9x Quảng Nam kể chuyện du học tại Nhật: Cuộc sống không hề màu hồng, muốn hòa nhập nhanh phải dắt túi 4 BÍ KÍP VÀNG
Julia Ni nổi tiếng trong cộng đồng du học sinh bởi vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu cùng thành tích học tập không phải dạng vừa.
Julia Ni (tên thật Cao Thị Lộc, 24 tuổi) quê gốc Quảng Nam, là du học sinh người Việt đang theo học tại Nhật Bản và Úc. Hiện 9x đang theo học tại 2 trường Đại học Du lịch Osaka (Nhật Bản) và Đại học Sydney (Úc), chương trình Thạc sĩ. Ước mơ của cô bạn là trở thành Quản lý cấp cao tại nhà hàng, khách sạn. Dù chương trình học khá nặng cùng với việc di chuyển gặp nhiều khó khăn nhưng Julia vẫn hoàn thành rất tốt việc học, ngày càng tiến gần hơn tới ước mơ.
Julia Ni – nữ sinh nổi tiếng trong cộng đồng du học sinh. (Ảnh: NVCC)
Từ những trải nghiệm của bản thân tại 2 đất nước nổi tiếng về du học, Julia đã chia sẻ loạt câu chuyện thú vị và cả kinh nghiệm cần có đối với những bạn trẻ đang có ý định học tập ở nước ngoài.
Du học sinh không hề sung sướng
- Vì sao bạn lại chọn Nhật Bản làm điểm đến du học?
Năm 18 tuổi, khi hoàn thành chương trình THPT, mình quyết tâm sang nước Úc du học. Nhưng đợt đó, gia đình gặp trục trặc trong việc chuẩn bị thủ tục khiến mình lỡ hẹn với Úc. Không thể sang Úc nên mình chọn Nhật Bản để tiếp tục học lên cao.
Trước khi sang Nhật, mình có nửa năm học tiếng ở Việt Nam. Và khi sang đến nơi, mình tiếp tục “cày” Tiếng Nhật trong 2 năm đầu. Sáng đi học, còn buổi chiều mình đi làm thêm tại Cơ sở chăm sóc y tế Flora Hokudan dành cho người khuyết tật thể chất, người già trên đảo Awaji. Vào những ngày cuối tuần, mình vẫn phải đi làm để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt đắt đỏ bên này. Công việc đem lại thu nhập gần 30 triệu đồng/tháng cùng tiền nhà trường hỗ trợ là 8 triệu đồng/tháng, giúp mình tạm đủ chi tiêu.
Nhiều bạn học sinh hay mơ mộng chuyện đi du học lắm! Có thể do ảnh hưởng từ phim ảnh và truyện ngôn tình, các bạn ấy thường nghĩ cuộc sống của du học sinh toàn “màu hồng”: Sáng đi học trên trường, chiều đi chơi cùng các bạn, tối tụ tập rủ nhau ăn uống quán xá, đi shopping… Điều đó chỉ xảy ra khi nhà bạn cực kỳ có điều kiện. Còn đa số du học sinh phải đi làm thêm nhiều việc, chuyện không ngủ đủ giấc là bình thường.
- Từng có 6 tháng học Tiếng Nhật tại Việt Nam, vậy khi đi du học, bạn có bị sốc khi nghe người bản địa nói không? Đâu là cách bạn rèn luyện để cải thiện việc học ngôn ngữ?
Ồ, có chứ! Sốc nhiều, sốc nặng là đằng khác. Học Tiếng Nhật ở Việt Nam và học Tiếng Nhật do người bản địa dạy khác nhau “một trời một vực”. Lúc mới sang, mình hoàn toàn không hiểu họ nói gì, nhiều lúc bất lực muốn khóc.
Việc học ở Việt Nam không giúp ích được mình nhiều, chỉ cho mình biết những điều cơ bản, kiểu nhận dạng mặt chữ cái thôi. Còn để phát âm được như người Nhật thì phải mất từ 2 – 3 năm. Mình đã rất lo lắng bởi phải có Chứng chỉ N2 Tiếng Nhật mới được vào trường đại học.
