9X cùng U60 lao ra giữa sông cứu du khách bị lật thuyền ở Phong Nha
Nghe tiếng kêu cứu, ông Lân và anh Hải lao ra giữa dòng sông đang cuộn sóng để cứu những du khách đang chới với cho đến khi không đủ sức mới thôi.
Một ngày sau vụ 2 thuyền chở khách du lịch bị lật trên sông Son do lốc xoáy, người dân xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) truyền tai nhau câu chuyện về 2 người đàn ông lao ra giữa sông Son để cứu người bị nạn khi vụ việc vừa xảy ra.
Khi chúng tôi tìm đến nhà ở thôn Xuân Tiến, Nguyễn Hồng Hải (23 tuổi) đang nằm nghỉ, lấy lại sức sau khi vật lộn với cơn sóng dữ để cứu 6 người trong vụ lật thuyền trên sông Son.
9X cứu 6 người đến kiệt sức
Nguyễn Hồng Hải, thanh niên lao ra sông cứu 6 người sau vụ lật thuyền. Ảnh: Văn Được.
“Hôm qua, bác sĩ cho truyền nước để hồi sức cho em tôi, nhưng không truyền được vì nó bị nôn liên tục. Sáng nay nó ăn sáng xong rồi nằm mê mệt đến giờ”, chị Nguyễn Thị Hoa (28 tuổi, chị gái Hải) nói.
Theo lời kể của Nguyễn Hồng Hải, thanh niên này vừa trở về từ Phú Quốc (Kiên Giang) thì lên chơi nhà bạn ở thôn Hà Lời, đúng lúc trận lốc xoáy ập đến. Nghe tiếng kêu cứu vang lên từ ngoài sông, Hải vội cởi áo chạy ngay ra bờ sông, lao mình xuống dòng nước đang cuộn sóng.
“Khi em cứu 2 người đầu tiên, bản thân không kịp mang áo phao. Sau khi bơi vào bờ, em nhìn thấy một chiếc áo phao cũ người ta vứt bên bờ sông nên liền chụp lấy mang vào người, rồi bơi ra cứu thêm một người nữa”, Hải kể.
hanh niên 23 tuổi sau đó tiếp tục bơi ra sông, dìu thêm 3 người đang ôm nhau chới với giữa dòng nước để kéo vào bờ. Cứu được 6 người, Hải nhìn ra sông vẫn còn một người nhưng chàng trai này đã kiệt sức, ngồi bệt tại chỗ, không thể tiếp tục hành động dũng cảm của mình.
Video đang HOT
Bất lực nhìn nạn nhân chới với
Tương tự Hải, ông Lê Quý Lân (52 tuổi) cũng đang ngồi chơi ở căn nhà hàng xóm khi trận Lốc ập đến. Người nông dân 52 tuổi cùng với anh Kiên (thợ mộc, 30 tuổi không biết bơi) vội chạy ngay ra bờ sông khi vừa nghe tiếng kêu cứu. Dìu được người đang trôi dạt xa bờ nhất vào, ông Lân tiếp tục bơi ra kéo thêm 2 người khác để anh Kiên dắt vào nhà tránh mưa gió.
“Lần thứ 3 ra sông, tôi nhìn thấy 3 người đang bám trên 2 tấm ván thuyền liền bơi đến kéo họ vào bờ sông. Nạn nhân cuối cùng tôi kéo vào bờ là người phụ nữ mang túi xách màu đen nhưng bà ấy không còn thở dù được mọi người ùa đến hô hấp, sơ cứu”, ông Lân kể lại.
Ông Lê Quý Lân đưa 7 người vào bờ sau khi 2 thuyền bị lật. Ảnh: Văn Được.
Ngay sau đưa được 7 người lên bờ, nhìn xuống sông vẫn còn người nhưng ông Lân không còn sức để tiếp tục cứu người, nên đành bất lực nhìn các nạn nhân còn lại chới với giữa dòng nước. May mắn, số người còn lại được chủ thuyền cùng người dân ở 2 thôn Na và Hà Lời kịp thời đưa vào bờ nên không có ai bị thương.
Zing.vn đã thông tin, chiều 18.5, trận lốc xoáy kèm mưa đã bất ngờ ập đến xã Sơn Trạch khiến 2 thuyền chở 21 khách du lịch bị lật trên sông Son. Số du khách vừa rời bến thuyền trung tâm được khoảng 30 phút thì trận lốc xoáy ập đến.
Một phụ nữ (68 tuổi, trú quận Bắc Từ Liêm) không may mắc kẹt khi thuyền lật, tử nạn trước khi được đưa lên bờ. Toàn bộ hành khách đi trên 2 thuyền đều mang áo phao, độ tuổi từ 55 đến 70.
Đến sáng 19.5, 2 thuyền bị lật đã được chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kéo lên bờ để sữa chữa. Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng đã kịp thời thăm hỏi, động viên và thưởng nóng cho ông Lê Quý Lân và anh Nguyễn Hồng Hải vì hành động dũng cảm, cứu người khi vụ lật thuyền vừa xảy ra.
“Chúng tôi đang lên kế hoạch lập một đội khoảng 10 người đàn ông, thanh niên địa phương giỏi bơi lội để tham gia ứng cứu khi xảy ra tai nạn. Trung tâm sẽ nhận ông Lân và anh Hải vào đội này làm việc nếu họ chấp thuận”, ông Lê Thanh Lợi, Giám đốc Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, cho biết.
Theo Văn Được (Zing)
Muốn thoát nghèo, nên chủ động tiếp cận các dịch vụ xã hội
Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, các hộ gia đình ở Tây Ninh cần phải cải thiện cả về thu nhập lẫn cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để thoát nghèo.
