99% virus, mã độc nhằm vào hệ điều hành Android
99% chương trình độc hại di động mới được phát hiện nhắm vào hệ điều hành Android, chỉ một số lượng rất nhỏ hướng đến smartphone dựa trên nền tảng Java và Symbian.
2012 là năm thứ hai cho thấy sự bùng nổ của phần mềm độc hại cho Android. Từ tám chương trình độc hại duy nhất vào tháng 1 năm 2011, tỷ lệ phát hiện trung bình hàng tháng phần mềm độc hại mới tấn công vào Android trong năm 2011 đã lên đến hơn 800 mẫu. Trong năm 2012, Kaspersky Lab đã xác định trung bình 6.300 mẫu phần mềm độc hại trên thiết bị di động mới mỗi tháng. Nhìn chung, trong năm 2012 số lượng mẫu độc hại cho Android được biết đến nhiều tăng hơn tám lần.
Chỉ vì Android ngon ăn?
Đa số các phần mềm độc hại Android có thể được chia thành ba nhóm chính dựa theo chức năng. “ SMS Trojans” bòn rút tài khoản di động của các nạn nhân bằng cách gửi tin nhắn SMS đến các số điện thoại được đánh giá cao. “ Backdoors” cung cấp truy cập trái phép vào smartphone, cài đặt các chương trình độc hại khác hoặc ăn cắp dữ liệu cá nhân của người dùng. Cuối cùng là các phần mềm gián điệp nhằm mục tiêu thu thập trái phép dữ liệu cá nhân, chẳng hạn như sổ địa chỉ và mật khẩu (hoặc thậm chí hình ảnh cá nhân).
Video đang HOT
Trong nửa đầu năm 2012, Backdoors, tin nhắn SMS, Trojans và phần mềm gián điệp chiếm 51% các phần mềm độc hại cho Android mới được phát hiện. Trong bảng xếp hạng Top Ten phần mềm độc hại cho Android đã bị chặn bởi Kaspersky Mobile Security hoặc Kaspersky Tablet Security, SMS Trojans là phổ biến nhất và các ứng dụng hiển thị quảng cáo không mong muốn cho người sử dụng ở vị trí thứ hai. Ít phổ biến rộng rãi nhưng nguy hiểm nhất là Trojans ngân hàng trên di động thường xuyên làm việc kết hợp với các máy tính để bàn, ví dụ như Carberp.
Nền tảng Android cho phép cài đặt phần mềm từ các nguồn không tin cậy, và là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo sự lây nhiễm từ việc cài đặt các chương trình từ những trang web đáng ngờ. Tuy nhiên, phần mềm độc hại trên nền tảng phân phối ứng dụng chính thức Google Play là một xu hướng bắt đầu vào năm 2011 và tiếp tục trong năm 2012, bất chấp những nỗ lực tốt nhất của Google để làm giảm hoạt động tội phạm mạng. Một trong những ví dụ “khác thường” nhất của phần mềm độc hại trên di động trong năm 2012 là “ Find and Call”, ứng dụng đã len lỏi được vào Google Play cũng như kho ứng dụng của Apple.
Nguy cơ khó lường từ Quảng cáo
FakeRun không chỉ phổ biến rộng rãi tại Mỹ mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Trojan này không ăn cắp dữ liệu cá nhân của người dùng nhưng có thể kiếm được tiền cho tội phạm mạng từ quảng cáo hiển thị. Một chương trình độc hại cụ thể được biết đến là Trojan. AndroidOS.FakeRun.a xuất hiện trong Google Play buộc người sử dụng cung cấp cho nó một đánh giá năm sao và chia sẻ thông tin về các ứng dụng trên tài khoản Facebook của họ. Điều duy nhất mà người dùng nhận được là các quảng cáo gây phiền nhiễu.
Một trong những Trojan hoành hàng các nền tảng di động nổi tiếng tại châu Âu là Trojan.AndroidOS. Plangton.a. Bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của nó là những quảng cáo thỉnh thoảng xuất hiện và một số mục lạ trong phần bookmark của các trình duyệt web Android. Sau khi bị nhiễm, Trojan kết nối đến một máy chủ lệnh và sửa đổi các mục yêu thích trang web cũng như mở ra một trang web cho thấy nhiều người sử dụng để lừa đảo trực tuyến.
Hệ sinh thái Internet di động của Nga tràn ngập các tin nhắn SMS Trojans – chương trình độc hại gửi văn bản đến các số cao cấp nhằm đánh cắp tiền của người sử dụng. Ví dụ, Trojan-SMS.AndroidOS.Opfake.bo cải trang bản thân như một giao diện, nhưng trong thực tế, đăng ký người sử dụng đến một nội dung “nhận thưởng” tốn kém.
Người dùng khó mà lường trước được nguy cơ bị tấn công, khi mà Quảng cáo Online, Mobile Marketting ngày càng phổ biến.
Theo VNE
Trojan nguy hiểm nhất từng thấy trên Android
Backdoor.AndroidOS.Obad.a có khả năng tự gửi tin nhắn, tải và cài đặt phần mềm độc hại cũng như chiếm quyền điều khiển từ xa.
Android phổ biến đồng nghĩa với tính an toàn ngày càng bị đe dọa.
Nhà nghiên cứu Roman Unuchek của Kaspersky mới đây cho biết ông và nhóm của mình đã tình cờ phát hiện một trojan được coi là nguy hiểm nhất từng thấy trên hệ điều hành Android. Tên của loại phần mềm gián điệp này là Backdoor.AndroidOS.Obad.a. Điểm đặc biệt hơn, trojan này có thể thực hiện nhiều tác vụ và có thể tự bảo vệ khá tốt trước các phần mềm diện virus.
Backdoor.AndroidOS.Obad.a có thể tự gửi tin nhắn SMS đến các đầu số dịch vụ với chi phí lớn, tự tải và cài các phần mềm độc hại vào máy hoặc gửi tới các máy khác thông qua Bluetooth. Ngoài ra, trojan này cũn có thể thực hiện một số lệnh điều khiển từ xa với máy bị nhiễm.
Roman cũng cho biết các phần mềm độc hại luôn cố gắng để tự che giấu và bảo vệ nhưng hiếm khi thấy được sự tân tiến như trên Backdoor.AndroidOS.Obad.a. Hay nói cách khác, trojan này có thể thực hiện nhiều chức năng độc hại nhưng rất phức tạp để cô lập và tiêu diệt.
Nhóm nghiên cứu của Kaspersky vẫn chưa đưa ra các thông báo cụ thể về cách để người dùng tiêu diệt trojan nếu gặp phải cũng như tình trạng lây lan hiện nay.
Theo VNE
Tin tặc lợi dụng vụ đánh bom ở Boston Không chỉ những câu chuyện cảm động được dựng lên nhằm câu like và chia sẻ trên mạng xã hội, tội phạm cũng lợi dụng vụ đánh bom đang gây chấn động nước Mỹ để thực hiện hành vi lừa đảo. Tin tặc lợi dụng cuộc đánh bom ở Boston để phát tán thư rác thực hiện hành vi lừa đảo. Ảnh: securelist.com....