9x xứ Lạng “chế” loại bưởi lạ chưng Tết khiến khách mê quên lối về
Những trái bưởi vàng bóng, căng mọng được tạo hình thành những thỏi vàng Tài Lộc, hay hồ lô in hình Phúc, Lộc, Thọ tại vườn nhà anh Quách Dương Duy (SN 1993, thôn Chục Quan, xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) khiến không ít du khách trầm trồ, thích thú ngắm quên lối về.
Được biết, đây là năm thứ 2 gia đình anh Quách Dương Duy thử nghiệm tạo hình bưởi và đã được rất nhiều người đặt mua để trung bày dịp Tết.
Tại Ngày hội hoa quả huyện Hữu Lũng vừa diễn ra, anh Duy đã mang sản phẩm trưng bày tại gian hàng và bưởi Tài Lộc của anh thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Rất nhiều người sẵn sàng “móc hầu bao” vì tò mò và đẹp mắt.
Những trái bưởi Tài Lộc do anh Quách Dương Duy làm ra được trưng bày tại Ngày hội hoa quả huyện Hữu Lũng thu hút sự tò mò của nhiều du khách.
Có dịp thăm vườn bưởi của gia đình anh Duy, PV Dân Việt không khỏi bất ngờ bởi vườn bưởi chín vàng, sai trĩu quả đang đến kì thu hoạch. Anh Duy cho biết: Vườn bưởi 120 gốc này là bưởi diễn, trong đó có 20 gốc đã 17 năm tuổi, còn lại là bưởi được 10 năm tuổi nên quả ngọt và mọng nước. Ngoài ra, gia đình anh còn có 100 gốc bưởi da xanh, năm nay bắt đầu cho thu hoạch năm đầu tiên.
“Năm 2017, mình vô tình thấy trên mạng có giới thiệu những quả bưởi có hình dáng hồ lô, hình thỏi vàng có in chữ đẹp mà độc đáo. Bởi vậy mình đã lên mạng tìm hiểu cách để tạo hình quả bưởi rồi tìm đặt mua ‘đồ nghề’ về mày mò làm thử”, anh Duy kể.
Anh cho biết, sản phẩm này ở Lạng Sơn còn rất mới mẻ, chưa có ai làm được. Tết năm 2018, anh là người đầu tiên đưa sản phẩm này ra thị trường. Vì bưởi diễn rất dễ rụng nên quá trình từ khâu chọn quả đến khâu lắp khuôn, rồi kiểm tra hằng ngày, anh Duy luôn chăm chút và cẩn thận để có được những trái bưởi đẹp nhất, sáng nhất, phục vụ khách hàng chưng vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Vườn bưởi diễn hơn 10 năm tuổi của gia đình anh Duy sai trĩu quả, căng mọng chín vàng.
9X xứ Lạng chia sẻ thêm: “Để làm bưởi hồ lô theo ý muốn thì khuôn bưởi hồ lô rất quan trọng, khuôn cần đúng với kích cỡ loại bưởi, khuôn không được quá nhỏ hay quá lớn. Khuôn thường được làm bằng nhựa có dáng hồ lô khắc sẵn các chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tài..nổi có sơn đen để làm nổi bật chữ trên bưởi hồ lô. Làm bưởi hồ lô chỉ chọn những trái bưởi tốt, không bị sâu, không bị dị tật, da bóng, cuống dày, gần thân dễ chăm sóc, tỉa bớt những trái không đạt tiêu chuẩn cùng chùm. Thông thường chỉ khoảng 5 trái/cây đủ tiêu chuẩn số còn lại sẽ để chúng phát triển bình thường bán thương mại”.
Sau khi bưởi kết trái khoảng 2 tháng trái lớn đường kính khoảng 6cm tiến hành thắt eo bằng dây nilong ở giữa trái. Từ đây quả bưởi chịu tác động của dây thắt eo trái bưởi sẽ phát triển theo hướng có dạng hồ lô. Mất thêm 3 tuần đến 1 tháng để trái bưởi bưởi được “thắt eo” có hình hao hao hồ lô. Khi đó tháo dây thắt eo cho bưởi vào khuôn cố định quả lưu ý cần cẩn thận tránh làm trầy bưởi. Cố định khuôn vừa với khớp eo đặt phần khuôn có in chữ nơi vị trí đẹp đẹp trên mặt bưởi cố định bộ khuôn bằng 2 dây rút trên và eo. Bưởi lúc này cần tránh ánh sáng mạnh nên dùng giấy che từng trái lại để giữ nguyên màu sắc đẹp, giai đoạn này tốn nhiều công sức cần quan sát chăm sóc hàng ngày.
Video đang HOT
Quả được đóng khuôn để cố định hình dáng và in chữ.