Khắc phục khó khăn chỉ bằng cách học và học. Bí quyết học Tiếng Nhật của mình không kiểu “mọt sách”, không ngồi chép hàng nghìn chữ ra giấy hay luyện tập Hán ngữ. Mình luôn chạy lăng xăng khắp nơi, cố gắng bắt chuyện với người địa phương khi có cơ hội.
Nhờ có những người bạn ngoại quốc hỗ trợ nên Julia Ni hoà nhập với cuộc sống Nhật Bản nhanh chóng. (Ảnh: NVCC)
- Được biết, Julia Ni đang học Thạc sĩ tại nước Úc, vì sao bạn không học lên cao tại Nhật Bản cho thuận tiện? Cách “săn” học bổng bên Úc có khó không?
Như đã chia sẻ, khát vọng thuở nhỏ của mình là được sang Úc du học. Nhưng do gặp trục trặc nên ước mơ ấy bị trì hoãn trong thời gian dài. Sau này, khi cơ hội tới, mình phải chớp lấy thời cơ để phát triển bản thân.
Ở Nhật, mình đang học ngành Quản lý khách sạn, nhà hàng. Còn tại Đại học Sydney (Úc), mình theo chương trình nâng cao ngành Quản trị Kinh doanh hệ Thạc sĩ. Mình thích đất nước, con người nơi đây bởi cuộc sống của họ “mở” hơn nhiều so với các nước phương Đông. Con người thân thiện, mến khách, luôn giúp đỡ mọi người xung quanh. Và mình đến Úc bởi muốn “đổi gió”, muốn làm việc và học tập tại môi trường hoàn toàn mới lạ.
Để lấy được học bổng bên Úc không phải là điều dễ dàng, có 3 tiêu chí du học sinh cần phải nắm rõ: Có Chứng chỉ IELTS 7.5 trở lên; Được một vị giáo sư có tầm ảnh hưởng viết thư giới thiệu; Được bạn học bên nước Úc viết thư giới thiệu gửi đến nhà trường.
May mắn là mình đáp ứng đủ 3 tiêu chí trên. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, mình có Chứng chỉ IELTS 7.5. Đến khi làm thủ tục bên Úc, mình thi lại và bất ngờ đạt 8.5. Kết quả học tập bên Nhật Bản khá tốt nên mình được người thầy, cũng là vị giáo sư nổi tiếng viết thư ngỏ gửi sang Úc đề cử mình theo học Thạc sĩ sau khi đạt tổng điểm GPA xuất sắc. Bên Úc, mình có quen một anh bạn (con trai bạn thân của mẹ) đã giới thiệu và giúp đỡ quy trình hoàn thành thủ tục. Mọi thứ diễn ra khá suôn sẻ!
- Vậy bạn sắp xếp thời gian như thế nào để theo học song song được cả 2 ngôi trường? Có khi nào bạn rơi vào stress không?
Video đang HOT
Chương trình đại học ở Nhật Bản kéo dài 4 năm, mình đã hoàn thành xong 3 năm rồi. Năm cuối, chúng mình không phải đến trường học nữa, chủ yếu dành thời gian làm luận án bảo vệ tốt nghiệp. Còn việc học ở Úc “mở” lắm, nghĩa là “đi học mà như không học” ấy. Bạn không cần ngày ngày phải đến lớp, đến thư viện để nghiên cứu mà chủ yếu là tự học ở nhà.
Mình thấy ở Việt Nam hay ở Nhật Bản đều có thể học được, chỉ một chiếc laptop hoặc smartphone. Khi cần tra cứu tài liệu, mình sẽ vào website nhà trường hoặc đọc sách điện tử. Bên cạnh đó, mình cũng hay “làm phiền” anh bạn thân cùng lớp, nhờ anh ấy kết nối với giảng viên để thuận tiện trao đổi.
