9x xinh đẹp du lịch độc hành trên xe côn tay khiến nhiều chàng trai thán phục
“ Người bạn đồng hành” của cô gái nhỏ nhắn, mảnh khảnh Trần Mỹ Linh trên những chuyến du lịch là chiếc Yamaha MT-15 155cc dáng thể thao, khỏe khoắn.
“Khi mình chia sẻ hình ảnh đi du dịch bằng những chiếc xe côn, nhiều người cảm thấy thích thú nhưng cũng không ít người nói mình “làm màu”, “làm lố” để gây chú ý, “câu like”. Nhưng mình chưa bao giờ để những lời nhận xét tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân vì mình sống theo cách mình chọn, tự tạo ra kỷ niệm của riêng mình. Mình không thể cứ sống theo cách người khác muốn được”, đó là lời chia sẻ của Trần Mỹ Linh – cô gái nổi tiếng trong cộng đồng phượt với những chuyến độc hành bằng xe máy tay côn.
Mới đây, Trần Mỹ Linh (TP. Hồ Chí Minh) đã chia sẻ hình ảnh về hành trình 4 năm đi phượt của mình trong group du lịch hơn một triệu thành viên. “Người bạn đồng hành” của cô gái nhỏ nhắn, mảnh khảnh là chiếc Yamaha MT-15 155cc dáng thể thao, khỏe khoắn.
Chính sự “đối lập” này đã khiến những tấm ảnh của Linh gây chú ý lớn. “Khi mình đi du lịch, nhiều người vô tình gặp ven đường như cô bán nước, chú bảo vệ… cũng tò mò hỏi về chiếc xe. Có lẽ cô chú thấy lạ mắt vì mình đi một chiếc xe cá tính, có phần hầm hố, không hợp con gái lắm”, Linh kể.
Khi Mỹ Linh chia sẻ hình ảnh về hành trình 4 năm đi phượt bên chiếc xe côn, nhiều chàng trai không ngần ngại gửi tới cô lời khen về sự cá tính, mạnh mẽ.
“Mình nam giới mà nói thật điều khiển xe côn cũng thấy khó, phải mất hơn 2 năm mới bắt đầu đi những chuyến đi xa vài trăm cây số. Bạn rất xinh đẹp, cá tính”, chủ tài khoản Minh Dung chia sẻ.
“Bạn cá tính, quyết đoán và đam mê quá. Nhiều nam giới cũng khó can đảm như bạn, trong đó có tôi”, một tài khoản khác cho biết.
Hình ảnh cô gái nhỏ nhắn điều khiển xe côn tay chu du khắp nơi khiến nhiều người ngạc nhiên
Trong 4 năm qua, từ khi “trót yêu” du lịch phượt, Linh đã chinh phục khắp các tỉnh thành từ Phú Yên trở vào trong. Dịch Covid-19 khiến kế hoạch ra du lịch phía Bắc của cô gái 24 tuổi phải tạm hoãn.
Từ năm 2017, với chiếc xe máy số, Linh cùng nhóm bạn thân thực hiện chuyến đi dọc đường ven biển từ Sài Gòn tới Nha Trang vào dịp sinh nhật.
Họ cũng cắm trại Hồ Tràm, thăm thú Nha Trang, ra trải nghiệm Bãi Xép (Phú Yên); khi quay về thì ghé thăm TP. Buôn Ma Thuột. Năm 2018, Linh tới thăm 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ qua hai chuyến đi. Chuyến đầu tiên là đi dọc các tỉnh ranh giới Việt Nam và Campuchia và chuyến thứ hai là dọc các tỉnh giáp với biển.
Ở mỗi tỉnh, thành, Linh thường lưu trú 1 – 2 ngày. Cô sẽ ghé thăm những địa điểm văn hóa – lịch sử nổi tiếng sau đó tới những nơi có thể cắm trại gần thiên nhiên và trekking.
Cô gái 24 tuổi cũng không quên dành thời gian để trải nghiệm ẩm thực địa phương. Linh thường chọn ăn uống tại các khu chợ truyền thống thay vì nhà hàng sang trọng để cảm nhận, trải nghiệm rõ nhất đặc trưng vùng miền.
Trong hầu hết các chuyến đi của Linh, thay vì chọn nghỉ ngơi ở nhà nghỉ, khách sạn, cô lại ưu tiên việc cắm trại tự do.
Linh thích cảm giác được hòa mình với thiên nhiên, “bỏ quên” những bí bách, xô bồ của thành phố. Cô thường chọn những nơi có địa hình cao như núi, đồi để cắm trại, nấu ăn và thong thả ngắm thành phố từ trên cao.
