ là Thái Lan vì An Vinh tin rằng biển có tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Hơn nữa, Thái Lan rất gần Trung Quốc, thời gian di chuyển ít sẽ giúp mẹ đỡ mệt mỏi.
Ba mẹ con đã cùng nhau đi du lịch 17 nước trong 7 năm.
Khi đặt chân đến Thái Lan, tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp với nắng ấm, gió nhẹ, sóng biển và cảm nhận nền văn hóa mới lạ, mẹ của An Vinh cười rất nhiều.
Đến khi phải trở về nhà, bà cứ cố nán lại thật lâu ở sân bay. Điều này càng thôi thúc An Vinh quyết tâm chăm chỉ kiếm tiền để đưa mẹ đi du lịch nhiều hơn.
Đồng hành là liều thuốc tốt nhất
Sau một thời gian bận rộn, năm 2010, hai chị em mới đưa mẹ đi hành trình mới. Lần này, điểm đến của họ là Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Đây là những nơi mà khi còn là giáo viên dạy lịch sử, mẹ của An Vinh luôn mong được đến thăm.
Những năm sau đó, ba mẹ con đi du lịch ở nhiều nơi hơn và đã cùng nhau trải nghiệm nhiều điều đầu tiên trong đời: Ở Palau, một quốc đảo ở tây Thái Bình Dương, lần đầu tiên mẹ An Vinh mặc áo tắm; ở Hàn Quốc, hai mẹ con lần đầu tiên đi du thuyền sang trọng; tại Bali, họ lần đầu tiên được trải nghiệm spa đồng quê; ở Philippines, ba mẹ con lần đầu tiên đi tàu cao tốc...
Những chuyến đi khiến người mẹ cười rất nhiều.
Các chuyến đi khiến mẹ của An Vinh vui vẻ và hay cười hơn. Bà cũng đã thay đổi quan niệm tiêu dùng và sẵn sàng chi tiền cho những chuyến du lịch.
Có lần An Vinh hỏi mẹ nửa đùa nửa thật: "Mẹ, bây giờ mẹ còn muốn tiết kiệm tiền nữa không?". Bà mẹ lắc đầu cười nói: "Mẹ không tiết kiệm nữa, mẹ muốn ra ngoài chơi, hai con đi với mẹ".
Nghe vậy, hai chị em An Vinh vui mừng khôn xiết. Tuy nhiên, trí nhớ của mẹ vẫn ngày càng kém, bà thường không nhớ nổi mình vừa làm gì, đi chơi ở đâu. Nhưng điều đó không khiến hai chị em buồn phiền. An Vinh nói rằng, chỉ cần mẹ thấy hạnh phúc trên hành trình và vui vẻ khi khám phá ra những điều mới lạ là đủ!
Năm 2015, An Vinh và An Quân đưa mẹ sang thăm Mỹ.
Đường xa, lại phải chuyển chuyến giữa chừng, sợ mẹ mệt nên hai chị em đặt vé ở khoang hạng nhất. Vị trí này mang lại cho mẹ An Vinh một cảm giác khác, khiến bà rất háo hức.
Đầu năm 2016, hai chị em định đưa mẹ đi xem tháp Eiffel nhưng kế hoạch không thành. Tháng 5 năm đó, mẹ của An Vinh bị nhồi máu não, và hai chân của bà không cử động được nữa.
Hai chị em tuy buồn nhưng nghĩ đến những chuyến đi chơi cùng mẹ trong 7 năm qua, họ có chút an ủi.
Năm 2018, để có thời gian bên mẹ nhiều hơn, An Vinh quyết định nghỉ việc, cùng chị gái An Quân chăm sóc mẹ.
Ban ngày, họ cùng nhau nấu cơm, gội đầu, tắm rửa, cắt móng tay cho mẹ, đưa mẹ đi loanh quanh Bắc Kinh cùng chiếc xe lăn. Ban đêm, hai chị em lại ngủ chung phòng với mẹ để tiện chăm sóc.
"Thuở ấu thơ mình được mẹ chăm sóc, giờ mẹ già, mình sẽ dành thời gian ở bên mẹ nhiều hơn, vì có mẹ là hạnh phúc và trọn vẹn nhất!", An Vinh nói.
Giám đốc người Nhật hối hận: Viết thư xin lỗi vì thông báo sa thải bôi nhọ công nhân Sau khi nhận lỗi vì ra thông báo sa thải công nhân sai quy định kèm hình ảnh minh họa cây kéo cắt ngang cổ, vị giám đốc người Nhật đã có thư xin lỗi gửi tới toàn thể cán bộ, công nhân thuộc công ty, bày tỏ sự hối hận và cam kết không lặp lại hành vi trên. Chiều 27.9, trao...