Nắm bắt cơ hội làm giàu
Trước khi tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, gia đình ông Nguyễn Hồng Hải (huyện Tân Châu) thuộc diện hộ nghèo và không có vốn làm ăn. Hàng ngày, hai vợ chồng ông làm mướn kiếm sống, nuôi 2 con còn trong tuổi ăn học và 1 con còn nhỏ. Năm 2016, ông đã tìm đến Hội Nông dân để trình bày phương án làm ăn và đã được ngân hàng hỗ trợ vay 50 triệu đồng. Từ số vốn ban đầu, ông Hải đã đi mua 3 cặp dê và xây dựng chuồng trại để thả nuôi. Đến nay, đàn dê của ông đã phát triển, tăng lên 22 con.
Một lão nông vươn lên làm giàu nhờ nỗ lực trồng rừng suốt 20 năm qua. Anh: Nguyên Vỹ
"Người dân vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là chủ thể xây dựng nông thôn. Bên cạnh nỗ lực từ cấp chính quyền, bản thân người dân cũng phải ý thức sâu sắc họ là đối tượng chủ đạo trong xây dựng NTM và vươn lên thoát nghèo". Ông Nguyễn Thanh Ngọc -
Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Tây Ninh
Ngoài tận dụng nguồn thức ăn từ lá cây, cỏ dại không phải tốn chi phí, gia đình ông còn trồng thêm cỏ sữa để tạo nguồn thức ăn cho dê trong mùa sinh sản. Ông Hải cho biết nếu chăm sóc tốt và giá cả thị trường ổn định, không bao lâu nữa gia đình ông sẽ trở thành hộ có thu nhập khá.
Tại huyện Gò Dầu, ông Trương Anh Dũng cũng là một tấm gương vươn lên làm giàu và tích cực hỗ trợ nông dân. Bắt đầu lập nghiệp chỉ với 3 công đất ruộng, cuộc sống gia đình ông thường xuyên thiếu hụt. Bằng nghị lực và sự mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, sau nhiều năm phấn đấu, đến nay ông đã có cơ ngơi khang trang với 12ha đất cao su, 8 ha đất ruộng. Với mô hình trồng trọt hiện tại, ông thu được hơn 1 tỷ đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí.
Ngoài làm kinh tế giỏi, ông Dũng cũng luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương và vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Bản thân ông vẫn hỗ trợ vốn không tính lãi mỗi năm cho khoảng 10 hộ gia đình khó khăn (từ 5 - 7 triệu đồng/hộ/năm) để sản xuất. Ngoài ra, ông còn giúp những hộ không có đất canh tác mượn 5ha đất để trồng lúa nước và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho những hộ nghèo ở địa phương.
Còn nhiều hạn chế
Tuy nhiên, số liệu tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở Tây Ninh vẫn còn cao. Năm 2017, toàn tỉnh còn 10.289 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của Trung ương (chiếm tỷ lệ 3.48%), và 4.172 hộ hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh (chiếm tỷ lệ 1,41%). Dù giảm 0,7% so với năm 2016, tỷ lệ giảm nghèo năm 2017 vẫn chưa đạt mục tiêu giảm từ 1 - 1,3%/năm do tỉnh đề ra.
UBND tỉnh Tây Ninh đánh giá kết quả thực hiện Chương trình vẫn còn nhiều hạn chế. Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, các hộ gia đình cần phải cải thiện cả về thu nhập lẫn cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để thoát nghèo. Nhiều hộ gia đình gặp biến cố, rủi ro trong cuộc sống... cũng là nguyên nhân phát sinh mới hộ nghèo, hộ cận nghèo, tái nghèo, tái cận nghèo.
Theo lãnh đạo Sở LTBXH, dựa trên quy định hiện hành, hộ nghèo được Trung ương hỗ trợ nhiều chính sách như tiền điện, bảo hiểm y tế, học phí, chi phí học tập, trợ giúp pháp lý... Trong khi đó, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình chỉ được hỗ trợ một phần chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế, học phí và chi phí học tập.
Do vậy, ngoài các nguyên nhân khách quan, một số hộ nghèo và cận nghèo không muốn thoát nghèo, có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các chế độ, chính sách của Nhà nước.
"Những hộ này có thể không nêu hết thu nhập, điều kiện, mức độ sinh hoạt của họ trong quá trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo"- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết.
Theo ông Ngọc, tuy có khá nhiều chính sách phát triển nông nghiệp đã ban hành nhưng có một số chính sách chưa phát huy tác dụng, một số chính sách khác mới ban hành chưa tác dụng tích cực cho phát triển sản xuất.
Năm 2018, UBND tỉnh Tây Ninh phấn đấu có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, lũy kế 36/88 đạt mục tiêu. Với 44 xã còn lại, tỉnh đề ra mục tiêu mỗi xã tăng ít nhất 2 tiêu chí so năm 2017. Chương trình giảm nghèo cũng phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 0,2 - 0,5%. Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh sẽ tiếp tục ban hành chính sách hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là cơ chế về phân bổ vốn, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Theo Danviet
Quảng Bình: Lật thuyền đánh cá, 1 ngư dân mất tích Chiều tối 20.10, thông tin từ UBND xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, tại địa phương này vừa xảy ra vụ lật thuyền đánh cá trên biển khiến 1 ngư dân mất tích. Theo đó vào sáng 19.10, 3 ngư dân tại thôn Thượng Hòa, xã Hải Trạch là Lê Văn Thắng, Nguyễn Xuân Hải và Trương Mạnh...