9x chọn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, thu trăm triệu/năm
Không giống suy nghĩ của nhiều người, chàng trai trẻ quyết định nghỉ công việc nhàn hạ, lựa chọn việc khá mệt nhọc và nhiều thử thách.
Sau 1 năm rẽ hướng, anh không cảm thấy hối hận với quyết định của mình dù thu nhập không quá cao.
Với tấm bằng cử nhân cơ khí, Phan Thanh Nam (trú tại làng Kueng Đơn, xã HBông, Chư Sê, Gia Lai) từng đi làm thuê ở nhiều công ty lớn – nhỏ khác nhau. Đi làm thuê, anh luôn đấu tranh tư tưởng và suy nghĩ về việc có nên nghỉ làm hay không để trở về quê khởi nghiệp. Bởi đi làm thuê, anh có cơ hội được thỏa chí sáng tạo, thể hiện năng lực của bản thân và không quá vất vả, còn khi trở về quê khởi nghiệp anh lại được gần gũi gia đình, sống trong tình cảm các thành viên trong gia đình.
“Thật sự, tôi là người trọng tình cảm, rất muốn làm việc gì có thể gần mọi người trong gia đình nhất. Nhưng đây lại là quyết định ảnh hưởng nhiều đến tương lai nên tôi nghĩ rất nhiều và phải đấu tranh tư tưởng”, anh cho hay.
Từ bỏ việc văn phòng ngồi mát kiếm tiền, 9x lại lựa chọn về trồng cây và chăn nuôi.
Đến Tết 2020, anh đã quyết định trở về quê sau khi chứng kiến người cô ruột qua đời – người đã nuôi dạy anh từ khi còn nhỏ. “Lúc này, tôi cảm thấy không có gì quý giá hơn tình cảm gia đình. Tôi không muốn đến một ngày mình phải thốt lên 2 từ “giá như” nữa. Bởi đối với tôi, gia đình mới thực sự quý giá nhất”.
Trước quyết định này, anh gặp không ít những câu hỏi của họ hàng: “ Sao lại bỏ việc ở TP.HCM về làm nông nghiệp?”, “Bỏ bao nhiêu năm học tập mà chỉ về làm nông nghiệp?”…
Ngay khi trở về, anh đã định hướng con đường đi tiếp của mình là phát triển mảng nông nghiệp. Vì anh cho rằng gia đình anh làm nghề nông nên ngay từ nhỏ anh đã được tiếp xúc và phụ giúp cô làm vườn, chăn nuôi và làm nương rẫy. Khi còn học cấp 2, anh đã tự tay nuôi được 1 bầy gà từ 2 con gà cô anh tặng.
“Một phần đã có chút kinh nghiệm và yêu thích về nông nghiệp, phần khác tôi mong muốn thay đổi lối tư duy làm nông nghiệp sang hướng sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường. Một nguyên nhân nữa là gia đình có quỹ đất vườn rất rộng, đã có cây trồng chủ lực, có nguồn thu nhập, dựa vào đó phát triển sẽ nhanh hơn”, anh Nam lý giải về việc lựa chọn làm nông nghiệp để khởi nghiệp.
Video đang HOT
Vừa trồng hồ tiêu và cà phê, anh còn nuôi thêm bò và dê để có thêm thu nhập.
Ở vườn nhà anh, cây hồ tiêu và cà phê là cây chủ lực về kinh tế. Anh dựa vào đó để phát triển. Ngoài ra, anh mua thêm một số con vật như dê, bò, gà… về nuôi để thêm thu nhập.
Dù điều kiện khá thuận lợi, anh Nam lại gặp vấn đề khó khăn đó chính là sức khỏe. Từ một nhân viên văn phòng, anh quen ngồi văn phòng 8 tiếng máy lạnh/ngày nên ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Giờ anh phải làm việc tay chân, dầm mưa dãi nắng, anh chưa thể thích nghi được. Hơn nữa, khi bắt tay vào khởi nghiệp, anh mới thấy kinh nghiệm của mình vẫn còn ít, nhiều tình huống chưa xử lý được.
