9X Hải Phòng làm món đồ giá khủng, khách nước ngoài liên tục ‘chốt đơn’
Những sản phẩm độc đáo, đậm dấu ấn Việt Nam của 9X ở Hải Phòng khiến khách nước ngoài thán phục, liên tục “chốt đơn” dù phải đợi gần 2 năm mới được nhận hàng.
Sự cố ngoài ý muốn
Búp bê khớp cầu ( ball jointed doll) là dòng búp bê cao cấp, có giá thành đắt đỏ. Tại Việt Nam, số nghệ nhân có thể làm loại búp bê xa xỉ này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nguyễn Thị Thu Nga (SN 1990, TP Hải Phòng) là một trong số đó.
Thu Nga đến với công việc sáng tạo búp bê khớp cầu sau sự cố ngoài ý muốn từ 10 năm trước.
Nga vốn mê mẩn dòng búp bê có đôi mắt long lanh, khả năng tạo dáng linh hoạt từ những năm học cấp 3. Dù vậy, cô chưa đủ tiề.n để mua. Năm 2014, khi đã đi làm 2 năm, có tiề.n tiết kiệm, Nga đặt mua con búp bê khớp cầu từ Hàn Quốc.
Búp bê do Nga làm được đán.h giá cao.
Nhưng cô gặp trục trặc trong lúc giao dịch nên không thể mua được con búp bê mơ ước. Sự cố ngoài ý muốn khiến Nga nghĩ đến việc tự tay làm một con búp bê cho riêng mình. Cô ngiên cứu cách làm búp bê trên mạng, mua nguyên liệu về mày mò thực hiện.
Ban đầu, Nga nặn búp bê bằng đất sét. Sản phẩm hoàn thiện không đạt chất lượng thẩm mỹ. Thu Nga kể: “Khi mới bắt đầu, tôi gặp nhiều khó khăn. Vì tự ngiên cứu cách làm nên tôi tốn rất nhiều chi phí để mua các loại nguyên liệu có giá thành cao về làm thử.
Các sản phẩm đều được Thu Nga tự tay làm trong vài tháng thậm chí 2 năm.
Tôi cũng gặp khó khăn trong việc thiết kế các khớp sao cho linh hoạt và tự nhiên nhất. Công việc này rất mất thời gian và thường phải làm đi làm lại nhiều lần.
Do làm một mình, tôi phải tự học, thực hiện rất nhiều công đoạn bao gồm tạo mẫu, trang điểm, thiết kế quần áo, giày dép, túi xách, làm tóc… cho búp bê.
Video đang HOT
Công việc này khiến tôi luôn phải tiếp xúc với bụi, sơn, hóa chất, mực in… Vì vậy, tôi phải đầu tư các sản phẩm bảo hộ để đảm bảo sức khỏe khi theo đuổi đam mê”.
Để hoàn thiện một sản phẩm búp bê khớp cầu đạt tiêu chuẩn, Thu Nga mất từ 2-3 tháng, thậm chí 1-2 năm. Nga chia công việc này thành 5 công đoạn với những mốc thời gian cụ thể.
Nga tự thiết kế trang phục, phụ kiện cho búp bê.
Công đoạn đầu tiên kéo dài từ 1-2 năm là tạo sản phẩm mẫu. Sau đó, Nga dành 4 tháng để đúc lại búp bê bằng nhựa resin cao cấp.
Ở công đoạn thứ 3, Nga trang điểm mặt, vẽ các chi tiết trên cơ thể búp bê trong 2 tuần. Sau đó, Nga tiến hành làm phụ kiện, trang phục cho sản phẩm trong 1-2 tháng. Cuối cùng, Nga mất 2 ngày để tạo dáng, chụp ảnh, đóng gói sản phẩm.
“Nếu không tính bước làm búp bê mẫu, tôi mất khoảng 2-3 tháng để hoàn thiện một sản phẩm búp bê khớp cầu. Ngược lại, nếu tính từ công đoạn đầu tiên, mỗi sản phẩm búp bê khớp cầu của tôi được hình thành trong 2 năm”, Nga giải thích.
Sản phẩm có độ hoàn thiện cao, sống động, giàu cảm xúc.
Để tạo sự khác biệt, Thu Nga đưa những chất liệu Việt Nam vào sản phẩm.
Các sản phẩm búp bê khớp cầu do Thu Nga thực hiện có giá từ 20 – 40 triệu đồng.