Bạn bè bên Úc tuy ít gặp nhưng họ nhiệt tình lắm. Mình thích nước Úc cũng bởi điều này. Nếu không dành được học bổng, có thể 1 năm phải bỏ ra khoảng 1,2 tỷ đồng để đóng học.
Nói vậy không có nghĩa là không có bất cập và khó khăn. Có những vấn đề mà trao đổi qua Internet không được, phải đến tận trường để giải quyết. Vậy là mình đã “bay đi bay lại” giữa 2 quốc gia, mỗi chuyến bay kéo dài gần 10 tiếng.
Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, khiến mình bị thay đổi chu kỳ sinh lý, thay đổi giờ giấc sinh hoạt. Khi về Việt Nam, mình thường dậy sớm hơn mọi người và đi ngủ cũng sớm hơn nên bố mẹ hay trêu “Ngủ sớm hơn cả gà”. Đi học và đi làm với khối lượng công việc lớn nhiều đôi lúc bản thân rơi vào stress.
Cuộc sống của du học sinh không hề mộng mơ như nhiều người vẫn nghĩ. Đó là cuộc sống nhiều áp lực và sự cạnh tranh để rèn luyện ý chí. (Ảnh: NVCC)
Bằng cấp không quyết định tất cả!
- Hầu hết các du học sinh đều đi làm thêm ngay sau khi ra nước ngoài học. Vậy Julia Ni đã từng trải qua những công việc gì? Những công việc đó có mang lại nhiều lợi ích cho bạn không?
Bằng cấp không quyết định tất cả, kỹ năng sống thực sự là điều vô cùng quan trọng, nhất là khi bạn đang sống ở “đất khách quê người”. Có kỹ năng sống vững, xử lý tình huống tốt thì quá trình học tập mới diễn ra suôn sẻ.
Công việc đầu tiên mình làm là chăm sóc người già, tiếp đó là giáo viên dạy Tiếng Anh cho học sinh và sinh viên tại Việt Nam. Nhiều khi, lớp có cả những học viên người Nhật cũng tham gia. Công việc gần nhất của mình là làm thủ tục cho người xuất nhập cảnh tại Sân bay Quốc tế Kansai. Ngoài ra, mình còn là thành viên của Cộng đồng trao đổi sinh viên du học của tổ chức phi Chính phủ Nhật Bản.
Những công việc này vừa giúp mình cải thiện ngôn ngữ lại đem đến nhiều kỹ năng mềm quan trọng không kém như: Giao tiếp, tính cẩn thận, làm việc có trách nhiệm, chăm chỉ, phản xạ nhanh, tập quan sát kỹ,…
Julia Ni là thành viên của Cộng đồng trao đổi sinh viên du học. (Ảnh: NVCC)
- Nhật Bản là quốc gia trọng lễ nghĩa, bạn thấy điều này thể hiện rõ nét trong cuộc sống thường ngày không?
Người Nhật rất trọng lễ nghĩa, họ luôn nói “xin lỗi” và “cảm ơn”, có khi lên đến hàng nghìn lần trong một ngày. Mình sống ở Nhật được 5 năm, dần dần quen với cách cư xử ấy. Khi về Việt Nam, mình tới siêu thị mua đồ, nói “cảm ơn” với người bán hàng mà mọi người xung quanh ngạc nhiên lắm!
Đối với người Việt, họ suy nghĩ chỉ người bán mới cần cảm ơn khách hàng nhưng người Nhật thì lại nghĩ khác. Người mua hàng cũng cần cảm ơn bởi mua được món đồ cần thiết. Hay khi xếp hàng chờ thanh toán trong siêu thị, người Nhật luôn nghiêm túc, không chen lấn, xô đẩy, không cắt ngang hàng. Chỉ cần họ lỡ chạm nhẹ vào ai cũng vội vàng nói lời xin lỗi ngay lập tức.
