9X mách cách ngâm nước dâu tằm ngọt ngào thơm nức mũi chẳng sợ màng, hỏng
Để nước dâu tằm ngâm không bị màng, hỏng và luôn thơm ngọt cần có bí quyết riêng.
Nước dâu tằm được rất nhiều người yêu thích vì có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, lại có tác dụng giải khát trong ngày hè. Cứ đến giữa tháng 3, đầu tháng 4, dâu tằm được bày bán khắp các chợ. Đây chính là thời điểm để chị em tha hồ lựa chọn mua dâu về ngâm nước hoặc làm si rô hay mứt để ăn cùng bánh. Tuy nhiên nhiều chị em thắc mắc, khi ngâm dâu thường có hiện tượng bị màng, mốc, lên men sớm. Để khắc phục điều này, chị em có thể tham khảo tuyệt chiêu ngâm dâu tằm của chàng trai Nguyễn Văn Đức (27 tuổi, Hà Nội).
Đức chia sẻ, cách ngâm dâu mình đã học hỏi nhiều nơi, từ trên mạng đến người thân rồi rút ra kinh nghiệm. “Hiện tại cách ngâm nước dâu này phổ biến từ các nước phương Đông tới các nước châu Âu. Khi ngâm si rô họ cũng áp dụng cách tương tự”.
Chàng trai Nguyễn Văn Đức
Về vấn đề ngâm dâu thường hay có hiện tượng bị màng, Đức cho biết, mình cũng từng bị 1 lần như vậy. Nhưng sau đó, 9X tham khảo và nghiên cứu thì phát hiện ra do dâu có vấn đề như rửa chưa sạch và quả bị dập, thối.
Vì vậy Đức mách, để không bị nổi bọt và lên màng thì mọi người có thể rửa sạch, ngâm qua muối hay dấm chẳng hạn, rồi để thật ráo nước. Trước đó mọi người nên nhặt bỏ quả bị hỏng trước khi ngâm. “Như mình có đề cập ở cách làm, chắc hơn nữa thì bạn trụng nước sôi khoảng 5 phút, để thật nguội rồi ngâm là một cách tiệt trùng dâu hiệu quả”.
Để si rô ngon thì vẫn nên chọn quả dâu chín, nhưng trong quá trình vận chuyển dâu chín sẽ bị dập nên cần nhặt bỏ những quả dập trước khi ngâm.
Dưới đây là cách ngâm nước dâu, làm si rô dâu, mứt dâu của Nguyễn Văn Đức, chị em tham khảo nhé:
Nguyên liệu:
- 600gr dâu tằm chín
- 500gr đường phèn
Video đang HOT
- 1/2 thìa canh (1 tbsp) nước cốt chanh
- Chút muối
Cách làm:
Chuẩn bị
- Dâu tằm mua về, bạn nhặt bỏ những quả bị dập và thối. Sau đó rửa sạch với nước.
- Chuẩn bị một nồi nước với chút muối. Đun sôi và chần dâu trong nước muối khoảng 3-5 phút, vừa để đảm bảo vệ sinh và tránh hiện tượng nổi váng khi ngâm dâu. Vitamin K có trong dâu tằm khá bền với nhiệt nên bạn không cần lo lắng.
- Vớt dâu ra rồi để nguội và ráo nước.
- Chuẩn bị một hũ thuỷ tinh sạch khoảng 1.5 lít.
Ngâm dâu tằm
Cho vào đáy lọ thủy tinh một lớp dâu, tiếp đến là một lớp đường phèn. Cứ như vậy tới khi hết dâu và đường. Bạn chú ý để lớp trên cùng là đường nhé. Việc này sẽ ngăn ngừa việc khi ngâm dâu có hiện tượng nổi váng. Đem lọ vào chỗ mát để và tránh ánh sáng trực tiếp.
- Để dâu ngâm qua đêm thì đường tan hết. Bạn có thể lấy nước dâu để pha hoặc có thể để trong tủ lạnh dùng dần.
Làm si rô dâu tằm
Nếu muốn bảo quản được lâu, bạn hãy làm si rô dâu, vẫn thơm như nước dâu thôi. Bạn đổ dâu và nước ngâm vào nồi, đun trên lửa nhỏ khoảng 30 phút để dâu ra nước. Lọc lấy si rô, sau đó bảo quản trong lọ.
