9X vận động quyên góp 15 tỷ cho cộng đồng: ‘Tôi muốn hiến toàn bộ mô, tạng cho y học’
Không chỉ là thủ lĩnh thiện nguyện giàu nhiệt huyết, Trung Đức còn luôn là tấm gương đi đầu trong mọi hoạt động, điển hình là hoạt động vì người nghèo và là một trong số ít người tiên phong hiến mô, tạng cho y học sau khi qua đời.
Nhắc đến cái tên Hoàng Trung Đức, giới trẻ Quảng Bình nói riêng và cộng đồng tình nguyện trẻ cả nước nói chung không ai không biết tới chàng trai có nụ cười duyên, năng nổ, nhiệt tình trong mọi hoạt động.
Được biết, Trung Đức, sinh năm 1994, vừa tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn Trường Đại học Quảng Bình, hiện đang giữ chức vụ Trưởng ban Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia Khu vực miền Trung của Trung tâm Tình nguyện Quốc gia – Trung ương Đoàn, Ủy viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Bình, Chủ nhiệm CLB Thiện nguyện Nét bút xanh miền Trung.
Hoàng Trung Đức – Thủ lĩnh thiện nguyện được nhiều người yêu mến
Không chỉ là một ‘thủ lĩnh’ trẻ của CLB Thiện nguyện Nét bút xanh miền Trung, anh chàng Hoàng Trung Đức còn khiến cho nhiều người phải nể phục, quý mến vì đã có những hoạt động tình nguyện tích cực, sôi nổi giúp đỡ nhiều mảnh đời nghèo khó, bất hạnh trên khắp quê hương mình và ở các tỉnh miền Trung có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trung Đức bắt đầu tham gia tình nguyện từ đầu năm 2013 với một số hoạt động của nhóm thiện nguyện tự phát tại thành phố Đồng Hới như tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em khuyết tật tại huyện Quảng Ninh, tham gia nhiều chuyến tình nguyện đến với vùng đồng dân tộc thiểu số.
Chia sẻ về công việc tình nguyện của mình, Trung Đức nói: ‘Bản thân Đức thấy mình thật sự may mắn hơn rất nhiều người. Bởi ít nhất thì Đức cũng được sinh ra, lớn lên và đi học trong tình yêu thương, chăm sóc chu đáo của mẹ cha, thầy cô và bè bạn. Trong khi đó, cuộc sống ngoài kia lại còn có quá nhiều người đáng thương, họ không có hình hài nguyên vẹn, lành lặn; nhiều em nhỏ cơm chẳng đủ ăn, áo cũng chẳng đủ mặc và không được học hành. Cám cảnh trước những hình ảnh đó, Đức nghĩ mình phải làm một việc gì đó để giúp đỡ họ để giảm bớt được phần nào khó khăn trong cuộc sống’.
Video đang HOT
Các tình nguyện viên trong CLB Nét bút xanh miền Trung chăm sóc cho em Duấn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới
Đối với 9X Quảng Bình, việc giúp đỡ được một ai đó là một điều vô cùng thiêng liêng, tuyệt vời và cao cả. Do vậy, Trung Đức đã dành hết tất cả ‘quỹ thời gian rảnh’ của mình cho những hoạt động tình nguyện và các chuyến đi.
Bởi Đức cho rằng, nhờ những chuyến đi, những hoạt động tình nguyện mà cuộc sống của anh trở nên thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Đồng thời, những chuyến đi đó cũng đem đến cho Trung Đức nhiều trải nghiệm mới và hiểu biết thêm cuộc sống của những người khó khăn, bất hạnh để từ đó, nuôi dưỡng niềm đam mê thiện nguyện ngày càng lớn dần trong anh.
Đến cuối năm 2013, Trung Đức lại tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện của mình khi chứng kiến mảnh đất quê hương mình bị 2 cơn bão số 10 và 11 liên tiếp đổ vào, gây thiệt hại nặng nề cả về người và của, để lại một mảnh đất hoang tàn, xơ xác.