Linh thường chọn cắm trại ở các khu vực gần gũi thiên nhiên hoang sơ thay vì ở nhà nghỉ, khách sạn
Video đang HOT
Không chỉ đi du lịch theo nhóm, Linh còn có nhiều chuyến độc hành để tìm kiếm sự tự do, và giải tỏa tinh thần
Tất nhiên không phải lúc nào những chuyến cắm trại cũng “mộng mơ và nên thơ”. Có lần do mải ngắm hoàng hôn và vui chơi ở Hồ Tràm – Bà Rịa Vũng Tàu, Linh cùng nhóm bạn dựng lều trại muộn. Không ngờ cơn mưa lớn ập tới. “Mình nhớ mãi lần đó, cả nhóm phải dầm mưa để giữa lều, vừa cực vừa buồn cười”, cô gái kể.
Từ khi còn nhỏ, Linh đã ấp ủ ước mơ được du lịch đó đây khi vô tình bắt gặp đoạn quảng cáo về cô gái chạy xe moto phân khối lớn trên tivi. Khi còn là học sinh trung học, cô nữ sinh tự dành dụm tiền tiết kiệm để mua mũ bảo hiểm fullface (loại mũ phủ kín đầu), đồ bảo hộ chân, tay, găng tay… dù lúc đó vẫn đang đạp xe đi học. Cho tới khi làm sinh viên năm 2, cô gái mới có chuyến đi du lịch đầu tiên bằng xe Wave.
Sau này, trong một chuyến đi cũng nhóm bạn, Linh vô tình được người bạn giới thiệu và chỉ cách lái xe côn. Người bạn còn đổi xe cho cô để cô tự thực hành. Thích thú với chiếc xe khỏe khoắn, nhìn mạnh mẽ, thể thao, Linh lên mạng học lý thuyết rồi tìm những cung đường vắng để thực hành.
Ban đầu, cô gái không quen thao tác tay và chân, xe thường xuyên tắt máy; việc chuyển số và làm quen độ vọt của xe ở từng mức số cũng khiến Linh mất không ít thời gian tập luyện.
Linh chia sẻ, đối với cô chiếc xe chỉ là phương tiện để thực hiện đam mê xê dịch. Tuy nhiên, cô chọn xe côn tay phân khối nhỏ bởi cô thấy nó vững chãi, khỏe khoắn, rất phù hợp cho những chuyến đi.
Từng có lần trên đường từ TP.HCM tới cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang), xe bị chết máy vào khoảng 4h sáng. Linh phải dắt bộ và đợi đến rạng sáng mới có một tiệm sửa xe mở cửa, nhưng thợ báo phải cần hơn 4 tiếng mới sửa xong.
Do lịch trình cần quay lại TP.HCM trước buổi chiều, Linh được người bán bánh mì chỉ cách quá giang xe đò. Cô và anh trai vẫy rất nhiều chuyến xe về thành phố nhưng phải mất rất lâu mới tìm được một chuyến còn chỗ trống và đồng ý vận chuyển luôn chiếc xe máy.
Linh và anh trai đã “vẫy” rất nhiều chuyến xe lớn có tuyến đi ngang TP HCM và may mắn gặp một chuyến vẫn còn chỗ, đồng ý vận chuyển luôn chiếc xe máy của cô.
Từ đó cô rút kinh nghiệm luôn đảm bảo chiếc xe đã được bảo dưỡng và chức năng đều ổn định trước chuyến đi. “Mình không biết sửa xe nhưng ít nhất cần có kiến thức về các thiết bị cơ bản như bố thắng, lốp xe, nhớt, nước mát… để có thể tự nắm được tình trạng chiếc xe xem có cần bảo dưỡng hay không. Việc này rất quan trọng, quyết định đến sự thành công, an toàn của chuyến đi”, Linh cho biết.
Trước khi đi, Linh luôn chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ (giáp tay, giáp chân, nón fullface, găng tay…), kèm theo giấy tờ tùy thân và các vật dụng sơ cứu cơ bản (thuốc đau bụng, dầu xoa bóp…). Cô cũng xem dự báo thời tiết kĩ càng để chuẩn bị thêm áo ấm, áo mưa.
Một điều quan trọng nữa là luôn tính toán lộ trình với thời gian đến đích, trên đường đi nên quan sát mọi thứ nhiều nhất có thể như tần suất xuất hiện các cây xăng trong khu vực, các cửa hàng điện, các hiệu thuốc tây, các tiệm tạp hóa… Điều đặc biệt quan trọng Linh luôn ghi nhớ là không vượt ẩu, đảm bảo đi đúng luật và đúng tốc độ cho phép.
Linh chia sẻ, các bạn nữ đi du lịch phượt càng cần cẩn trọng trong việc chuẩn bị. “Ngoài chuẩn bị những đồ bảo vệ bên ngoài, các bạn cũng nên chọn cách đi cùng nhóm thân thiết trước để làm quen việc đi xe máy, việc cắm trại… Đừng quên chuẩn bị những kịch bản bảo vệ bản thân”, cô gái chia sẻ.