Bao khó khăn lúc ban đầu cũng qua đi, anh giờ đã có chút kinh nghiệm và lợi nhuận từ mô hình này.
“Tôi nhớ nhất là đàn dê đầu tiên nuôi, do không có kinh nghiệm nên đã làm chết một số dê trưởng thành và dê con. Vì tôi mua toàn dê chưa đẻ lứa nào nên chúng sinh rất khó mà tôi lại không biết khi nào chúng đẻ. Tôi làm chết cả dê mẹ lẫn dê con. Đến khi dê sinh ra, tôi lại không biết cách chăm cũng làm chết một vài con dê sơ sinh”, anh buồn rầu kể lại.
Dần dần, anh đã có kinh nghiệm hơn trong việc chăn nuôi và trồng trọt, mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn. Năm 2020, anh thu về khoảng trăm triệu nhờ cây trồng trong vườn. Anh cho rằng số tiền này vẫn chưa có nhiều nhưng anh đã trả được số tiền vay vốn ban đầu khởi nghiệp là 170 triệu đồng. Theo anh, hơn 1 năm quyết định trở về quê, anh chưa lần nào cảm thấy hối hận với quyết định này mà ngược lại, anh cảm thấy hướng đi này đúng đắn và phù hợp với bản thân.
Thời gian tới, anh dự định sẽ xây dựng 1 mô hình vườn – ao – chuồng với đa dạng cây trồng và vật nuôi, tạo một hệ sinh thái khép kín, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Gia Lai không chỉ có Biển Hồ
Đến Gia Lai du khách có thể ngắm thác K50 hùng vĩ, đồi cỏ hồng Chư Sê hay hòa mình vào đêm hội cồng chiêng rộn ràng trên núi Đá.
Phạm Công Quý (28 tuổi), quê ở Gia Lai, làm nghề chụp ảnh và hướng dẫn viên du lịch tự do, thường xuyên review địa danh nổi tiếng và điểm đến mới lạ tại Gia Lai trên group Du lịch Pleiku - Gia Lai.
Ngày 8/8, Công Quý đến đồi cỏ hồng trong tiết trời se lạnh trên đỉnh đèo Chư Sê, giáp ranh giữa 2 huyện Chư Sê, Phú Thiện, Gia Lai. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh do Quý chụp trong những năm gần đây mang gam màu tươi sáng, cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng với hy vọng mang tới sự lạc quan cho người xem trong mùa dịch.
Quý đam mê nhiếp ảnh và du lịch bởi qua quá trình đi nhiều nơi chụp ảnh, anh nhận ra quê hương thật đẹp, từ đó thêm yêu và trân trọng nhiều hơn về cuộc sống xung quanh.
Bạn Huyền, sống tại Pleiku, chụp ảnh lưu niệm trước phong cảnh ruộng bậc thang Chư Sê đang chuyển màu vàng đúng tháng 8 này. Đây là khu ruộng bậc thang được cho là đẹp không thua kém so với vùng cao miền Bắc. Từ nhiều đời nay, người dân tộc Jrai sống tại đây cải tạo đất quanh sườn đồi tạo thành những bậc thang để mở rộng vùng canh tác, thâm canh lúa nước.
Biển Hồ chè huyện Chư Pah huyền ảo trong màn sương trắng. Nằm trên bờ bắc của Biển Hồ, Biển Hồ chè là tên gọi người dân Pleiku đặt tên cho nơi đây, là sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn. Đây cũng chính là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, hình thành từ những năm 20 thế kỷ trước.
Nhắc đến phố núi Pleiku, du khách thường nhắc đến vẻ đẹp của Biển Hồ, còn gọi hồ T'Nưng, gắn với câu hát "đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy". Mùa khô đến, ven hồ lộ dần các dải đất đỏ bazan cùng nhịp sống của ngư dân trên mặt hồ mang đến bức tranh yên bình của "một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất Tây Nguyên".