Và cũng trong khoảng thời gian này, CLB Thiện nguyện Nét bút xanh được thành lập. ‘Từ khi thành lập đến nay, CLB thiện nguyện Nét bút xanh miền Trung đã có hàng chục dự án thiện nguyện mang tính lâu dài và bền vững để giúp đỡ cộng đồng an sinh xã hội, hàng trăm chuyến đi thiện nguyện đến những nơi khó khăn. Hiện nay, tổng số tiền kêu gọi được khoảng 15 tỷ đồng’, Trung Đức cho hay.
Các tình nguyện viên trong CLB Nét bút xanh miền Trung chăm sóc cho em Duấn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới
Đức chia sẻ, một trong những chuyến đi tình nguyện đáng nhớ nhất của mình và CLB là vào năm 2016, trong chuyến đi khảo sát của CLB để thực hiện chương trình thiện nguyện tại bản A-Ky, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch đã phát hiện trường hợp em Đinh Duấn (8 tuổi) người Ma Coong bị mắc bệnh nặng.
Mặc dù đã 8 tuổi nhưng Đinh Duấn chỉ nặng khoảng 6kg do bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, suy nhược tuyến giáp, hen phổi, thoát vị rốn và giun đũa khá nhiều.
Sau chuyến đi đó, Trung Đức và CLB đã quyết định đưa Đinh Duấn về Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới để chữa trị. Do Duấn không biết nói tiếng Việt lại không có bố mẹ đi cùng để chăm sóc nên hàng ngày, CLB đều cử người đến chăm sóc Duấn.
‘Vì là người dân tộc lại lần đầu xuống phố nên những ngày đầu ở bệnh viện, Duấn rất sợ người lạ, ít nói chuyện và rất biếng ăn. Nhưng sau một thời gian, được sự quan tâm, chăm sóc của các y bác sĩ và các TNV, em đã dần vui vẻ, hòa đồng với mọi người, chịu khó ăn uống nên sức khỏe hồi phục nhanh sau khi được phẫu thuật’,Trung Đức nhớ lại.
Các thành viên CLB Thiện nguyện Nét bút xanh miền Trung trong lễ khai trương quán cơm ‘Hạt gạo từ tâm – Cơm 5.000 đồng’.
Trong khoảng thời gian đó, tuy rằng khác nhau về ngôn ngữ nhưng nhờ tình yêu thương và sự tiếp xúc của các y bác sĩ cũng như những TNV mà Duấn đã nhanh chóng hồi phục. Điều đó giúp cho Đức cảm thấy mình giống như một người cha thứ hai của Duấn vậy. ‘Dù không nói được tiếng Việt nhưng Đinh Duấn đã cố gắng gọi anh bằng ‘chú Đức’, khiến anh thực sự rất vui và hạnh phúc’, Trung Đức hào hứng kể lại.
Ngoài ra, Trung Đức còn luôn là tấm gương đi đầu trong mọi hoạt động, điển hình là hoạt động vì người nghèo và là một trong số ít người tiên phong hiến mô, tạng cho y học sau khi qua đời. ‘Mình sẽ đăng ký hiến toàn bộ mô, tạng cho y học sau khi qua đời. Mình mong muốn có thể giúp ích được cho nhiều người ngay cả khi mình đã ra đi’ – Đức tâm sự.
Trong thời gian tới, Trung Đức dự định sẽ thành lập Doanh nghiệp xã hội và phát triển quán cơm ‘Hạt gạo từ tâm – cơm 5.000 đồng’ để giúp đỡ người lao động, sinh viên, bệnh nhân nghèo.
Theo tiin.vn
Cụ ông ung thư hiến giác mạc nhờ hiệu ứng lan tỏa từ bé Hải An
Những ngày cuối đời, ông Lê Đức Quynh 70 tuổi (Quảng Ninh) ung thư dạ dày chỉ có một nguyện vọng là hiến tạng của mình để cứu người.