Quá trình làm bưởi Tài Lộc, anh Duy phải thường xuyên kiểm tra về tạo hình sao cho trái bưởi khi thu hoạch sáng và đẹp mắt nhất.
Thời gian bắt đầu vào khuôn từ tháng 5 dương lịch và được chăm sóc hàng ngày vì thời tiết khi đó rất nóng nên bưởi dễ bị dám quả và thối, nên phải che đậy cẩn thận. Từ 20/12 âm lịch trở ra thi bắt đầu thu hoạch để gửi theo các đơn đặt hàng trước đó.
Với quy trình tạo hình khắt khe và chăm chút như vậy cho thấy để làm ra được trái bưởi có hình dạng hồ lô hoặc thỏi vàng là khá tỉ mẩn và khéo léo. Anh Duy cho biết bưởi thỏi vàng được bán với giá khoảng 1triệu đến 1tr2/cặp. Còn bưởi hồ lô có in chữ các loại còn lại giao động từ 300.000 – 350.000/ quả.
Sản phẩm là những trái bưởi diễn được in chữ Tài Lộc có màu vàng đẹp mắt đang thu hút nhiều người có nhu cầu mua bưởi chưng Tết.
“Vì là sản phẩm mới có trên thị trường ở Lạng Sơn nên hầu như mọi người đều thấy còn khá mới mẻ nên bước đầu mang lại giá trị khá cao. Hiện tại bưởi này khách đặt qua Facebook chủ yếu được gửi xuống Hà Nội, TP. Năm nay khách đã quen dần và cũng thêm tin tưởng nên từ đầu mùa đã được nhiều khách hàng săn đón và đặt mua trước để chưng Tết Nguyên đán”, anh Duy nói.
Ngoài vườn bưởi diễn, bưởi gia xanh thì gia đình anh còn phát triển thêm vườn na dai và na thái nên một mình anh cũng không có nhiều thời gian để làm bưởi Tài Lộc. “Vì cũng nhiều việc mỗi năm mình cũng làm được mấy chục cặp. Như năm nay theo khuôn các loại thì mình làm được khoảng 50 cặp. Hiện đã bán hơn chục cặp, còn lại thì có nhiều người đặt mua dịp Tết. Năm tới mình dự kiến sẽ làm thử bưởi Tài Lộc trên cả bưởi da xanh”.
Những trái bưởi hình thỏi vàng có in chữ như này được anh Duy bán với giá từ 1 triệu – 1,2 triệu đồng/cặp.
Những trái bưởi này được bán với giá từ 300 – 350 nghìn/ quả. Hiện nhiều đơn hàng đã được đặt trước để lấy bưởi chưng vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Anh Duy cho biết gia đình anh chủ yếu phát triển vườn cây ăn quả. Ngoài bưởi thì còn 800 gốc na dai năm nay thu gần 7 tấn và 100 gốc na thái năm nay mới thu hoạch trên 700kg. Dự kiến vườn bưởi diễn và da xanh của gia đình anh sẽ thu khoảng 10 tấn bưởi, bán với giá trung bình 20.000/quả . Bưởi được bao bọc bằng túi nên quả to, phát triển đều, cây lâu năm nên quả ngọt thương lái thu mua tại vườn. Nhờ phát triển vườn cây ăn quả, lại biết cách làm tăng giá trị quả bưởi nên gia đình anh Duy có thu nhập 350 triệu/ năm.
Theo Danviet
7X xứ Lạng với bí quyết trồng cam đặc sản Hà Nội quả ra trĩu cành
Vào vườn cam Canh của gia đình anh Hồ Văn Sỹ (thôn Gốc Gạo, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước hình ảnh vườn cam Canh 1.000 gốc sai trĩu quả đang kỳ chờ thương lái vào hái.
Chia sẻ với PV Dân Việt về cơ duyên đến với nghề trồng cam Canh, anh Sỹ tâm sự: "Trước đây tôi trồng lúa, trồng ngô, nuôi lợn, gà. Do giá cả lên xuống thất thường nên hầu như toàn thua lỗ nên rất nản. Tình cờ tôi xem ti vi thấy bà con trồng cam Canh cho năng suất cao và lãi lớn nên cũng bắt đầu nảy sinh trong đầu nhiều ý tưởng".
Theo anh Sỹ, khoảng năm 2012 - 2013, trong một lần tình cờ qua nhà bạn ở huyện Lục Ngạn (Chũ) tỉnh Bắc Giang chơi, anh rất ngạc nhiên khi thấy người dân ở tỉnh bạn có nhà cao cửa rộng, đời sống khấm khá. Hỏi ra mới biết các hộ dân ở đây đều phát triển cây cam Canh cho hiệu quả kinh tế cao. Sau đó, anh mày mò nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật và hỏi han những người có kinh nghiệm về giống cây ăn quả này.