Thà nghỉ làm chứ không chịu áp lực công sở: Gen Z nuông chiều cảm xúc thái quá?
Nhiều gen Z quan niệm công việc phải đi đôi với niềm vui, nếu không vui sẽ sẵn sàng nghỉ việc.
Thời gian gần đây khi nhắc đến gen Z, nhiều người cho rằng đây là "thế hệ bông tuyết" (snowflake generation). Khái niệm này xuất hiện trong Từ điển Oxford từ năm 2018, chỉ những người nhạy cảm, dễ bị tổn thương, kích động trước thái độ của người khác. Phải chăng không chịu được áp lực tại nơi làm việc là một trong những biểu hiện đó?
Sếp cứ mắng là nghỉ việc
Dù ra trường sớm, đến nay đã gần 3 năm nhưng Đặng Tuyết Mai (SN 2000, Phú Thọ) vẫn chưa ổn định công việc. Có người cả đời chỉ gắn bó với 1-2 cơ quan, còn Mai trong thời gian ngắn đã thay đổi chỗ làm tới 6 lần.
Nhiều bạn trẻ không chịu được áp lực khi bị sếp mắng. (Ảnh minh họa)
Ngoại trừ 1 lần do công ty phá sản phải đóng cửa, 5 lần còn lại Mai đều nghỉ việc cùng vì một lý do: Sếp mắng. Là con út trong gia đình, từ bé đến lớn được bố mẹ và anh chị nuông chiều, Mai chưa từng bị ai to tiếng. Việc mắng , nặng lời hiếm khi xuất hiện trong cuộc đời cô gái này.
Mai cho hay cô có thể chịu vất vả khi lao động chân tay, có thể làm quá giờ, có thể "ôm" nhiều công việc hơn KPI được giao nhưng chỉ có một điều khiến cô gặp rào cản trong công việc là không chịu được áp lực tinh thần.
"Bị sếp chì chiết, em khó chịu vô cùng" , cô nói và cho biết có những ngày chỉ vì 1-2 tiếng quát của sếp, Mai bực tức không ăn nổi cơm.
Những lần như vậy, không cần biết có lý hay vô lý, Mai đều không phản biện lại. Thay vào đó, cô âm thầm nộp đơn xin nghỉ việc. Mai cho rằng hành động mắng mỏ nhân viên dù vì lý do gì cũng đều không thể chấp nhận.
Mỗi lần có ý định nộp đơn, Mai đều được đồng nghiệp khuyên nhẫn nhịn, làm dần sẽ quen vì sếp ở đâu cũng vậy, sẽ có những lúc nặng lời, to tiếng. Nhưng bỏ ngoài tai lời khuyên của mọi người, Mai vẫn quyết tâm nghỉ.
"Em còn trẻ, còn nhiều cơ hội việc làm trước mắt. Không làm nơi này thì làm nơi khác, đi làm mà tâm trạng không thoải mái thì không làm được việc" , Mai nói.
Không hòa hợp với đồng nghiệp cũng nghỉ việc
Khác với Mai, Trần Thu Uyên (SN 1999, Hải Phòng) lại "nhảy" việc liên tục vì không hoà hợp được với đồng nghiệp.
Uyên kể: "Cách đây 1 năm em làm tại 1 công ty luật. Cả công ty chỉ có em và một bạn nữa là thế hệ gen Z, còn lại toàn các anh chị U40, U50. Từ cách làm việc đến sinh hoạt em đều cảm thấy không thể hoà hợp với mọi người. Mỗi ngày đi làm em đều cảm thấy uể oải và lạc lõng" . Nhưng đó chưa phải lý do lớn nhất khiến Uyên nghỉ việc.
Không hoà hợp với đồng nghiệp là nguyên nhân nhiều người nghỉ việc. (Ảnh minh hoạ)
Ngày nào đến công ty Uyên cũng bị "soi" mặc gì, mặc đơn giản thì bị nói xuề xoà, mặc đẹp thì lại bị nhắc nhở "nơi làm việc không phải sàn diễn thời gian". Thậm chí, Uyên bị "soi" đi gì đi làm, có bạn trai chưa... Những điều này khiến Uyên cảm thấy ngột ngạt. Không quá 3 tháng, Uyên xin nghỉ việc dù đó là môi trường tốt để cô rèn luyện chuyên môn.
