9X Nha Trang làm dâu Nga, lần đầu gặp mẹ chồng cho hết vàng hồi môn của dòng tộc
Vợ chồng chị Ngọc Nhàng và con gái Jasmin cùng bố mẹ đẻ, mẹ chồng lẫn 5 người em đang sống chung dưới một mái nhà.
Hơn một năm sau khi kết hôn với ông xã người Nga – Korobkin Daniil (29 tuổi, Nga), cuộc sống mỗi ngày của chị Ngọc Nhàng (29 tuổi, Nha Trang) diễn ra vô cùng bình yên và hạnh phúc ở thành phố biển Nha Trang. Tổ ấm nhỏ của chị chào đón nàng công chúa Jasmin và chị có cả một đội quân hùng hậu hỗ trợ trong việc chăm sóc con từ bố mẹ đẻ, mẹ chồng, chồng và cả 5 người em ruột cùng sống chung trong một mái nhà.
Mặc dù mẹ chồng và chồng không biết tiếng Việt, chỉ dùng bằng kí hiệu khẩu hình cơ thể giao tiếp nhưng mọi người vẫn rất hiểu, rất hoà thuận với nhau.
Chị Ngọc Nhàng cùng mẹ chồng và bé Jasmin.
Chị Ngọc Nhàng và anh Daniil có một câu chuyện tình đầy biến cố, chị cũng từng bị gia đình phản đối, ngăn cấm không cho yêu anh. Tuy nhiên sau 3 năm làm bạn và yêu, anh chị cũng đã được bố mẹ chị đồng ý. Cuối năm 2018, anh Daniil đã cầu hôn chị Ngọc Nhàng trong chuyến du lịch ở Phuket (Thái Lan) và con gái Jasmin là kết quả tình yêu trong chuyến du lịch ấy.
Đầu năm 2019, cả 2 đã có một đám cưới vô cùng hạnh phúc, ngọt ngào. Đến giữa năm 2019, anh chị hạnh phúc khi chào đón công chúa nhỏ đầu lòng Jasmin.
Chị Ngọc Nhàng cho biết, mặc dù quen biết và yêu anh Daniil khá lâu nhưng chị vẫn chưa từng có cơ hội được gặp mẹ anh. Thậm chí, cả 2 đi du lịch cùng nhau nhiều nhưng chị chưa từng có dịp một lần đến Nga – quê hương anh.
Mẹ chồng đã trao hết hồi môn dòng tộc cho chị lần đầu tiên gặp.
Lần đầu tiên chị được gặp mẹ chồng chính là khi chị biết mình có bầu. Nghe được tin vui này, mẹ chồng đã nhanh chóng mua vé qua Việt Nam để thăm chị. Và vừa ra khỏi sân bay, bà đã quăng vali chạy tới ôm chầm lấy anh Daniil và chị rồi hôn vào trán cả 2.
“Mẹ xin lỗi vì để 2 con đợi lâu tại máy bay gặp thời tiết xấu” - bà nói vì cảm thấy có lỗi khi để 2 vợ chồng chị đợi từ 2h đến 5h sáng, đặc biệt chị đang có thai 8 tuần bị ốm nghén nặng.
“Đó là kỷ niệm mình nhớ mãi. Ấn tượng đầu tiên về mẹ chồng của mình là mẹ trẻ trung và rất sành điệu. Lúc đó mẹ mặc áo thun quần jean, tóc cắt ngắn móc lai trắng hết, nhìn xì-tin lắm luôn.
Video đang HOT
Về tới khách sạn là mẹ kêu muốn được nói chuyện với mình nên chồng quay về trước. Lúc chỉ còn 2 mẹ con, mẹ lấy một cái hộp trong đó toàn nhẫn vàng, vòng vàng, bông tai. Đó đều là của hồi môn được truyền qua nhiều thế hệ của dòng họ mẹ tặng hết cho mình.
Mẹ nói mình là người khiến cả dòng họ hạnh phúc vì thật bất ngờ khi chồng mình thông báo sẽ kết hôn và có em bé. Mẹ đã đợi chờ rất lâu. Lúc đó mình xúc động lắm, 2 mẹ con mới lần đầu gặp nhau thôi mà cứ như đã quen biết từ lâu rồi”, chị Ngọc Nhàng nhớ lại.
Và trong đám cưới của vợ chồng chị diễn ra đầu tháng 1/2019, mẹ chồng cũng đã khóc rất nhiều. Bà đã ôm chị và hôn rất nhiều khiến chị cảm nhận được sự ấm áp từ mẹ.