Từng bị biến thái theo về tận cửa
- Lúc mới sang nước ngoài, bạn có thường đi ăn uống, đi chơi với các bạn không?
Lúc mới sang, mình chưa có nhiều bạn đâu. Mình toàn mua đồ ở siêu thị về nấu, không dám đi ăn bên ngoài bởi giá cả đắt đỏ. Nếu như suất cơm bình dân ở Việt Nam từ 30.000 – 50.000 đồng thì bên Nhật Bản dao động từ 120.000 – 200.000 đồng. Nếu có đi ăn ngoài thì chủ yếu là được công ty mời. Thời gian đầu, mình không ăn được súp Miso và Natto (đậu tương lên men) nhưng rồi cũng quen hết. Giờ thì món ăn nào mình cũng “cân”.
Người Nhật Bản đặc biệt chú trọng quản lý thông tin cá nhân như: Thẻ ngân hàng, thẻ căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, mạng xã hội… Lúc đầu, rất khó để bắt chuyện với họ, họ luôn cảnh giác người lạ. Nhưng sau một thời gian học tập cùng nhau, các bạn ấy cũng hiểu và bắt đầu chơi với mình. Bạn thân của mình chiếm đa số là các bạn nam. Các bạn ấy hay dẫn mình đi tham quan cảnh đẹp tại Nhật, đi thưởng thức những món ăn ngon hay làm bài tập nhóm cùng nhau.
Có một kỷ niệm “kinh hồn bạt vía” mà không bao giờ mình quên được. Cũng như Việt Nam, nước Nhật có nhiều người biến thái. Mình từng bị một gã biến thái đi theo về đến tận cửa nhà, thường xuyên đứng phục ở một góc khuất. Kể câu chuyện đấy ra, những hôm sau, các bạn nam đưa mình về tận cửa nhà, biết mình an toàn rồi, các bạn mới về.
Một bạn nam còn lấy áo khoác, mũ và giầy để phía ngoài ban công nhà. Đó là lời cảnh cáo ngầm: Nhà này có đàn ông ở, đừng dại dột giở trò lưu manh. Các bạn nam thông minh, tinh tế và ấm áp quá chừng! Sau này, khi đi đâu mình cũng luôn mang theo bình xịt hơi cay phòng thân.
Còn các bạn bên Úc thì mến thương lắm! Họ cực kỳ tốt bụng, nhiệt tình, xởi lởi! Tuy khoảng cách địa lý xa xôi nhưng chưa bao giờ mình cảm thấy cô đơn. Mình có những người bạn ngoại quốc vô cùng chất lượng, luôn hỗ trợ mọi thứ: Tra tìm tài liệu, đăng ký môn học, liên hệ với giảng viên…
Cách học ngôn ngữ của cô bạn Quảng Nam là cởi mở nói chuyện với thật nhiều người bạn ngoại quốc. (Ảnh: NVCC)
- Là người đã học tập và sinh sống 5 năm tại nước ngoài, bạn nghĩ các bạn sinh viên Việt Nam cần trang bị điều gì để có thể hoà nhập khi đi du học?
Đầu tiên, bạn cần có sự tự tin. Nếu không tự tin thì không thể giao tiếp với mọi người và tiến bộ nhanh khi học tiếng. Khi các bạn nói sai, đừng ngại ngùng, đừng sợ mọi người cười. Hãy dũng cảm vượt qua điều đó. Nếu người ta cười mình, bạn nên suy nghĩ đơn giản: “Dù sao mình cũng biết tiếng của họ, còn họ đâu có biết ngôn ngữ dân tộc mình”. Hãy chăm chỉ học ngoại ngữ bởi nó giúp ích rất nhiều cho công việc trong tương lai.