Trong nhiều chuyến hành trình, Linh là cô gái duy nhất lái xe côn tay tham gia
Linh luôn chú ý đến yếu tố an toàn trong mỗi chuyến đi
Nếu đi du lịch một mình, Linh sẽ tìm hiểu thật kĩ địa điểm hạ trại để đảm bảo an toàn. Nếu không chắc chắn, cô sẽ chỉ picnic ban ngày mà không ở lại qua đêm
Khi đi du lịch một mình, Linh sử dụng Tripod (chân máy) và Apple Watch để tự chụp hình
Tính đến nay, Linh đã có tới 7 tháng không được đi du lịch do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhưng thay vì buồn chán, cô thường xuyên mở lại hình ảnh những chuyến đi trước đây để “du lịch online”, tự đem niềm vui tới cho bản thân. “Những chuyến đi đã thay đổi cuộc sống của mình, mang tới vô vàn trải nghiệm đáng giá cùa tuổi trẻ”, Linh chia sẻ.
Những hình ảnh ấn tượng được Linh ghi lại trong hành trình 4 năm du lịch phượt của mình:
Linh luôn chuẩn bị rất kĩ đồ bảo hộ
Rời thành phố xô bồ, chàng trai lên rừng dựng homestay, cùng người dân vùng núi làm du lịch bền vững
Từ bỏ cuộc sống xô bồ tại thành phố Nguyễn Văn Nhã đến Ma Bó (Lâm Đồng) tổ chức các tour trekking, đạp xe xuyên rừng, phát triển du lịch bền vững
Hơn 2 năm rời TP.HCM chàng trai 28 tuổi đã dần quen với cuộc sống bình dị nơi núi rừng, chàng trai ấy bắt đầu một ngày mới từ 5h30. Trong khi trời còn tờ mờ sáng, mù sương của vùng núi cao còn giăng kín, Nhã lọ mọ ra chuồng cho gà, vịt ăn và dọn dẹp nhà cửa. Ngày nào không vào rừng hái nấm, kiếm măng, anh bày biện đủ loại máy móc ra làm bàn ghế, sửa chữa vài thứ đồ gỗ trong nhà.
8 tháng hoàn thiện căn nhà mới
Đầu năm 2019, sau khi nghỉ việc tại một công ty F&B (dịch vụ kinh doanh đồ ăn và thức uống), Nhã rời TP.HCM với số vốn nhỏ và ước mơ khởi nghiệp, tìm kiếm cuộc sống mới.
Ban đầu, anh và người bạn xây dựng một homestay nhỏ nằm giữa rừng thông Đà Lạt. Đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc kinh doanh, Nhã quyết định chuyển về làm du lịch ở vùng đất Ma Bó thuộc xã Đa Quyn, "hàng xóm" vùng Tà Năng nổi tiếng.
Địa phận giáp biên giới Ninh Thuận này là vùng đất tổ tiên của đồng bào Churu. Để vào làng, du khách sẽ đi qua cung đường xuyên rừng thông, thác nước hùng vĩ. Anh đánh giá nơi đây có tiềm năng phát triển du lịch. Chia sẻ về quyết định bỏ phố vào rừng, Nhã nói mình trót mê khung cảnh yên bình và đời sống dung dị của con người nơi đây.
Chàng trai Đắk Lắk định hướng xây dựng du lịch bền vững kết hợp phát triển cộng đồng. Anh quyết tâm khôi phục nghề đan lát, làm rượu cần truyền thống, chọn hướng dẫn viên là người dân địa phương để họ có thêm thu nhập.
Con đường dẫn vào bản làng bao phủ bởi rừng thông xanh ngát.
Căn nhà bằng gỗ phần lớn do Nhã và một vài người bạn tự hoàn thành trong hơn 4 tháng. Xong phần khung, nhóm bắt đầu làm nội thất bên trong, tự đóng bàn ghế, giường tủ, khu vực nhà bếp, thư viện... mất thêm chừng 4 tháng. Hơn một năm ở vùng đất mới, anh thấy mình trưởng thành, biết nhiều thứ như làm đồ mộc, sửa chữa điện nước hay trộn hồ xây bếp củi...
Giai đoạn đầu xây dựng, vấn đề khó khăn nhất có lẽ là khâu mua vật liệu và vận chuyển. Những hôm trời mưa, đường đất trở nên trơn trượt, xe lớn không thể vào tận nhà, anh phải ra con đường bê tông lấy vật liệu. Đến Ma Bó hồi dịch mới bùng phát, lại đúng mùa cà phê nên khó tìm kiếm sự giúp đỡ, người dân cũng còn e dè khách lạ. Mỗi ngày Nhã đều đặn di chuyển quãng đường hơn 23 km từ phòng trọ đến nơi xây dựng.