“Mẹ cảm ơn con vì đã khiến cho Daniil hạnh phúc” - Mẹ chồng chị nói trong những giọt nước mắt hạnh phúc khiến chị khóc theo.
Mẹ chồng dự lễ cưới của chị và anh Damiil.
Đối với chị Ngọc Nhàng, mẹ chồng là một người vô cùng tuyệt vời và chị thương mẹ chồng giống như mẹ ruột. Những ngày mang bầu chị bị ốm nghén nặng, mẹ chồng đã giúp chị tất cả mọi thứ từ đi chợ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và nấu mỗi ngày một món để chị có cảm giác ngon miệng. Không những vậy, bà còn chuẩn bị tất cả đồ sơ sinh cho bé từ dầu gội, sữa tắm, kem, tã, bình sữa, tất cả mọi thứ để chị yên tâm sinh Jasmin.
Những ngày chị đi sinh Jasmin, bà cũng luôn ở bên cạnh cùng bố mẹ chị và chồng chăm sóc chị. Suốt một tuần sau sinh trước khi phải về Nga chăm bà cố, mẹ chồng là người tắm rửa bôi thuốc vào vết thương sau sinh cho chị, nấu các món ăn ở cữ để giúp chị mau chóng hồi phục sức khỏe.
Chị Nhàng tâm sự, giữa chị và mẹ chồng giống như 2 chị em. Chị chia sẻ với mẹ mọi buồn vui và mẹ cũng vậy. Sau khi trở về Nga chăm sóc bà cố, mẹ chị lại tiếp tục quay lại Việt Nam để chăm sóc vợ chồng chị và cháu gái Jasmin. Thậm chí, bà còn xin nghỉ hẳn việc ở nhà hàng bên Nga – nơi gắn bó trong suốt gần 30 năm để được ở Việt Nam đi chợ, nấu ăn, trông Jasmin cho vợ chồng chị.
“Nhiều lúc thấy mẹ một mình, mình hay trêu “mẹ nên có bạn trai đi” mà mẹ không chịu. Mẹ kêu bao nhiêu tình yêu, sự quan tâm đều dành cho bà cố Jasmin, 2 vợ chồng mình và Jasmin hết rồi. Mình thấy thương mẹ lắm.
Mẹ nói chỉ có mình mới giận được mẹ chứ mẹ không bao giờ giận mình được. Nhiều lúc Daniil còn ghen tỵ là sao mẹ lại thương mình nhiều hơn thương anh ấy”, chị Ngọc Nhàng cười.
Đối với chị Ngọc Nhàng, chị may mắn vì có một người mẹ thứ 2 là mẹ chồng. Từ lúc có Jasmin, chị ít đi mua sắm cho bản thân vì một phần chỉ ở nhà chăm con và một phần chưa lấy lại được vóc dáng ban đầu nên ngại việc ra ngoài, mẹ chồng chính là người mua mọi thứ cho chị, nước hoa, mỹ phẩm, mắt kính, áo quần tập gym, đồ ngủ, rồi may cả đầm đôi cho chị và con gái.
Bà còn nấu ăn, giặt đồ cho Jasmin khiến chị không phải làm gì cả và tạo điều kiện tối đa cho chị có thời gian lấy lại vóc dáng. “Mẹ đan len cực kì khéo tay, may đồ cũng đẹp, nấu ăn các món Nga càng ngon nên mình muốn học hỏi theo mẹ chồng lắm. Hai mẹ con suốt ngày chở nhau đi tìm mua những vật liệu may váy công chúa cho Jasmin, mẹ dạy mình cách may vá, nấu ăn các món Nga cho chồng nữa”.
Mẹ chồng chăm sóc Jasmin cho chị để chị chỉ việc lấy lại vóc dáng.
Nhìn thấy con gái được mẹ chồng yêu thương, bố mẹ chị Ngọc Nhàng rất vui mừng, đặc biệt bố mẹ chị cũng rất thương và muốn bà thông gia được ở cạnh con cháu nên đã mời mẹ chồng chị về nhà mình sống chung gần 1 năm nay.
Hễ chủ nhật rảnh là mẹ đẻ và mẹ chồng chị lại đi cà phê với nhau. Cả 2 đi chợ chung, nấu thức ăn ngon chia sẻ cho nhau. Mặc dù mẹ chồng và bố mẹ chị không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ nhưng chỉ bằng cử chỉ, điệu bộ, thậm chí chỉ bằng một nụ cười, 2 bên cũng có thể hiểu nhau mỗi lần không có chị phiên dịch.
