9X Bắc Giang nuôi loài chim siêu đẻ, lãi 100-120 triệu đồng/tháng
Nuôi chim bồ câu không phải là mô hình làm kinh tế mới, tuy nhiên làm thế nào để mô hình đạt hiệu quả cao thì không phải ai cũng làm được. Mô hình nuôi chim bồ câu siêu đẻ của anh Hồ Hữu Hải thôn Long Lanh, xã Bảo Đài, huyện Lục Nam ( Bắc Giang) là một điển hình về sự sáng tạo, dám đầu tư trong nuôi chim bồ câu ở địa phương.
Tuổi đời còn trẻ, Hồ Hữu Hải thử sức mình với nhiều ngành nghề khác nhau như marketting, thợ cơ khí, chạy bàn quá cà phê đến làm công nhân ở các khu công nghiệp, ngay kể cả việc theo bạn bè, người thân sang tận Trung Quốc làm thuê… nhưng chẳng nơi nào giữ chân được chàng trai trẻ vì trong suy nghĩ của Hải luôn nhen nhóm một khát vọng phải làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Cơ duyên nuôi chim bồ câu đến với anh Hải thật tình cờ. Trong lần đi lao động tại Trung Quốc, gần nơi anh Hải ở có trang trại nuôi chim bồ câu rất lớn. Bản tính tò mò nên anh thường xuyên chú ý quan sát. Hải thấy rằng ở đây cách họ nuôi chim rất khác so với ở Việt Nam, trong đó sử dụng giống chim bồ câu chủ yếu là chim siêu đẻ và chim Titan thám đá…
Trang trại nuôi chim bồ câu của Hồ Hữu Hải xuất bán chim thương phẩm cho thương lái với số lượng rất lớn.
Từ đó giúp Hải có định hướng, anh bắt tay khởi nghiệp từ 500 cặp chim bồ câu siêu đẻ và giống bồ câu Titan thám đá nhập ở Trung Quốc về. Nhưng càng nhiệt huyết tuổi trẻ hăng hái xây dựng bao nhiêu thì sóng gió lại ập tới với chàng trai trẻ không kinh nghiệm, không kiến thức, dẫn đến đàn chim của anh Hải liên tục chết không kiểm soát được.
Video đang HOT
Gần 200 cặp chim bồ câu chết, tiền thuốc, tiền cám duy trì số chim còn lại, thời gian nuôi chưa dài nên chưa có khoản nào để trang trải, anh Hải đã nhiều lần nghĩ đến thất bại, bỏ cuộc. Thế nhưng trong khó khăn dường như càng tôi luyện thêm ý trí của chàng trai trẻ, vững tin trở lại Hải quyết tâm tìm hiểu lại từ đầu, coi thất bại ban đầu là học phí để tiếp tục phấn đấu.
Bất cứ ai đến tham khảo, học tập kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi chim bồ câu đều được Hải giúp đỡ tận tình, nhiều hộ muốn mở trang trại lớn Hải đều lên tận nơi cùng khảo sát địa hình và chuyển giao công nghệ lắp đặt chuồng trại, giới thiệu nơi cung cấp giống. Trong quá trình chăn nuôi có khó khăn Hải đều có mặt kịp thời để cùng chủ trang trại tháo gỡ.Toàn bộ số lồng nuôi chim bồ câu siêu đẻ được Hải dùng là chuồng ninox không han rỉ, có hệ thống máng uống tự động. Số lượng chim thường xuyên duy trì từ 15.000 – 20.000 con và anh lấy tên là trang trại Bồ câu Hải Âu. Từ không đồng vốn trong tay, không thương hiệu giờ đây trang trại chim bồ câu Hải Âu với tổng mức đầu tư lên tới 2,5 tỷ đồng, đang giải quyết việc làm cho 5 công nhân thường xuyên, nhiều bà con trong và ngoài xã đến học tập kinh nghiệm cũng như muốn triển khai mô hình.
Hiện tại, hàng tháng trang trại của Hải xuất bán ra ngoài thị trường 4.800 – 5.000 cặp chim thịt và chim giống, với giá bán chim thịt 120.000 – 135.000 đồng/ cặp và giá bán chim giống 200.000 đồng/cặp đem lại doanh thu khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí mỗi tháng trang trại chim thu lãi từ 100 – 120 triệu đồng.
Theo anh Hải, muốn nuôi chim bồ câu siêu đẻ đạt hiệu quả cao thì khâu chọn giống là quan trọng nhất. Nên chọn chim bồ câu có lông dày, mượt, chân bóng không dị tật, lanh lợi. Bên cạnh đó, việc vệ sinh chuồng trại để chim có nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, máng ăn, máng uống cho chim phải thường xuyên được thay rửa, công tác phòng chống dịch bệnh phải là yếu tố then chốt.
