9X miền Tây kể về nỗi đau kinh hoàng khi chuyển giới
Nỗi đau bị cắt thịt “vùng nhạy cảm” chỉ có người khát khao được làm con gái hai mấy năm trời mới chịu nổi.
Chắc hẳn sẽ hiếm người nhận ra cô gái xinh như búp bê này từng là một chàng trai
Mặt đối mặt với cô gái 23 tuổi có cái tên rất đẹp Lương Hương Giang (Đồng Tháp), khó tránh khỏi vài giây loạn nhịp trước gương mặt thanh tú, đôi mắt to tròn, làn da trắng nõn và bờ ngực tròn đầy lấp ló sau tấm áo voan mỏng.
Tất cả mọi thứ của Hương Giang đều thuộc về một cô gái đẹp, chỉ duy giọng nói, dù gắng đổi thế nào vẫn vương chút trầm ồm của đàn ông. Nhưng sau hơn 20 năm sống trong hình hài một gã trai, trải qua hành trình “lột xác” đau đớn để được sống đúng với mình, chút tàn dư ấy không khiến cô gái xinh đẹp phiền lòng.
Hương Giang là một cô gái chuyển giới. Không giống những cô gái bị “mụ nặn nhầm”, thường kể về quá khứ bị miệt thị, khinh ghét và xem đó là nỗi đau lớn nhất đời, Hương Giang lại ám ảnh nhiều hơn bởi quá trình phẫu thuật từ trai sang gái.
Cú “lột xác” ngoạn mục của Hương Giang
Cô miêu tả nỗi đau ấy một cách trần trụi: phòng mổ lạnh toát, tiếng dao kéo leng keng, đau như khứa từng thớ thịt, thậm chí có lúc còn ngửi thấy mùi thịt cháy của chính mình…
21 tuổi, Hương Giang tiêm mũi hoóc môn đầu tiên. Cô gắn liền với mũi kim và những lần co rúm khi thuốc chạy khắp người suốt 7 tháng ròng rã.
Nhưng phải đến khi bước vào phòng mổ, cô gái Đồng Tháp mới hiểu hai chữ “đau đớn” một cách rành rọt và sống động. Cô nằm trên chiếc bàn mổ lạnh lẽo đến rợn người, tay chân cột chặt và được gây tê sống, nghĩa là dù không có cảm giác đau đớn nhưng đầu óc lại hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ làm đến đâu biết đến đó.
“Bác sĩ rạch, cắt, xẻ thế nào mình biết hết, tiếng máy rè rè, khói bốc lên và còn có cả mùi thịt cháy khét lẹt. Ấy là lúc bác sĩ cắt bỏ “cái đó” và tạo hình bộ phận sinh dục nữ. Mình sợ hãi và cả xúc động nữa… vậy là cuối cùng cũng được làm con gái”, Hương Giang kể.
Video đang HOT
Ngay khi là con trai, Hương Giang (lúc ấy có tên là Trường Giang) đã rất xinh đẹp
Nhưng phải đến khi kết thúc 5 tiếng đồng hồ phẫu thuật, nỗi đau đớn khủng khiếp ấy mới thực sự ập đến. Một tuần liền, Hương Giang không ngủ nổi, chỉ ăn cháo và uống nước trái cây. Mỗi cử động nhỏ đều đau như ngàn mũi dao khứa vào từng thớ thịt và có thể khiến “vùng kín” chảy máu.
Cô gái Đồng Tháp nhớ rất rõ, mùa đông Thái Lan lạnh buốt càng khiến vết thương đau nhức đến tận xương tủy. Sau một tuần nghỉ dưỡng, cô tập đi, mỗi bước đi như hàng ngàn mũi kim chích vào da thịt, hơn thế, nỗi đau ấy lại xuất phát từ nơi nhạy cảm nhất trên cơ thể.
“Chuyển giới là hành trình khắc nghiệt. Nếu không phải đã ấp ủ ước mơ làm con gái suốt hai mấy năm trời, không can đảm, không khát khao dữ dội, có lẽ mình không vượt qua được”, Hương Giang chia sẻ.