Có lẽ vì tình yêu thương vô bờ bến dành cho con, cho cháu mà giữa mẹ ruột và mẹ chồng của chị chưa bao giờ xảy ra việc bất đồng, mọi quan điểm hoàn toàn giống nhau. Mẹ chồng cũng luôn tôn trọng, để chị có thể chăm sóc Jasmin theo cách mà chị muốn và không bao giờ quyết định khi không hỏi ý kiến của vợ chồng chị. Điều này giúp cho chị cảm thấy rất thoải mái không bị áp đặt.
Không những vậy, trong khi bố mẹ ruột la mắng mỗi khi chị giỡn lớn tiếng, “ăn hiếp” chồng thì mẹ chồng lại là người bênh vực chị. Mẹ chồng tâm lý đến mức tiền chị gửi đi chợ hàng tháng, bà không tiêu mà cứ giữ lấy để chờ sinh nhật con dâu tặng lại, coi như để dành cho chị có tiền mua những thứ mình thích.
Hai người mẹ của chị thân thiết như chị em trong nhà.
Nhờ mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn thuộc về một đội mà chồng chị chẳng phải làm gì để cân bằng mối quan hệ ấy. Chị lúc nào cũng đứng về phía mẹ chồng để bà cảm thấy không bị lạc lõng với mọi người và ngày nào chị cũng bế Jasmin lên phòng bà xem bà may đồ đan áo hay nấu ăn.
“ Bà cố của Jasmin chỉ có một mình ở Nga nên sau 2 tháng nữa mẹ phải về Nga chăm sóc bà. Ngày nào mẹ cũng nói “Nhất định phải dẫn Jasmin qua Nga thăm bà nội và mẹ nha, chứ mẹ nhớ mấy đứa lắm đó!”. Lần nào mẹ nói cũng khóc mắt đỏ hoe rồi đi vội vô tolet để giấu không cho tụi mình thấy mẹ khóc. Thấy thương lắm. Mặc dù mẹ không biết tiếng Anh chỉ dùng google dịch nhưng đôi lúc mẹ không nói mình cũng hiểu. Giới trẻ bên nước ngoài họ không thích sống chung với gia đình nên khi mẹ được sống cạnh 2 vợ chồng mình và Jasmin mẹ hạnh phúc lắm”, chị Ngọc Nhàng bộc bạch.
Chị cũng thổ lộ thêm, mẹ chồng bây giờ vô cùng đáng yêu và tâm lý. Chỉ cần mỗi người dùng trái tim để quan tâm, yêu thương và hiểu nhau thì sẽ không hề có chuyện mẹ chồng nàng dâu cơm không lành canh chẳng ngọt. Mỗi người hãy tôn trọng và yêu thương mẹ chồng như chính mẹ ruột, mở lòng với mẹ chồng, chị tin rằng mẹ chồng sẽ cảm nhận được sự chân thành và tự khắc yêu con dâu còn hơn chính con ruột.
PV
Cứ năm hết Tết đến là mẹ chồng lại chi tiền đặt vé cho cả nhà đi du lịch mới sướng chứ!
Phải mất 1 phút, anh ấy mới định thần lại rồi xoa đầu tôi cười: "Đúng là nỗi lo của mấy mẹ lười. Nhưng mà em yên tâm, Tết này em chẳng phải làm gì đâu. Gia đình anh ngược lại sẽ cho em bất ngờ đấy! Trước mắt cứ ngoan ngoãn về làm vợ anh đã".
Dù đã 27 tuổi, chẳng còn trẻ người non dạ gì nhưng tôi vẫn sợ "chống lầy". Chồng tôi hồi ấy thấy bạn gái cứ 5 lần 7 lượt hoãn đám cưới thì giận lắm. Anh ấy sang nhà gọi tôi ra nói chuyện: "Đi xem cả năm mới được ngày đẹp mà em cứ dùng dằng là sao? Hay là em có người khác rồi? Như nào cũng phải nói ra để anh còn biết!"
Đến lúc ấy, tôi mới phải thú thật nỗi lo của mình. Chồng tôi nghe xong ớ người ra, mồm thì há hốc. Phải mất 1 phút, anh ấy mới định thần lại rồi xoa đầu tôi cười: "Đúng là nỗi lo của mấy mẹ lười. Nhưng mà em yên tâm, Tết này em chẳng phải làm gì đâu. Gia đình anh ngược lại sẽ cho em bất ngờ đấy! Trước mắt cứ ngoan ngoãn về làm vợ anh đã".