Ông Quynh bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, những ngày tháng cuối đời nằm điều trị tại khoa Hóa trị can thiệp và Chăm sóc giảm nhẹ, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí. Vợ ông, bà Phan Thị Sáng hỏi chồng "Ông có nguyện vọng gì không?". Ông Quynh chậm rãi nói từng câu chữ "Sớm hay muộn tôi cũng sẽ đi xa, phần hồn thì còn ở đấy, phần xác nguyện hiến cho y học, để cứu người".
Nguyện vọng này của ông xuất phát từ khi ông biết đến câu chuyện về Hải An - cô bé 7 tuổi ung thư não đã hiến giác mạc của mình. Câu chuyện của Hải An đã truyền lửa, thôi thúc người đàn ông gầy gò, nước da nâu rắn rỏi ấy quyết định hiến tạng sau khi chết.
Cảm động trước nghĩa cử cao đẹp của ông Quynh, nhân viên y tế tại khoa đã hướng dẫn các thủ tục cần thiết để gia đình đăng ký hiến tạng cho ông. Không lâu sau, ông Quynh ra đi. Vợ và con cái ông thực hiện đúng theo di nguyện của cha. Ông đã hiến tặng giác mạc của mình sau khi trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng. "Ông ấy ra đi nhẹ nhàng lắm. Tôi đã thực hiện được nguyện vọng của ông ấy rồi. Ông ấy được toại nguyện, có thể mỉm cười nơi cửu tuyền", bà Sáng chia sẻ.
Ông Quynh khi còn sống đã quyết định lúc chết hiến giác mạc cứu người. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Theo bác sĩ Ngân hàng Mắt Trung ương, kết quả xét nghiệm giác mạc của ông Quynh hoàn toàn đủ điều kiện ghép được cho người bệnh khác. Giác mạc của ông sau đó đã được ghép cho 2 bệnh nhân, một người 26 tuổi ở Hà Nội và một người 55 tuổi ở Bắc Ninh. Mỗi bệnh nhân được ghép một bên mắt. Hiện, sức khỏe của hai người nhận giác mạc đều tiến triển tốt.
Ông Quynh không còn nữa, nhưng một phần cơ thể ông vẫn ở lại trên thân thể 2 người khác, giúp họ thấy lại ánh sáng cuộc đời. Đây là người thứ hai tại Uông Bí và thứ 6 ở tỉnh Quảng Ninh tự nguyện hiến giác mạc cho y học, tính từ năm 2009 đến nay.
Hải An là một cô bé Hà Nội 7 tuổi, mắc bệnh u não, qua đời hồi tháng 2. Khi còn sống, bé thủ thỉ với mẹ nguyện vọng được hiến tạng cứu người. Khi con sắp ra đi, mẹ bé đã gọi điện đến trung tâm điều phối ghép tạng ngỏ ý hiến tạng Hải An. Các bác sĩ đến tận nhà, chứng kiến giây phút người mẹ đặt cái hôn lên gương mặt con gái nhỏ trước khi từ biệt nhau mãi. Hai giác mạc của bé Hải An đã được ghép mang lại ánh sáng cho hai người khác. Câu chuyện nghĩa cử của bé Hải An lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng, nhiều người hưởng ứng đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não, trở thành một phong trào nhân đạo.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
Phát hiện vi khuẩn quyết định khả năng "làm bố" trong tinh hoàn Các nhà khoa học đã phát hiện ra vi khuẩn quyết định khả năng "làm bố" của các quý ông trong tinh hoàn. Đây được xem là một bước đột phá trong y học khi trước nay tinh hoàn luôn được xem là môi trường vô trùng. Tinh hoàn được xem là một môi trường vô trùng vậy nhưng vi khuẩn đã được...