92,69% đại biểu Quốc hội tán thành dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết dừng thực hiện Chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Chiều 22/11, Quốc hội ra thông cáo số 24 kỳ họp thứ 2, đề cập đến cuộc họp riêng, thông qua Nghị quyết dừng thực hiện Chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Cụ thể, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội đọc Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết dừng thực hiện Chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; nghe Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh đọc dự thảo Nghị quyết.
Chiều 22/11, đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết dừng thực hiện Chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết dừng thực hiện Chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Trước đó, chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sau khi Bộ Công Thương báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Quốc hội khoá 12 thông qua vào cuối năm 2009.
Video đang HOT
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy. Mỗi nhà máy có 2 tổ máy, công suất 2.000 MW. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, thời điểm đó dự kiến khởi công vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.
Kết quả giám sát cuối năm 2015 cho biết, do nhiều nguyên nhân, thời gian lập dự án đầu tư (FS) của dự án này sẽ kéo dài thêm khoảng 2 năm và tiến độ tổng thể của dự án cũng phải điều chỉnh so với dự kiến ban đầu.
Quang Phong
Theo Dantri
Thủ tướng và 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn
Trao đổi với báo giới sáng 11/11, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng 4 vị Bộ trưởng là Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội vào tuần tới.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 11/11 (Ảnh: Thế Kha)
- Thưa ông, đến giờ này Quốc hội đã chốt danh sách những vị Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào tuần tới chưa? Thủ tướng Chính phủ có trả lời trong kỳ này không?
- Trên cơ sở những nhóm vấn đề mà chúng tôi tổng hợp từ đầu nhiệm kỳ, từ đầu phiên họp, qua các kênh ý kiến của cử tri, qua thực tiễn hay phát biểu của đại biểu Quốc hội trên nghị trường đã tập hợp lại thành 16 nhóm vấn đề. Sau đó chúng tôi có xin ý kiến và rút lại còn 11 vấn đề, khi báo cáo Quốc hội thì còn 5 vấn đề. Hôm qua (10/11) xin ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thì lựa chọn ra 4/5 vấn đề để báo cáo, đưa ra chất vấn tại phiên họp tới đây.
Đó là nhóm nội dung liên quan đến Bộ Công Thương, đương nhiên Bộ trưởng Bộ Công Thương phải trả lời. Các Bộ trưởng khác cũng phải trả lời theo vấn đề có liên quan.
Nhóm thứ hai liên quan đến vấn đề tài nguyên và môi trường thì đương nhiên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đăng đàn trả lời.
Nhóm thứ ba liên quan đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có nhiều nội dung quan tâm.
Nhóm thứ tư liên quan đến nội vụ và đồng chí Bộ trưởng Bộ nội vụ sẽ trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Và đương nhiên Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ trả lời sau khi các Bộ trưởng trả lời xong. Trong quá trình trả lời đó, các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách từng lĩnh vực một cũng phải có trả lời làm rõ thêm. Thủ tướng Chính phủ trả lời cuối cùng, kết hợp tất cả các vấn đề lớn. Trực tiếp Thủ tướng Chính phủ cũng phải trả lời một số câu hỏi đại biểu chất vấn tại hội trường.
- Thời gian dành cho Thủ tướng Chính phủ là bao nhiêu, thưa ông?
- Thời gian chất vấn vẫn là 2,5 ngày và đương nhiên Thủ tướng Chính phủ sẽ là nửa ngày. Thủ tướng sẽ có báo cáo chung và sau đó có trả lời các vị đại biểu Quốc hội.
- Trong kỳ họp này có đổi mới trong thảo luận là đại biểu Quốc hội được giơ biển xin tranh luận. Trong phiên chất vấn vào tuần tới, Quốc hội có tiếp tục sử dụng hình thức đó để tạo không khí tranh luận sôi nổi hơn, tốt hơn?
- Có chứ. Đây là nội dung đổi mới trong hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ khóa 14 này. Không chỉ có tại phiên họp bình thường mà có cả chất vấn, giúp cho đại biểu có thể phát biểu, hỏi đến cùng, đi tới cùng các nội dung, đề nghị các thành viên Chính phủ phải làm rõ thêm, đảm bảo chất vấn sôi nổi, chất vấn đi vào vấn đề, làm rõ được vấn đề mà các vị đại biểu Quốc hội quan tâm.
- Ngoài ra còn nội dung đổi mới nào trong lần chất vấn, trả lời chất vấn lần này không, thưa ông?
- Qua 5 năm vừa rồi chúng ta có những kinh nghiệm đúc rút lại, kỳ này cũng vậy thôi. Trong một nhiệm kỳ có 2 lần chất vấn, một lần giữa nhiệm kỳ và một lần cuối nhiệm kỳ thì sẽ mời tất cả tất cả các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chất vấn trực tiếp.
Còn các phiên họp đầu năm và cuối năm theo thông lệ chọn nhóm vấn đề, chọn Bộ trưởng để chất vấn. Còn việc sâu sắc, vấn đề trúng, sôi nổi thế nào là chính ở đại biểu Quốc hội - những người chọn vấn đề để hỏi. Bộ trưởng cũng phải trả lời đảm bảo cho chính xác, ngắn gọn.
Đây cũng là lần đầu tiên thành viên Chính phủ trả lời tại nhiệm kỳ này. Có nhiều đồng chí mới, số đồng chí trong 4 nhóm trả lời chất vấn đều mới hết nên các đồng chí cũng cần vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần. Lần đầu tiên chưa quen, chắc chắn còn va vấp. Chúng tôi cũng trao đổi, các Bộ trưởng cũng phải bình tĩnh, lắng nghe ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để trả lời.
Đại biểu Quốc hội cũng thế thôi, thấy các vị Bộ trưởng cũng mới cả nên chắc phải kỳ họp sau mới kinh nghiệm hơn. Tránh đi vào dài dòng, tập trung vào nội dung chính, đi thẳng vào vấn đề bởi mỗi lần hỏi cũng chỉ có 2 phút thôi nên đại biểu Quốc hội tránh giải thích gì cả mà vào thẳng vấn đề luôn. Đại biểu Quốc hội cũng phải chia sẻ như vậy.
- Xin cảm ơn ông!
Thế Kha
Theo Dantri
Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam lý giải việc dừng nhà máy điện hạt nhân Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam - cho biết, việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do không cạnh tranh được với các nguồn năng lượng khác và chưa cấp thiết như dự báo trước đây. Ngày 9/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Dương...