Lần thứ hai, Uyên nghỉ việc môi trường làm việc quá cạnh tranh. "Đồng nghiệp mà coi nhau như đối thủ, lúc nào cũng giành giật khách hàng để đủ KPI" , áp lực trước cảnh anh chị em cùng công ty ghét bỏ, thậm chí nói lời xấu nhau, Uyên thấy mệt mỏi, không thể trò chuyện hay chia sẻ với ai.
Lần thứ ba, do đồng nghiệp quá trầm mặc, Uyên cũng chán mà nghỉ làm. Uyên kể, đến công ty nhưng không ai nói với ai câu nào, công ty cả ngày im ắng. Sự xuất hiện của Uyên ở công ty cũng chẳng có ai quan tâm. Uyên thà nghỉ việc chứ không chịu ấm ức khi đi làm.
"Nhảy" việc liên tục nhưng Uyên mãi không tìm được môi trường ưng ý. Chuyển tới công ty nào Uyên cũng gặp một vấn đề chung là đồng nghiệp khiến cô không thoải mái.
Câu chuyện của Mai và Uyên là câu chuyện của rất nhiều bạn trẻ hiện đang loay hoay tìm kiếm công việc ưng ý. Việc các bạn "nhảy" việc liên tục không hẳn nằm ở trình độ, kiến thức chuyên môn mà vấn đề nằm ở tâm lý "không hài lòng" với văn hoá nơi làm việc.
Anh Kyle Nguyễn (Giám đốc công ty truyền thông 5.0) cho hay đã tiếp xúc với nhiều nhân viên thuộc thế hệ gen Z, đa số đều có khả năng chịu đựng áp lực do khối lượng công việc lớn nhưng ít người chấp nhận chịu đựng làm việc trong môi trường toxic (độc hại). Các bạn trẻ hiện nay rất ưu tiên cảm xúc của bản thân, không những tôn trọng mà còn chiều chuộng nó.
Do đó nhiều bạn hướng tới công việc không chỉ đáp ứng về chuyên môn ngành học, thu nhâp mà còn đáp ứng môi trường lành mạnh. Theo anh Kyle Nguyễn, đây là điểm sáng có thể giúp thế hệ trẻ tự tin hơn khi có quyền tìm kiếm công việc tốt phù hợp thay vì chịu nhẫn nhịn, đi làm chỉ để nhận lương.
"Tuy nhiên sự nuông chiều cảm xúc thái quá có thể trở thành điểm yếu của các bạn bất cứ lúc nào. Để kiếm công việc ưng ý, tất cả mọi thứ thuận theo ý mình rất khó. Trong bất cứ môi trường làm việc nào cũng có những điểm tích cực và tiêu cực, nếu các bạn không biết cân bằng cảm xúc để thích nghi mà mãi chạy theo chiều chuộng cảm xúc bản thân sẽ dễ đán.h mất nhiều cơ hội" , anh Kyle Nguyễn nói.
Theo ThS. Nguyễn Anh Khoa, giảng viên ngành Tâm lý học, việc gen Z dễ tổn thương khi gặp vấn đề tại nơi làm việc cũng có thể là một biểu hiện bất ổn trong tâm lý.
"Giống như cơ thể, tâm hồn của chúng ta cũng cần được chăm sóc mỗi ngày" , ThS. Khoa cho biết 2 hoạt động thiết yếu có thể giúp gen Z nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần là tập thể dục và ăn uống điều độ. Tuy đây không phải hoạt động phức tạp nhưng có thể mang đến hiệu quả cao.
Gen Z nên trang bị cho mình một sức khoẻ tinh thần tốt để dễ dàng hoà nhập với các kiểu môi trường sống và làm việc bởi thay vì né tránh bằng cách bỏ dở hay trốn chạy, đối diện và thích nghi là cách làm sáng suốt nhất.
Gọi đặc sản Hải Phòng là bánh mì que, PewPew khiến netizen bức xúc và đây là câu trả lời của chính chủ Một dân mạng đã lên tiếng khá căng thẳng khi PewPew gọi tên món bánh mì nổi tiếng của Hải Phòng là bánh mì que. Được biết đến là một người con của quê hương Hải Phòng và lại đang sở hữu một thương hiệu bánh mì, mới đây, PewPew đã lấy cảm hứng từ món bánh mì đặc sản quê hương anh...