96% tên lửa đạn đạo liên lục địa Nga sẵn sàng chiến đấu
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố phần lớn hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược Nga luôn được đặt trong tình trạng có thể triển khai tác chiến ngay lập tức.
Tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga diễu hành trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: Sputnik.
“99% tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến lược của Nga đạt khả năng tác chiến, trong đó 96% có thể khai hỏa ngay lập tức”, Sputnik ngày 22/2 dẫn phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong một phiên họp của hạ viện nước này.
Theo ông Shoigu, các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga hiện được duy trì ở mức độ đủ để tiến hành bất cứ một động thái răn đe hạt nhân nào.
Lực lượng tên lửa chiến lược (MSF) Nga đang trải qua quá trình hiện đại hóa quy mô lớn và sẽ nhận được 41 tên lửa đạn đạo mới trong năm 2017.
Trước đó, phát ngôn viên Tổng thống Nga, Dmitry Peskov cho biết sẽ kiểm tra đột xuất khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang nước này. Hoạt động kiểm tra đột xuất này sẽ kéo dài hơn một năm, áp dụng với mọi đơn vị và bộ phận trong quân đội Nga.
Nguyễn Hoàng
Video đang HOT
Theo VNE
Tên lửa đạn đạo 'khủng' nhất thế giới của Nga
Nga sẽ sớm thử nghiệm tên lửa hạt nhân đủ sức hủy diệt một khu vực có diện tích tương đương bang Texas của Mỹ.
Nguyên mẫu tên lửa RS-28 Sarmat. ẢNH: RUSVESNA
RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu lỏng mới nhất đang được phát triển cho quân đội Nga, nhằm thay thế tên lửa R-36M Voyevoda ra đời vào năm 1986 và đóng vai trò công cụ chủ chốt trong hệ thống răn đe hạt nhân. RS-28 Sarmat hiện nằm trong số ít những dự án công nghệ quân sự được bảo mật cao nhất của Nga.
Con trai của Satan
Theo Hãng thông tấn Sputnik, RS-28 Sarmat được các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là Satan 2 hoặc "Con trai của Satan" vì trước đó NATO đã gọi tên lửa R-36M Voyevoda là SS-18 Satan. Do Trung tâm tên lửa quốc gia Makeyev thiết kế, quá trình chế tạo ICBM mới chính thức bắt đầu vào năm 2009 và đến cuối năm ngoái, nguyên mẫu của RS-28 Sarmat đã được hoàn tất. Dự kiến, tên lửa sẽ được phóng thử lần đầu tiên tại Plesetsk, tây bắc Nga vào tháng 7 hoặc 8.2016 trước khi chuyển đến Siberia để hoàn thiện.
Tên lửa liên lục địa SS-18 Voeyvoda (Satan) tại khu triển lãm ở Pervomaysk, Ukraine. REUTERS
Là tên lửa đạn đạo chiến lược thế hệ thứ 5, RS-28 Sarmat được trang bị những công nghệ hiện đại nhất với tính năng kỹ - chiến thuật ưu việt hơn hẳn so với các tên lửa thế hệ trước. Hiện có rất ít thông tin được tiết lộ về các thông số kỹ thuật của tên lửa mới, nhưng truyền thông Nga dẫn các nguồn tin trong ngành cho biết "Con trai của Satan" sử dụng nhiên liệu lỏng và có 2 tầng, tầm bắn khoảng 10.000 km. Về trọng lượng, tên lửa chỉ hơn chứ không kém R-36M Voyevoda, vốn nặng 211,1 tấn và hiện là tên lửa lớn nhất thế giới còn đang hoạt động. Vì thế, khi được đưa vào biên chế cuối năm 2018 và thay thế hoàn toàn R-36M Voyevoda vào năm 2020, RS-28 Sarmat sẽ trở thành tên lửa lớn nhất thế giới.
Về đầu đạn, RS-28 Sarmat được cho là có thể mang đầu đạn thông thường lẫn hạt nhân nặng tổng cộng 10 tấn và sức công phá đến 40 megaton, gấp 2.000 lần các bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki hồi năm 1945.
