96% người Việt tự nhận mình thuộc tầng lớp trung lưu
Nếu so với mức thu nhập thực tế hộ gia đình được lấy làm chuẩn cho tầng lớp này, số người trung lưu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 50%.
Một bộ phận lớn người Việt Nam tự nhận mình thuộc tầng lớp trung lưu bất chấp thu nhập thực tế.
Số liệu vừa được Viện nghiên cứu về đời sống và con người khu vực Đông Nam Á Hakuhodo ( Hill ASEAN), một tổ chức nghiên cứu độc lập được thành lập bởi Tập đoàn Hakuhodo (Nhật Bản) nghiên cứu và công bố. Theo báo cáo này, số người Việt Nam tự nhận mình thuộc tầng lớp trung lưu cao nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu Singapore có số người tự nhận mình ở tầng lớp trung lưu là 83%, Malaysia là 72%, Thái Lan 80% thì con số này ở Việt Nam lên tới 96%. Chỉ có 2% người Việt Nam tự nhận mình nghèo, 2% còn lại thừa nhận thuộc tầng lớp thượng lưu.
Theo Hill ASEAN, tầng lớp trung lưu được xác định dựa vào thu nhập. Nếu so với thu nhập thực tế hộ gia đình với chuẩn 3.000-15.000 USD/năm để xác định tầng lớp này thì số người Việt Nam đủ chuẩn chỉ chiếm 50%. Nhưng nghiên cứu cho thấy, một phân khúc lớn những người xác định mình thuộc tầng lớp trung lưu bất kể thu nhập thực tế. Những người này khéo léo tìm ra cách để sống mơ ước bằng việc không ngừng cân bằng thu nhập và chi tiêu, để không bị ràng buộc bởi mức thu nhập hiện có. Họ thực hiện bằng cách làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập, kiểm soát chi phí (nhu mua hàng khuyến mại dự trữ) hoặc chuyển đổi chi phí vào thu nhập tương lai.
Hill ASEAN cũng khảo sát và công bố nhiều khác biệt thú vị về tầng lớp trung lưu tại Hà Nội và TP HCM. Trong 2.500 phiếu khảo sát tại 2 thành phố lớn nhất này, có 92% người TP HCM tự nhận mình thuộc tầng lớp trung lưu, con số tại Hà Nội là 83%.
Video đang HOT
Tại TP HCM, những người thuộc tầng lớp này cho biết, họ đang cố gắng tiến vào tầng lợp thượng lưu bằng các phương thức riêng của cá nhân mình, không phụ thuộc vào ý kiến của cộng đồng. Người TP HCM luôn tìm mọi cơ hội để thúc đẩy bản thân, chấp nhận rủi ro tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trái lại, tầng lớp trung lưu ở Hà Nội bày tỏ thái độ cố gắng bằng mọi cách giữ vị trí hiện tại để không bị rơi xuống tầng lớp thấp hơn. Mọi người đều cố tìm kiếm sự ổn định và không mạo hiểm, hài lòng với công việc hiện tại, thay vì đầu tư thì họ dồn tiền kiếm được vào tiết kiệm. Khi quyết định các vấn đề của bản thân, người Hà Nội đều phải dựa vào thái độ cộng đồng.
Cuối năm 2014, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) cũng đưa ra dự báo tầng lớp trung lưu ở khu vực ASEAN sẽ tăng rất mạnh khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, với khoảng 110 triệu người vào năm 2015. Trong số này có khoảng 14,7 triệu người Việt Nam, chiếm gần 26,6% lực lượng lao động.
Theo ILO, lực lượng trung lưu khu vực ASEAN sẽ đạt gần 130 triệu người trong năm 2018. Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng tầng lớp trung lưu nhanh nhất khu vực kể từ năm 1991 tới nay, chỉ sau Indonesia. Năm 2018, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 17,7 triệu người, chiếm hơn 30% lực lượng lao động.
Trong khi đó, con số của Hill ASEAN, tầng lớp trung lưu của khu vực Đông Nam Á sẽ đạt khoảng 300 triệu người vào năm 2020.
Theo Zing News
Hơn nửa triệu dân thiếu nước sinh hoạt do xâm nhập mặn
Hiện có khoảng 155.000 hộ gia đình (hơn nửa triệu người) bị thiếu nước sinh hoạt. Đặc biệt, toàn tỉnh Bến Tre hiện nay chỉ còn 4 xã (huyện Chợ Lách), nguồn nước sinh hoạt chưa bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, mùa khô năm 2015-2016, xâm nhập có khả năng kéo dài đến đầu tháng 6/2016. Cụ thể, tình hình từ tháng 3 trở đi các vùng cách biển 30 đến 45 km: Nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Các vùng cách biển từ 45-65 km có khả năng bị mặn cao (>4g/l) xâm nhập. Nếu mùa mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6/2016. Trong thời kỳ này, vào những đợt triều cường mặn sẽ xâm nhập sâu. Còn các vùng cách biển xa hơn 70-75 km tuy ít gặp xâm nhập mặn 4g/l.
Dân thiếu nước sinh hoạt do tình trạng xâm nhập mặn
Theo đó, nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống dân sinh của 9/13 tỉnh thành phố trong khu vực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, điển hình như: Bến Tre có hơn 70% diện tích gieo trồng lúa bị thiệt hại; Cà Mau, Kiên Giang bị ảnh hưởng sớm từ cuối năm 2015, tổng diện tích lúa bị thiệt hại của 2 tỉnh này gần 85.000 ha.
Ngoài ra, báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng cho biết, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến một số khu vực sử dụng nước mặt, nhất là các vùng chưa được cấp nước tập trung ở các khu vực cửa sông, ven biển, như: Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh...
Hiện có khoảng 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 người) bị thiếu nước, gồm: 144.000 hộ chưa được cấp nước tập trung và 11.000 hộ được cấp nước tập trung. Đặc biệt, toàn tỉnh Bến Tre hiện nay chỉ còn 4 xã (huyện Chợ Lách), nguồn nước sinh hoạt chưa bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn.
Theo Bộ Nông nghiệp, để giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hơn nửa triệu dân, trước mắt sử dụng các phương tiện lưu động cung cấp nước cho người dân các khu vực không có nước ngọt phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Cung cấp trang, thiết bị phục vụ cấp và trữ nước cho các hộ gia đình ở những khu vực bị ảnh hưởng mặn nhưng không thể cấp nước bằng công trình tập trung. Kéo dài tuyến ống của những công trình cấp nước tập trung để cấp cho những khu vực xung quanh đang bị thiếu nước. Khoan các giếng khoan tầng sâu để thay thế tạm thời nguồn nước mặt bị nhiễm mặn ở những vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.
B. Hân
Theo_VietNamNet
Quắt queo trong chảo lửa Một vùng đất rộng lớn ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã thành sa mạc, kéo theo hàng chục ngàn hộ gia đình kiệt quệ Giờ đang vụ đông xuân nhưng nhiều cánh đồng ở các huyện Thuận Nam, Bác Ái, Ninh Hải (Ninh Thuận); Đức Linh, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) ngập một màu vàng cháy của rạ khô, cỏ úa, chẳng khác...