Làm mứt dâu tằm
Cách làm mứt dâu cũng rất đơn giản. Sau khi lọc lấy si rô, bạn lấy vài thìa si rô cho vào phần xác dâu cùng với nước cốt chanh, sên lại khoảng 1-2 phút là có mứt dâu ngon ngọt rồi.
Si rô dâu dùng để pha nước uống giải khát rất ngon. Còn mứt dâu có thể dùng ăn kèm bánh mì hoặc dùng làm bánh ngọt nữa.
Chúc các bạn thành công!
Minh Ngọc
Tại sao tôm đất Cà Mau được xem là ngon nhất?
Tôm khô là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất ở nhiều vùng miền của Việt Nam. Trước giờ người ta thường nghe tôm khô ngon là gắn liền với các vùng biển trải dài từ Bắc vào Nam như Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Quốc, Cà Mau v.v...
Tuy nhiên theo chia sẻ của các ngư dân giàu kinh nghiệm với VOVE thì con tôm để làm khô ngon nhất thực ra không phải là tôm biển mà là tôm sông, đặc biệt là tôm đất vùng Rạch Gốc, Cà Mau.
Tôm đất tự nhiên thơm ngọt hơn tôm biển
Tôm đất là loại tôm nước ngọt, sống ở sông và mặc dù nhỏ hơn nhưng tôm đất ít tanh và ít nồng hơn tôm biển, thịt dai và và ngọt hơn. Bên cạnh đó, tôm đất sông có vỏ mỏng hơn so với tôm biển, và do đó phù hợp với việc chế biến, phơi khô, tách vỏ, cho thành phẩm khô hoàn hảo hơn.
Tôm đất khi dùng để làm các món ăn đều rất thơm ngon, dinh dưỡng, vị ngọt tự nhiên. Có thể kể đến các món ăn gắn với tôm đất vô cùng ấn tượng như chả ram tôm đất, tôm đất nướng muối ớt, tôm đất rang muối sả gừng v.v...
Thiên nhiên Cà Mau cho con tôm đất ngon nhất
Trong những quá trình rong ruổi, VOVE thấy nhiều nơi có con tôm, con tép và đều có thể đem đi làm khô, nhưng ngon nhất vẫn là con tôm Cà Mau, đặc biệt là vùng Rạch Gốc hay Bảy Háp. Nơi đây có hệ sinh thái vô cùng đa dạng, đan xen giữa môi trường nước mặn, nước ngọt, nước lợ.
Những con tôm đất tự nhiên sinh trưởng nơi cửa sông phù sa, màu mỡ nhiều thức ăn, là thành phẩm hoàn hảo bởi vị ngọt bùi nơi sông nước, chút mặn mòi của biển cả và cả sự nguyên sơ của hương rừng Cà Mau. Thế nên khi chế biến thức ăn, tôm đất nơi đây dai ngọt đặc trưng và màu sắc hấp dẫn mà không nơi đâu sánh bằng.
Chế biến theo phương pháp thủ công gia truyền khắt khe
Để làm nên con tôm khô cần trải qua 4 công đoạn chính là luộc, phơi (sấy), đập và tách vỏ. Khâu luộc là quan trọng nhất, quyết định chất lượng con tôm, cần người có kinh nghiệm thì thành phẩm mới có màu đẹp, vừa ăn mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên.
Bên cạnh đó còn rất nhiều bí quyết khác để làm ra thành phẩm tôm khô đặc biệt như luộc lúc sang sớm để kịp phơi đủ nắng tự nhiên, và đặc biệt hoàn toàn không có phẩm màu hay tẩm ướp bất kỳ hóa chất bảo quản nào.
Theo VOVE
Cách làm chè khúc bạch phô mai trà xanh ngon đơn giản tại nhà Cách làm chè khúc bạch đang được các bạn trẻ yêu thích với nhiều vị như phô mai trà xanh rất ngon mà cực kì đơn giản ngay tại nhà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vị phô mai béo ngậy hòa quyện với nước trái cây thơm ngọt chính là điểm đặc biệt của loại chè khúc bạch này đấy....