Khó có thể tin, cô gái xinh đẹp, gợi cảm nhường này lại từng là một gã trai
Trở về nhà sau một tháng trời, điều duy nhất khiến mọi người bất ngờ ở Hương Giang là mái tóc dài và nụ cười hạnh phúc trước đây chưa từng thấy. Chẳng ai nhận xét cô đẹp hơn, nữ tính hơn hay vóc dáng nuột nà hơn vì ngay cả khi mang hình hài một gã trai, cô vốn đã đẹp.
“Sự khác biệt ở “chỗ ấy” và tận sâu trong tâm hồn để riêng mình cảm nhận là được, còn mọi người chỉ cần từ nay xem mình như một cô gái thực sự là hạnh phúc rồi”, Giang nói.
Số tiền Hương Giang chi trả cho phẫu thuật chuyển giới là 130 triệu đồng. Cô được mẹ trợ giúp một phần, còn lại là tiền cô dành dụm từ khi mới 15 tuổi.
Ngày ấy, Hương Giang vô tình xem một đoàn lô tô biểu diễn, chị nào chị ấy giọng nói cũng ồm ồm nhưng lại cực kỳ tự tin, xinh đẹp.
Trải qua nhiều đau đớn, Hương Giang đã chấm dứt hơn 20 năm sống đời “thân sâu hồn bướm”
Cô hiểu, nếu không thật sự là một cô gái từ sâu bên trong thì dù tô bao nhiêu lớp son, đội bao nhiêu mái tóc giả cũng không thể tự tin và hạnh phúc như thế.
Vậy là, cô nung nấu ước mơ chuyển giới, sẵn sàng làm mọi việc nặng nhọc để có tiền phẫu thuật. Cô gọi Thái Lan là thiên đường của những người bị “mụ nặn nhầm” như mình và bắt đầu mơ về một chuyến bay sang đó, dẫu biết, hành trình này không hề nhẹ bẫng như người ta nhắc đến hai từ: chuyển giới.
….
Đau đớn là thế nhưng Hương Giang vẫn xem phẫu thuật chuyển giới là phép nhiệm màu bởi trước đó, cô từng có hơn 20 năm sống trong địa ngục…
Cùng đón đọc bài tiếp theo vào lúc 17h00 NGÀY 23/05/2017 để hiểu hơn về quá khứ đầy rẫy tổn thương của cô gái Đồng Tháp.
Theo Danviet
Mong được công nhận chuyển giới với người không phẫu thuật
Nếu được công nhận chuyển đối giới tính, người chuyển giới sẽ được sống với giới tính mới mà không cần phải sống kiếp "hồn Trương Ba da hàng thịt", được pháp luật công nhận, được kết hôn...
Những người "vô hình"
Lê Ánh Phong (SN 1988, quê ở Quảng Ngãi) vốn là một cô gái sống trong thân xác của một chàng trai. Để được sống với giới tính mình khát khao, năm 2013 Phong đã sang Thái Lan phẫu thuật. Trước đó, cô lén lút uống hormone do các bạn cùng giới xách tay từ nước ngoài về. Phong cho biết, sang Thái Lan phẫu thuật rất tốn kém, việc uống hormone không rõ nguồn gốc, không được bác sĩ kê đơn và theo dõi tác dụng phụ rất có hại. Tuy nhiên Phong và các bạn chuyển giới chẳng có cách nào khi tại Việt Nam chưa cho phép các bệnh viện thực hiện chuyển giới.
Nguyễn Ngọc Anh (25 tuổi, Hà Nội) là chuyển giới nữ, dù trông chị khá xinh đẹp nhưng vẫn nhận nhiều ánh mắt kỳ thị. Ngọc Anh không thể lên máy bay vì giới tính trên chứng minh thư là nam, còn người thật lại là nữ. Ngọc Anh cho biết, ngay cả việc đi vệ sinh công cộng cũng khó khăn vì cả nam và nữ đều bài xích chị.
Trúc Linh (đứng) cho rằng chỉ người phẫu thuật hoặc uống hormone mới được thừa nhận chuyển giới là chưa đủ. Ảnh: Diệu Linh
Theo ông Lương Thế Huy - Giám đốc Chương trình Quyền LGBT (quyền cho người đồng tính nam - nữ, song tính, chuyển giới) của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), người chuyển giới chịu rất nhiều thương tổn khi sống với giới tính mà họ mong muốn. "Người chuyển giới "vô hình" trong luật pháp, không lên được máy bay vì khai sinh và bề ngoài khác nhau, không được phép kết hôn, không cơ sở y tế nào nhận phẫu thuật và điều trị hormone cho người chuyển giới..."- Huy nói.