Ngoài ra, theo Hãng tin Itar-TASS, tên lửa còn có thể mang cùng lúc 15 đầu đạn nhiệt hạch nhờ công nghệ đầu đạn đa phân hướng (MIRV). Đây là công nghệ dẫn đường độc lập giúp các đầu đạn sau khi được phóng đi sẽ tự tách ra để phá hủy cùng lúc nhiều mục tiêu khác nhau. Cộng thêm tầm bắn vượt trội, "Con trai của Satan" có khả năng vươn tới phủ sóng các thành phố lớn của châu Âu và những đô thị trên toàn nước Mỹ, cũng như đủ sức biến những khu vực lãnh thổ rộng lớn có diện tích tương đương nước Pháp hoặc bang Texas thành bình địa.
Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga trong một cuộc duyệt binh tại MoscowREUTERS
Mục tiêu lá chắn NATO
Đợt thử tên lửa RS-28 Sarmat sắp tới là một phần kế hoạch phóng 16 ICBM của quân đội Nga trong năm 2016, gấp đôi năm ngoái. Đài RT dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này đang nỗ lực nâng cấp kho tên lửa chiến lược trong bối cảnh quan hệ Moscow - phương Tây đang diễn biến phức tạp.
Theo Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược (SMF) Sergey Karakayev, Nga dự định triển khai RS-28 Sarmat đến 2 vùng lãnh thổ Krasnoyarsk ở phía đông Siberia và Dombarovsky thuộc khu vực Orenburg, miền nam nước này. Ông cũng không ngại nhấn mạnh Nga đang "quan tâm đặc biệt" đến tăng cường phương tiện đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO đặt tại châu Âu và RS-28 Sarmat sẽ đóng vai trò nòng cốt.
Tờ Daily Mail dẫn lời chuyên gia Igor Sutyagin tại Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh nhận định: "Tên lửa Satan (tức R-36M Voyevoda) đã hơn 30 năm tuổi và có thể coi là quá hạn sử dụng. Vì thế cả khi có quan hệ nồng ấm nhất với NATO, Nga vẫn muốn nâng cấp tên lửa huống chi là hiện nay".
Theo Hãng tin Zvezda của Nga, RS-28 Sarmat được thiết kế với một trong những nhiệm vụ chính là có thể vượt qua những lá chắn phòng thủ hiện đại nhất mà Mỹ và các đồng minh NATO dựng lên tại châu Âu. Vì thế, đầu đạn được trang bị công nghệ dẫn đường tối tân để có thể né tránh tên lửa đánh chặn cộng thêm tốc độ của RS-28 Sarmat được cho là lên đến 24.500 km/giờ (gấp hơn 20 lần tốc độ âm thanh) cùng nhiều năng lực phản công khác.
Ngoài ra, Tư lệnh Karakayev cho biết các tên lửa đạn đạo Nga đều đang được phát triển hoặc nâng cấp theo hướng của RS-28 Sarmat, tức rút ngắn thời gian tăng tốc, sử dụng những loại đầu đạn có đường bay khó đoán cùng năng lực vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ của đối phương. Tên lửa Nga cũng có thể phóng đầu đạn qua quỹ đạo tối ưu năng lượng và tập kích từ nhiều hướng, buộc đối phương phải thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa vòng tròn, vốn phức tạp và chưa chắc đã phát huy hiệu quả.
Từ những đặc tính này, Zvezda dẫn lời các chuyên gia Nga kết luận: "Sarmat không chỉ đơn giản là sự thay thế ICBM cũ mà ở một phương diện nào đó, nó sẽ quyết định hướng phát triển sức mạnh răn đe hạt nhân của toàn thế giới".
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Nga lộ kế hoạch triển khai tên lửa chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ Mỹ Nga có thể triển khai các tên lửa đạn đạo liên lục địa với công nghệ tiên tiến vượt trội được thiết kế để chọc thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ nào của Mỹ. Đó là tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người được giao phụ trách ngành công nghiệp quốc phòng của nước này. Mặc dù không nêu...