Điều thứ hai, bạn cần hiểu rõ bản thân muốn gì, tương lai trở thành người như thế nào? Hãy xây dựng kế hoạch cụ thể cho cuộc đời mình. 1 năm nữa bạn sẽ khác hiện tại như thế nào? 5 năm nữa bạn sẽ có những gì? Hay xa hơn là kế hoạch cuộc đời 5 năm/lần. Người xưa có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là hoàn toàn chính xác. Trước khi có trách nhiệm với người khác, cần có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Điều thứ ba, hãy luôn giữ thái độ khiêm tốn, lịch sự, luôn giúp đỡ khi thấy người xung quanh gặp khó khăn. “Tiên học lễ, hậu học văn”, ngoài bằng cấp thì thái độ của bạn sẽ quyết định đến việc thăng tiến công việc trong tương lai. Đặc biệt, cần phải tôn trọng văn hoá nơi bạn sinh sống. Tuyệt đối không được có thái độ phân biệt vùng miền, kiêu ngạo, hiếu thắng. Đừng tự đẩy bản thân ra ngoài xã hội, đừng tự cô lập.
Điều thứ 4, làm thật tốt công việc của mình, ngừng soi mói chuyện người khác. Không phải mình nói xấu người Việt Nam nhưng nơi mình sinh sống, khá nhiều người Việt có tính cách “buồn cười”. Họ chưa làm tốt công việc của mình nhưng luôn soi mói, tọc mạch chuyện người khác. Những người như vậy rất khó phát triển trong tương lai.
- Bạn đã có dự định công việc trong thời gian tới chưa?
Sau khi tốt nghiệp cả 2 trường đại học, mình nghĩ bắt đầu làm công việc liên quan đến quản lý nhân sự. Hiện tại mình đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực này. Sau này, khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát, mình sẽ về Việt Nam hỗ trợ công việc kinh doanh cho ba mẹ. Ngoài ra, bản thân mình cũng đang ấp ủ một kế hoạch start up nho nhỏ để thử thách bản thân.
Cảm ơn Julia Ni đã chia sẻ câu chuyện!
Mẹ bỉm sở hữu body "mướt mắt", nghiện trà sữa nhưng thấy bụng hơi to là làm ngay điều này
Bí quyết giữ dáng của bà mẹ 1 con này rất đáng để học hỏi.
Giảm cân sau sinh là vấn đề muôn thuở của nhiều chị em bỉm sữa. Do phải duy trì chế độ ăn uống để cho con bú nên nhiều mẹ bỉm "thả phanh", kết quả là ai cũng than ngắn thở dài về vóc dáng sau sinh của mình. Tuy nhiên, nếu tập luyện thường xuyên và đều đặn sẽ giúp cơ thể không những săn chắc mà sức khỏe cũng được cải thiện rõ rệt.
Vòng Phối Phối là một mẹ bỉm hiện đại. Cô là huấn luyện viên và mẫu ảnh nổi tiếng, nhận được nhiều sự yêu mến từ mọi người. Bà mẹ 1 con sinh năm 1994 (sống tại Đồng Nai) gây chú ý vì sở hữu gương mặt xinh đẹp như hoa hậu và vóc dáng khiến tất cả mọi người phải ao ước.
Chồng Phối Phối tên Dũng, sinh năm 1992, là một doanh nhân từng du học ở Singapore. Cả hai đã có nhiều năm yêu nhau trước khi quyết định về chung một nhà. Thành quả tình yêu của hai vợ chồng là một bé gái đáng yêu, hiện được 15 tháng tuổi.
Nhan sắc nóng bỏng của bà mẹ 1 con.
May mắn cả thai kỳ bà mẹ 1 con không hề bị rạn da.
Bí quyết giảm cân dù uống nhiều trà sữa
Cũng giống như các chị em khác, Phối Phối cực mê món đồ hấp dẫn là trà sữa. Ai cũng biết thức uống này chứa rất nhiều đường và có thể khiến các mẹ bỉm béo lên trông thấy. Tuy nhiên, với bà mẹ 1 con, lúc nào cảm thấy cơ thể hơi lên cân một chút là sẽ lôi thảm ra tập yoga ngay để đánh bay "mỡ bụng".