Trước dịch, Văn Nhã và nhóm thường tổ chức các tour trekking, đạp xe xuyên rừng.
Đi rừng hái nấm, trồng rau, nuôi gà vì dịch
Ngành du lịch bị tác động do dịch Covid-19 và tất nhiên, Nhã cũng không là ngoại lệ. Các kế hoạch, chương trình của anh và bạn bè đề ra phải hủy bỏ, hợp đồng tour hè với một số trường học cũng dừng lại. Nguồn thu chính hao hụt nhiều.
Từ tháng 5 đến nay, căn nhà gỗ không đón khách. Dù Lâm Đồng đã cho người dân đi lại trong tỉnh nhưng anh vẫn dè chừng chưa dám mở cửa trở lại vì sợ dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống dân làng.
Để tiết kiệm chi phí, chàng trai trẻ tập tành trồng rau củ, nuôi gà, vịt tự cung tự cấp, hạn chế ra ngoài. "Hơn một tháng trước, tôi thử nuôi khoảng chục con vịt cho vui, ai dè chúng lớn thật. Tính ra một tháng nữa là đủ chuẩn xuất chuồng", Nhã hào hứng kể về trải nghiệm lần đầu nuôi vịt.
Mùa dịch, chàng trai Đắk Lắk bán măng, nấm để trang trải cuộc sống.
Ngoài ra, anh cũng phụ bà con thu mua măng tươi, bán nấm linh chi hái được trong rừng trên các sàn thương mại điện tử. Đó cũng là công việc giúp anh có thêm thu nhập trang trải những ngày này.
Thỉnh thoảng, chàng trai 28 tuổi nhận những món quà nhỏ từ hàng xóm, lúc là túi rau rừng, khi thì trái cây hay nấm.
Bận rộn không ngơi tay cả ngày, buổi tối, anh dùng thời gian rảnh học thêm các chương trình, cùng nhóm nghiên cứu, phát triển tour du lịch sau dịch. Với Nhã, ở Ma Bó tuy thu nhập không cao như ở TP.HCM hay Đà Lạt, đổi lại anh có niềm vui và giúp đỡ được nhiều người hơn.
Tết Trung thu đầu tiên tại Ma Bó
Từ thời sinh viên, Nhã đã tham gia tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện khắp mọi miền Tổ Quốc. Ngôi nhà nhỏ bên rừng với thư viện, lớp học dạy các bé vùng cao luôn là mục tiêu anh theo đuổi. Mong ước ấy phần nào được thực hiện khi anh chuyển về sinh sống ở ngôi làng này.
Nhã hào hứng khi nói về thư viện nhỏ với hơn 1.000 đầu sách các thể loại, lớp học vẽ, tiếng Anh do anh và bạn bè xây dựng nên: "Tôi mong cuộc sống của những đứa trẻ không chỉ gói gọn trong ngôi làng Ma Bó, chúng cần được biết về thế giới rộng lớn ngoài kia".
Niềm vui đến khi trẻ em trong làng dần thay đổi và thích thú đọc thêm cuốn sách mới thay vì rong chơi bên ngoài. Chúng bắt đầu nói về ước mơ đi đó đây, học đại học, trở thành hướng dẫn viên du lịch...
Thời gian này, lớp học, rạp chiếu phim ngoài trời phải tạm dừng hoạt động nhưng anh chắc chắn mọi thứ sẽ ổn định sau mùa dịch.
Tổ chức ngày Trung thu ý nghĩa cho trẻ em vùng cao.
Dịp Trung thu, Nhã mang đến bữa tiệc nho nhỏ cho trẻ em trong làng. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, đây cũng là cái Tết Trung thu đầu tiên những đứa trẻ ở Ma Bó được rước đèn phá cỗ đúng nghĩa. "Năm nay không rộn ràng như mọi năm, chúng tôi chỉ mua ít đồ ăn, chặt lồ ô dạy tụi nhỏ làm lồng đèn", anh nói.
Mỗi người có một lựa chọn sống riêng. Đối với Nhã, quyết định về Ma Bó là điều mà anh chưa từng hối hận. Ở đây, anh làm được điều mình thích, góp phần gieo ước mơ cho trẻ em cũng như tận hưởng những ngày tháng êm đềm giữa núi rừng.
Trang trại hoa hồng rộng 18.000m2, đẹp mê mẩn của chàng trai phố núi Thấy vườn hồng của mẹ được nhiều người mê mẩn, Việt Anh bỏ phố về quê, thuê đất, lập trang trại rộng 18.000m2 với trên 10.000 gốc hồng quý, hiếm. Một góc trang trại hoa hồng của Việt Anh. Những gốc hồng tặng mẹ Những ngày giãn cách, Nguyễn Việt Anh (SN 1992, ngụ tỉnh Đắk Lắk) có nhiều thời gian hơn để...