9X Hồ Hữu Hải cho biết, chăm sóc chim bồ câu Pháp Titan cũng khá đơn giản, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà cân đối tỷ lệ lúa, ngô, gạo… khác nhau để cho ăn. Ngoài thức ăn thô anh Hải còn bổ sung thêm 30% thức ăn công nghiệp nhằm bổ sung thêm khoáng chất và vitamin.
Theo Danviet
Bình Thuận: Nuôi chim câu ở gốc dừa, chim đẻ khỏe, dừa trái sai
Từ khó khăn về nguồn phân hữu cơ bón cho vườn dừa, ông Nguyễn Văn Hoàng ở xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã nghĩ ra cách lạ mà hay là làm chuồng đặt ở các gốc dừa để nuôi chim bồ câu. Cách làm này hóa ra rất hay, bởi ông Nghiệp có nguồn phân chim bón cho từng gốc dừa khiến dừa sai trái mà còn có thêm nguồn thu nhập từ bán chim bồ câu...
Với lợi thế nguồn nước mạch chảy ngang lòng đất khá dồi dào nên từ nhiều năm trước, ông Nguyễn Văn Hoàng ở xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết) đã triển khai trồng dừa xiêm khá hiệu quả trên đất cát. Tuy nhiên, khó khăn là nguồn phân hữu cơ dùng để bón cho cây dừa ngày càng khan hiếm, giá cao.
Trong khi đó, nếu cây không được tiếp phân đầy đủ thì năng suất đậu trái không cao. Chính vì lý do này mà ông đã nảy sinh ý tưởng thử nghiệm nuôi bồ câu dưới tán cây dừa, tận dụng nguồn phân từ loài chim này để bón cho dừa...
Bồ câu nuôi dưới tán dừa sinh trưởng tốt, sinh sản đều và cho lượng phân hữu cơ đáng kể để ông Hoàng bón luôn cho chính gốc dừa-nơi đặt chuồng chim.
"Trước hết, tôi cũng tham quan nhiều chuồng trại của anh em trong địa phương đã nuôi con bồ câu và biết rằng vật nuôi này dịch bệnh rất ít. Thứ hai nữa đó là nguồn dinh dưỡng cho cây dừa bằng phân bò mua với giá cao. Vì vậy mà tôi mới mạnh dạn nuôi bồ câu trong môi trường mới" - ông Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ thêm về ý tưởng khi mới hình thành mô hình lạ mà hay này.
Sau khi có ý tưởng, đầu năm 2018 ông Nguyễn Văn Hoàng đã cho lắp đặt 70 chuồng bồ câu, tương ứng với 70 cặp giống đặt dưới các gốc dừa. Bình quân, mỗi gốc dừa ông bố trí khoảng 8 cặp bồ câu. Sau mỗi chu kỳ một tháng, ông Hoàng lại di dời các chuồng này qua những gốc dừa khác.
Do đặc tính rễ dừa phát triển mạnh theo chiều ngang nên khá dễ hấp thụ lượng phân bón từ chim bồ câu. Bên cạnh đó, lượng phân này cũng được xử lý cùng với men vi sinh nên ít gây ra mùi hôi, cây lại tiếp nhận dinh dưỡng tốt hơn. Ở chiều ngược lại, chim bồ câu nhờ được nuôi dưới bóng mát của tán dừa nên có môi trường sinh trưởng tốt. Trứng bồ câu khi ấp nở đều cho tỷ lệ thành công cao nhờ môi trường mát mẻ, ánh sáng mà bồ câu nhận được cũng vừa phải.
Sau 8 tháng triển khai, đến nay mô hình nuôi bồ câu dưới tán dừa xiêm của ông Hoàng bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Gần 100 gốc dừa được trồng trên diện tích 3 sào đất nhờ được bón phân liên tục nên đóng trái rất sai, ông Hoàng cũng tiết kiệm khoản đáng kể chi phí dùng để mua phân bò trước đây.
Riêng về bồ câu, hàng tháng, 70 cặp chim cho ra thị trường các lứa bồ câu ra ràng liên tục. Với giá thị trường hiện nay được thương lái thu mua là 90 ngàn đồng/cặp, thì bồ câu giúp ông có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Dự định sắp tới, ông Hoàng sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này tại nhiều vườn dừa khác của mình.
Theo Hạnh Khiết (Báo Bình Thuận)
Con trai rụng rời nhìn thấy mẹ tử vong bên ruộng lúa Sáng sớm tỉnh dậy người con trai của bà Nhất rụng rời chân tay khi phát hiện mẹ tử vong ở khu vực ruộng lúa Trưa 11/9, UBND xã Bắc Lũng (huyện Lục Nam, Bắc Giang) xác nhận vụ việc bà Đoàn Thị Nhất (56 tuổi, người địa phương) tử vong vào ngày 10/9. Hiện cơ quan Công an huyện Lục Nam cùng...