Mới đây, Điều 37 Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có hiệu lực 1.1.2017 đã cho phép "cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi". Như vậy, chỉ những người chuyển giới đã qua phẫu thuật mới được xã hội thừa nhận.
Sẽ thừa nhận cả người uống hormone
Hiện nay, nhiều cơ sở y tế có thể can thiệp bằng hormone, tuy nhiên việc này cần phải rất thận trọng. Hormone giống "con dao hai lưỡi", nếu không cẩn thận sẽ để lại hậu quả khôn lường. Còn can thiệp ngoại khoa càng cần thận trọng hơn vì dễ xảy ra tai biến".
Bác sĩ Nguyễn Quang - Trung tâm Nam học (Bệnh viện Việt Đức)
Mới đây, Bộ Y tế đã lấy ý kiến vào dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách Luật Chuyển đổi giới tính. Đây là bước đầu tiên cho việc xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính trong thời gian tới. Nếu luật được ban hành, người chuyển giới sẽ được pháp luật công nhận, được chuyển đổi giới tính trên giấy tờ, được quyền phẫu thuật, khám điều trị chuyển giới tại bệnh viện trong nước, được phép kết hôn.
Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đánh giá 8 chính sách có thể gây tác động lên người chuyển giới và nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan. Mỗi chính sách, Bộ Y tế sẽ đưa ra 2-3 giải pháp kèm theo đánh giá tác động của mỗi giải pháp. "Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, văn hóa Việt Nam, Bộ Y tế nghiêng về giải pháp cho phép chuyển đổi giới tính với các trường hợp đã sử dụng hormone hoặc đã can thiệp ngoại khoa. Còn các trường hợp không có can thiệp gì mà chỉ "tự nhận" mình là chuyển giới sẽ không được công nhận. Ở giai đoạn đầu, tất cả những người đã phẫu thuật chuyển giới bất hợp pháp hoặc hợp pháp trong và ngoài nước nếu đủ các điều kiện khác sẽ được công nhận là chuyển giới. Các bệnh viện được phép cấp giấy công nhận chuyển giới cũng phải đủ điều kiện theo quy định..." - ông Quang nói.
Tuy nhiên, theo Trúc Linh - một bạn chuyển giới từ nam sang nữ, nếu chỉ người đã phẫu thuật và dùng hormone mới được công nhận chuyển giới là không đủ. Vì trên thực tế nhiều bạn chuyển giới chỉ "giả trang" bằng quần áo, tóc, trang điểm chứ không đủ tiền để phẫu thuật. Còn có bạn muốn phẫu thuật hay dùng hormone nhưng không đảm bảo sức khỏe. "Dùng hormone có nhiều tác dụng phụ, phẫu thuật cũng có quá nhiều đau đớn, biến chứng nên không phải người chuyển giới nào cũng chấp nhận hy sinh sức khỏe, tuổi thọ để làm. Nhưng họ vẫn thực sự mong muốn sống với giới tính khác với giới tính mình sinh ra" - Linh nói.
Lý giải về điều này, ông Quang cho biết, đặt ra điều kiện là nhằm hạn chế các trường hợp lợi dụng điều này để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ pháp lý hoặc hạn chế những trường hợp đua đòi, bỗng nhiên một ngày đẹp trời lại cao hứng muốn nam thành nữ, nữ thành nam.
Ông Quang nhận định, cho dù giải pháp nào cũng sẽ không thể bao quát hết tất cả mọi vấn đề, mọi đối tượng. "Tuy nhiên, cần phải có những quy định về điều kiện chuyển giới để hạn chế các tác động tiêu cực" - ông Quang nói.
Theo Danviet
Trải lòng của những người lưỡng tính, không biết mình là nam hay nữ "Khi đi làm, em không thể mặc bộ váy trong khi giới tính mình là nam. Không thể mặc váy, để bê két bia", Thanh chia sẻ. Một trong những người mong muốn sớm được phẫu thuật chuyển đổi giới tính "Người chia sẻ thì ít nhưng người "chọc ngoáy" thì nhiều" Nguyễn Mai Thanh, sinh năm 1992, TP.HCM cho rằng mình là...