Công trình thủy điện Yaly hùng vĩ nằm bên dòng Sê San xanh biếc, bao quanh là rừng núi trùng điệp. Trên tuyến du lịch này, du khách đi thuyền trên sông Sê San, chiêm ngưỡng cảnh rừng núi Tây Nguyên và kết hợp ghé thăm làng dân tộc Jrai.
Thác Hang Én (hay K50) nổi tiếng trên bản đồ du lịch Gia Lai trong những năm gần đây, nằm trong khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K'bang. Thác Hang Én cao 50 m với dòng chảy mạnh, tung bọt trẳng xóa, dưới chân thác là những khối đá xếp chồng lên nhau. Bức ảnh trên được Quý chụp tháng 3/2021 vào lần đầu tiên đến đây, anh choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của cảnh quan với dòng thác bạc như dải lụa trắng, đặt máy ở góc nào cũng có tầm nhìn đẹp.
Gia Lai sở hữu nhiều thác đẹp, trong đó thác Phú Cường thuộc xã Ia Pal, huyện Chư Sê, được đánh giá là "đệ nhất thác ở Gia Lai". Từ trung tâm hành chính Chư Sê, du khách rẽ trái theo QL 25 khoảng 5 km là thấy biển báo chỉ đường vào thác.
Đáng chú ý thác Phú Cường chảy trên nền của một ngọn núi lửa đã dừng hoạt động từ cách đây hàng triệu năm. Những cột nước khổng lồ đổ xuống từ độ cao 45 m vang vọng một góc rừng, nếu may mắn bạn sẽ bắt được khoảnh khắc cầu vồng xuất hiện dưới chân thác.
"Trong lúc đang săn ảnh rừng lá vàng, đỏ trong nắng chiều thì bắt gặp cậu bé dẫn đàn bò trở về, ký ức tuổi thơ chợt hiện về trong khung hình nhiều cảm xúc", Quý chia sẻ.
Bọn trẻ chơi đùa hồn nhiên bên khung cảnh làng quê thuộc xã Ayun, huyện Chư Sê. Đây là một trong những bức ảnh đáng nhớ nhất của Quý, chụp năm 2015, là động lực để theo đuổi niềm đam mê chơi ảnh.
Dãy hoa dã quỳ khoe sắc vào tháng 11/2020 hai bên đường tham quan núi lửa Chư Đăng Ya. Ngao du ở đây, du khách có thể dễ dàng làm quen với người dân Jrai ở làng Ia Gri nằm dưới chân núi.
"Khi cơn bão vừa đi qua, dã quỳ mong manh nằm rạp xuống khá nhiều, đang buồn vì cảnh quan như thế thì bất ngờ gặp ba cậu bé người Jrai đạp xe tới, khung cảnh trở nên sinh động nên tôi liền chộp nhanh khoảnh khắc đáng yêu của chúng", Quý chia sẻ kỷ niệm.
Cô gái trong trang phục người Dao tại Chư Prông. Trên địa bàn huyện Chư Prông có 18 thành phần dân tộc sinh sống (gồm người Dao), trong đó dân tộc Kinh và Jrai chiếm đa số. Các nhóm dân tộc cùng sinh sống tại huyện Chư Prông tạo nên khu vực giàu bản sắc, đa dạng văn hóa, dân tộc.
Nếp sinh hoạt truyền thống, biểu diễn cồng chiêng của người Jrai trên núi Đá lúc hoàng hôn. Núi Đá cách ngã tư đường tránh Pleiku khoảng 6 km, cao khoảng 830 m, phía trên có địa hình thoai thoải, có thể quan sát được bốn phía, hồ nước trong xanh giữa các ngọn đồi và các khu rừng thông xanh tươi trải dài đến huyện Ia Grai.
Giá nước sạch sinh hoạt cao nhất là 18.000 đồng/m3 Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 44/2021/TT-BTC quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt. Theo đó, tại đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 khung giá nước có mức từ 3.500 - 18.000 đồng/m3. Nhà máy nước sạch Yên Phụ. Ảnh: Phạm Hùng Thông tư quy định rõ về nguyên...