Mẹ tôi thì gọi điện dặn dò suốt: "Đây là Tết đầu tiên ở nhà chồng, phải cẩn thận không người ta đánh giá" - Ảnh minh họa: Internet
Thế là cuối năm trước, tôi lên xe hoa về nhà chồng trong tâm trạng thấp thỏm. Hôm nào lên công ty, tôi cũng hỏi mấy chị đã có gia đình về các bài cúng Tết rồi bày biện mâm cúng, phải mua cái gì, nấu món gì,... Mẹ tôi thì gọi điện dặn dò suốt: "Đây là Tết đầu tiên ở nhà chồng, phải cẩn thận không người ta đánh giá".
Trước Tết khoảng 1 tháng, lúc ăn cơm tối, mẹ chồng tôi bỗng bảo: "Sắp Tết rồi, nhà mình bàn bạc luôn nhỉ". Lúc ấy, tôi bắt đầu căng thẳng, hít 1 hơi sâu chuẩn bị sẵn tinh thần nghe bố mẹ giao phó công việc. Nhưng ai ngờ, bố chồng nãy giờ ngồi bình thản ăn cơm đột nhiên lên tiếng: "Thôi năm nay đi Đà Nẵng đi. Năm ngoái đi Sapa là lên núi rồi, năm nay nhà mình đi biển cho thay đổi. Qua tôi xem thấy có mấy tour khuyến mãi được lắm, mình đi 3 ngày tết là vừa đẹp!"
"Ừ Đà Nẵng cũng được, tôi thì duyệt. Thế vợ chồng 2 đứa thấy sao?", mẹ chồng quay sang hỏi tôi đang ngơ ngác, ớ ra không hiểu gì. Lúc này chồng tôi mới cười nháy mắt giải thích cho vợ. Hóa ra từ 2 năm gần đây, mẹ chồng tôi chủ trương không ăn Tết ở nhà nữa mà đi du lịch xả hơi sau 1 năm làm việc vất vả, mệt mỏi.
Quả thật tôi đúng số hưởng, được làm dâu ở một gia đình có tư tưởng quá tiến bộ - Ảnh minh họa: Internet
Vì bố chồng tôi là con thứ nên việc cúng bái không phức tạp như các nhà khác. Chuyện này thì bác cả bên chồng tôi lo hết và nhà tôi chỉ cúng thêm thôi. Và như 2 năm trước đi du lịch thì mẹ chồng tôi sắp xếp cúng trước cho thổ công và các cụ. Xong xuôi là cả nhà cứ thế lên đường tung tẩy, xả hơi thôi. Bố chồng và chồng tôi thì đều thích du lịch nên ngay khi nghe đề xuất của mẹ chồng thì gật đầu đồng ý ngay tức khắc.
Mẹ chồng tôi còn bảo: "Năm mới, khởi đầu mới. Đi chơi cho đầu óc thư thái chứ tội gì phải cắm đầu vào mấy đống bát đĩa!"
Thế là 2 năm liền ở nhà chồng, chưa năm nào tôi phải hộc mặt nấu nướng, dọn dẹp dịp Tết. Thay vào đó, cả nhà tôi cùng đi chơi năm thì Phú Quốc, năm thì Tuần Châu - Hạ Long, thích thú vô cùng. Hôm qua, mẹ chồng lại "họp gia đình" để thông báo việc đặt vé đi chơi Tết và khách sạn ở Đà Nẵng năm nay đã xong xuôi, mọi người chỉ cần chờ đến ngay để lên đường thôi.
Tôi nghe bà nói xong mà sướng rơn người. Chồng tôi ở bên cạnh thì nháy mắt thầm thì: "Đấy, em xem trên đời có bà mẹ chồng nào tuyệt vời như mẹ anh không?". Tôi quay ra, lén đưa ngón cái tán thưởng với chồng. Quả thật tôi đúng số hưởng, được làm dâu ở một gia đình có tư tưởng quá tiến bộ.
Thời nay đầy người có tiền nhưng chưa chắc ai cũng có thể suy nghĩ hiện đại như mẹ chồng tôi... mỗi dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền đến.
Nhật Quỳnh
Theo phunusuckhoe.vn
Hết lòng với nhà chồng mà cứ mở miệng là mẹ chồng cay nghiệt: "Đồ con nhà quê" Tôi cố gắng hết sức rồi nhưng không làm thế nào để mẹ chồng có cái nhìn thiện cảm hơn, giờ tôi thật sự chán lắm rồi. Cưới về nhà anh gần 2 năm, sinh cho mẹ chồng một cô cháu gái xinh xắn, bụ bẫm. Công việc của tôi cũng tốt, gần chục triệu đồng, tôi cũng luôn cố gắng thu vén,...