"Sau đó, tôi bàn bạc với vợ cải tạo lại diện tích đất đồi dốc trồng ngô, cấy lúa, đất nương rẫy để trồng cam Canh phát triển kinh tế", anh Sỹ nhớ lại.
Vườn cam canh sai lúc lỉu, bóng mượt xanh mướt sườn đồi nhà anh Sỹ.
Phải đến giữa tháng 10 Âm lịch, cam Canh mới vào mùa thu hoạch, nhưng PV không khỏi thích thú trước những trái cam xanh mươn mướt, căng mọng sai trĩu cành, trông vô cùng thích mắt. Theo anh Sỹ, so với các loại cây ăn quả khác như cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi da xanh cùng trồng trong vườn, 2,5ha cam Canh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.
Ngoài cam Canh thì cam Vinh tại vườn nhà anh Sỹ quả cũng sai trĩu cành.
Anh Sỹ cho biết, trước kia bãi đồi dốc này là cây dại và cây bạch đàn thì giờ đây hàng năm, nghìn gốc cam Canh chín vàng, đỏ rực phủ kín khu đồi. "Tôi bàn với vợ con, đánh liều phá hết khu đồi bạch đàn để trồng thử 1.000 gốc cam Canh và hơn 100 gốc cam Vinh, vài chục gốc bưởi Diễn. Sau đó năm 2017, tôi mở rộng trồng thêm 1.000 cây bưởi da xanh. Thiên hạ có câu: Có chí làm quan, có gan làm giàu, giờ mình không phải là giàu nhưng cuộc sống cũng khấm khá hơn", anh Sỹ cười đùa.
Sau hơn 3 năm trồng, vườn cam Canh bắt đầu cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Vụ cam năm 2017, gia đình anh Sỹ thu 20 tấn cam, bán giao cho thương lái với giá 30.000- 35.000 đồng/kg mang về cho gia đình thu nhập vài trăm triệu đồng.
"Tôi nhận thấy giống cam Canh cho thu nhập cao, đầu ra cho sản phẩm lại tương đối ổn định. Vì vậy tôi đầu tư thêm vốn liếng khoan giếng, lắp đặt hệ thống nước tưới để tạo điều kiện thuận lợi cho vườn cam sinh trưởng và phát triển tốt hơn", anh Sỹ cho hay.
Vì cây sai trĩu cành rủ xuống đất, sợ bị gãy cành nên gia đình anh Sỹ - chị Huyền phải "chống gậy cho cây".
Nói về những khó khăn gặp phải, anh Sỹ chia sẻ, mới đầu trồng bao giờ cũng đầy gian nan và khó khăn. Do chưa có kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên cây chậm lớn, hay bị bệnh vàng lá và thối rễ. "Thời gian đó nhìn vườn cây bị hỏng bởi sâu, bệnh nhìn xót lắm, bao nhiêu công sức, tiền bạc đổ hết vào đấy. Nhưng làm rồi rút kinh nghiệm dần dần, từ đó tôi mới có vườn cam Canh như bây giờ", anh Sỹ nói.
Chị Huyền (vợ anh Sỹ) kiểm tra gậy chống cho cây cam tránh cây nặng quả mà gãy cành.
Theo anh Sỹ, hiện tại bình quân một gốc cam Canh anh thu hoạch từ 55 - 60kg. Hằng năm cứ đến mùa thu hoạch cam, các thương lái lại gọi điện trước rồi đánh xe tải vào tận vườn nhà anh thu mua. Từ lúc chuyển đổi cây trồng trên đất dốc đến giờ, cuộc sống của gia đình anh Sỹ - chị Huyền đã dư giả lên hẳn, đầu ra cho sản phẩm lúc nào cũng ổn định, có lúc gia đình còn thiếu hàng để cung cấp cho các thương lái.
Vườn cây ăn quả xanh mướt, khi quả chín vàng thì sáng rực cả 1 vùng đồi.
Hiện gia đình anh Sỹ có 7ha diện tích trồng các loại cây ăn quả. Riêng cam Canh và cam Vinh, anh ước tính sắp tới sẽ thu trên 25 tấn quả. Nếu giá cả vẫn ổn định từ 30.000 - 35.000 đồng/kg như mọi năm thì ước tính anh thu về trên 700 triệu đồng, chưa trừ chi phí. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Sỹ còn tạo công ăn việc làm thời vụ cho nhiều lao động tại địa phương.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN thăm vườn bưởi vạn cây, vạn quả ở Thái Nguyên Ngày 16/11, đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng các cán bộ, lãnh đạo của tỉnh Thái Nguyên đã đi thăm vườn bưởi đặc sản "vạn quả" và chăn nuôi gà thả vườn ở xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai. Đồng chí Thào...