9X cầm đầu nhóm làm giả sổ tạm trú xin visa đi Hàn Quốc
Thấy có người hỏi mua sổ tạm trú Hà Nội để xin cấp visa đi Hàn Quốc, Tuệ cùng đồng bọn lên kế hoạch làm giả loại giấy tờ này.
VKSND Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố Tống Nguyên Tuệ (30 tuổi, ở Hà Nội), Ngô Bảo Trân (26 tuổi, ngụ TP.HCM) cùng 3 đồng phạm về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Năm 2018, biết Hàn Quốc đồng ý cấp thị thực du lịch nhiều lần cho công dân cư trú ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM nên Bình (nhân viên công ty dịch thuật) đã nhờ Tuệ tìm cách làm sổ tạm trú ở 3 địa phương này.
Sau đó, Tuệ cùng Trân và Nguyễn Quang Tín (24 tuổi, cùng quê TP.HCM) liên kết làm giả giấy tờ. Tuệ và Trân được xác định đã đặt mua hàng chục phôi sổ đã có sẵn dấu với giá 4,5 triệu/phôi.
VKSND cũng cáo buộc thông qua quan hệ xã hội, Tuệ còn môi giới Tín cho vợ chồng Vương Xuân Mạnh (34 tuổi) và Nguyễn Thị Thơm (31 tuổi, ở Hà Nội). Quá trình làm ăn, Mạnh và Thơm đã mua của Tín 8 sổ tạm trú giả với giá 2 triệu đồng mỗi sổ.
Video đang HOT
Cáo trạng xác định từ tháng 3 đến tháng 4/2019, Tín và 4 đồng phạm đã làm giả, giao dịch gần 30 sổ tạm trú giả có sẵn con dấu, chữ ký của cơ quan chức năng.
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền tối đa 100 triệu, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Nếu phạm tội nhiều lần, tái phạm nguy hiểm hoặc thu lời bất chính trên 50 triệu đồng, thì bị phạt tù tối đa 7 năm.
Theo news.zing.vn
Xét xử 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng: Tranh luận về vai trò đồng phạm của các bị cáo khác
Với cáo buộc các bị cáo từng giữ chức vụ tại các Sở, ngành của Đà Nẵng... là đồng phạm giúp sức cho 2 cựu Chủ tịch thành phố, luật sư cho rằng chưa thỏa đáng bởi các bị cáo không phải là người tham mưu, đề xuất mà chỉ làm tròn trách nhiệm được giao.
Các bị cáo tại phiên sơ thẩm - Ảnh: TTXVN
Ngày 9.1, phiên xét xử 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng tiếp tục với phần tranh luận. Theo đó, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thanh Sang (cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng), luật sư cho rằng bị cáo Sang không phải là người tham mưu, đề xuất, đồng thời cũng không phải là đồng phạm, giúp sức cho các bị cáo Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến.
Theo luật sư, tất cả các chủ trương đều đã được Ban Thường vụ Thành ủy thông qua, người chịu trách nhiệm chính là Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng. Đây là quy trình khép kín của TP.Đà Nẵng trong cải cách hành chính.
Dẫn chứng về nhà đất số 22 Cô Giang, luật sư nêu quan điểm, khi ký vào văn bản đề xuất giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất, bị cáo Sang đã căn cứ vào công văn của Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng gửi Sở Tài chính nhằm đề nghị Sở Tài chính kiểm tra số liệu và xác nhận trên bảng tính toán để Công ty Quản lý nhà trình UBND thành phố.
Công văn này đã nêu rõ căn cứ vào chủ trương của TP.Đà Nẵng về việc định giá, về giá đất trên địa bàn thành phố, về bồi thường tái định cư, về hệ số sinh lợi mà Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng đã tính toán. Như vậy, theo luật sư, bất kỳ văn bản nào khi ban hành cũng căn cứ vào các văn bản pháp lý của các cơ quan liên quan và việc bị cáo Sang ký là làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.
Theo cáo buộc, với vai trò là Phó giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất (năm 2006), Phó chủ tịch thường trực Hội đồng thẩm định giá đất TP.Đà Nẵng (năm 2008), bị cáo Nguyễn Thanh Sang đã có hành vi tham mưu, đề xuất giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất để các bị can Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến ban hành các Quyết định cho phép bán nhà, đất công sản trái với quy định của pháp luật tại 8 nhà, đất công sản.
Hành vi của bị cáo Nguyễn Thanh Sang phạm tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" với vai trò đồng phạm; liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho Nhà nước với hậu quả gây ra.
Chỉ làm theo quy trình
Trước đó, tự bào chữa tại phiên tòa, bị cáo Phan Xuân Ít (cựu Phó Chánh Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng) cho rằng bị cáo không tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo thành phố ra chủ trương như cáo trạng nêu mà bị cáo chỉ thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.
Bị cáo Phan Xuân Ít phân trần, lãnh đạo thành phố chỉ đạo từ các cuộc họp giao ban, bị cáo và các cán bộ khác làm theo quy trình, bản thân bị cáo không tham mưu, đề xuất cụ thể sự việc. Bị cáo Ít cho rằng bản thân mình không thể là đồng phạm với tư cách người giúp sức.
Bào chữa cho bị cáo Phan Xuân Ít, luật sư Nguyễn Hoàng Anh cho rằng việc VKS áp dụng Nghị định 61 của Chính phủ để buộc tội các bị cáo là không đúng bởi đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.
Dẫn chứng với tài sản 45 Nguyễn Thái Học, luật sư Hoàng Anh cho rằng trước khi TP.Đà Nẵng có chủ trương bán thì Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ và Tư vấn đầu tư Đà Nẵng đang thuê sử dụng. Tài sản 106 Trần Phú là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đà Nẵng đang thuê, tài sản 20 Bạch Đằng là Công ty Cổ phần Cung ứng tàu biển Đà Nẵng thuê...
Phân tích về những cáo buộc đối với thân chủ của mình, theo luật sư, hành vi của bị cáo Phan Xuân Ít chưa thỏa mãn các dấu hiệu vi phạm pháp luật. Bị cáo Ít không trực tiếp tham gia hay đề xuất đến những gì liên quan đến việc mua bán 22 nhà đất công sản. Bị cáo Ít chỉ viết phiếu trình lãnh đạo thành phố, ký duyệt các tờ trình của cơ quan liên quan.
Nhã Thanh
Theo motthegioi.vn
Lộ hàng! Nguyễn Đại Quốc (2001, trú P. Tam Thuận, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) chạy xe máy KBS 43D1-84624 trên đường Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) có biểu hiện nghi vấn nên bị Tổ C3-911 CATP Đà Nẵng kiểm tra. Nguyễn Đại Quốc và số ma túy đá. Thời điểm trên, Tổ C3-911 CATP Đà Nẵng phát hiện dưới gầm xe phía trước của...