Do là huấn luyện viên và mẫu ảnh nên Phối Phối có thời gian chăm chỉ tập luyện trước, trong và sau khi mang bầu. Có lẽ vì thế mà dù ăn uống thả phanh nhưng thân hình của bà mẹ 1 con vẫn khiến ai nấy "mắt tròn mắt dẹt".
"3 tháng đầu mang bầu mình bị nghén nên chỉ ăn thức ăn và rau. Cả thai kỳ mình chỉ tăng 8kg (từ 50kg lên 58kg). Trong thời kỳ này mình cũng tập yoga nhẹ nhàng, phù hợp với mẹ bầu. Ngoài ra chế độ ăn cũng hạn chế tinh bột, ăn nhiều rau để chất dinh dưỡng vào con. Trộm vía và rất may mắn vì cơ thể mình không bị rạn và không thay đổi nhiều quá nên mình cũng không bị stress về cân nặng lắm", Phối Phối tâm sự.
Nhan sắc khiến ai nấy đều phải ghen tỵ.
Sau khi con gái chào đời, bà mẹ 1 con giảm luôn 9kg, gầy hơn cả lúc chưa bầu. Điều này khiến cả gia đình vô cùng lo lắng: "Cả bà nội và bà ngoại đều lo mình sút cân nên khuyên đừng hút sữa nữa. Thời gian đó mình ốm nữa nên cân nặng càng dễ giảm hơn".
Ngoại hình hiện tại của bà mẹ 1 con khiến ai nấy trầm trồ, ngưỡng mộ. Ngoài cơ địa dễ giảm cân thì việc tập luyện và ăn uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vòng Phối Phối chia sẻ các chị em trước, trong và sau khi sinh con đều nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống và luyện tập để luôn giữ vóc dáng đẹp và đặc biệt là giữ sức khỏe cho bản thân.
Phối Phối và con gái.
Yêu con đến mức muốn sinh tận 5 đứa
Hiện tại, con gái của Phối Phối đã được 15 tháng tuổi, trộm vía ăn ngon ngủ ngoan. Bà mẹ 1 con cho biết từ khi làm mẹ, cuộc sống của cô cũng thay đổi khá nhiều. Dù em bé nghịch ngợm nhưng chỉ cần xa con 1 chút là Phối Phối lại nhớ không chịu được.
"Cả ngày chỉ quanh quẩn với con, dù mệt nhưng nhìn bé vui là bao khó khăn dường như tan biến. Mình may mắn được bà ngoại chăm sóc riêng nên nhàn nhã hơn nhiều. Hơn nữa, giờ bé cũng lớn nên hai vợ chồng có nhiều thời gian để làm việc hơn. Lúc rảnh đều dành cho con hết chứ mình ít khi tụ tập hay đi chơi bên ngoài. Cả hai vợ chồng đều thích đông con nên mình còn tính sinh tận 5 đứa. Có bà nội, bà ngoại nên không cần lo quá nhiều", bà mẹ 1 con tâm sự.
Bà mẹ 1 con chiều chuộng con gái hết mực.
Khoảnh khắc đáng yêu của 2 mẹ con.
Không như nhiều mẹ bỉm lo lắng mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, Phối Phối may mắn vì có gia đình thương yêu và chồng vô cùng chiều chuộng. Đây cũng là một trong những lý do khiến bà mẹ 1 con có nhiều thời gian cho bản thân hơn.
Anh Tây học tiếng Việt được shipper gọi lại nói "đi xuống" thành 1 từ, biết nghĩa xong không biết giấu mặt vào đâu Chỉ vì sai cách phát âm thôi mà nghĩa của từ tiếng Việt này đã thay đổi 100%! Môi trường học tập ở Việt Nam ngày càng thu hút các bạn trẻ đến từ các nước khác trên thế giới. Nhiều người bạn nước ngoài xem đây là điểm đến lý tưởng cho việc du học. Không khó để bắt gặp các sinh...