91 viên chức Bệnh viện Phổi Hải Phòng tự nộp 4 triệu đồng kèm hồ sơ xét duyệt bậc lương?
Thanh tra Sở Y tế TP Hải Phòng xác định, có 91 viên chức đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ tự nguyện nộp mỗi người 4 triệu đồng về Phòng Tổ chức – Hành chính ( Bệnh viện Phổi Hải Phòng) để nhờ hoàn thiện hồ sơ
Ngày 21-12, Sở Y tế TP Hải Phòng đã hoàn tất việc kiểm tra phản ánh của hàng chục viên chức công tác tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng “tố” phải nộp 4 triệu đồng kèm hồ sơ xếp ngạch bậc lương.
Bệnh viện Phổi Hải Phòng
Theo kết quả kiểm tra, ngày 28-9, Sở Y tế TP Hải Phòng ban hành công văn 3427 về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung theo Thông tư 03 của Bộ Y tế. Bệnh viện Phổi Hải Phòng đã thông báo tới các khoa, phòng và hướng dẫn cán bộ, viên chức, người lao động biết để đăng ký hoàn thiện hồ sơ gửi về Phòng Tổ chức – Hành chính của bệnh viện tổng hợp.
Thanh tra Sở Y tế xác định, có 91 viên chức đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ tự nguyện nộp mỗi người 4 triệu đồng về Phòng Tổ chức – Hành chính (Bệnh viện Phổi Hải Phòng) để nhờ hoàn thiện hồ sơ. Bệnh viện không hướng dẫn, không quy định, không chỉ đạo việc đóng tiền cho 91 viên chức này.
Sau khi hàng chục viên chức kiến nghị, tố giác, đến ngày 16-12, Bệnh viện Phổi Hải Phòng đã trả lại tiền cho 86 viên chức; 5 viên chức còn lại chưa đến nhận lại tiền.
Lãnh đạo Sở Y tế TP Hải Phòng chỉ rõ để xảy ra sự việc nêu trên trách nhiệm thuộc về ông Mạc Văn Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Phổi Hải Phòng và Phòng Tổ chức – Hành chính. Sở Y tế TP Hải Phòng nghiêm khắc phê bình ông Mạc Văn Tuấn.
Video đang HOT
Sở Y tế TP Hải Phòng yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Phổi Hải Phòng rà soát, chấn chỉnh hoạt động của bệnh viện, không để xảy ra vụ việc tương tự. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm, xem xét kỷ luật tập thể, cá nhân liên quan.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, vừa qua hàng loạt cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng “tố” khi lên Phòng Tổ chức – Hành chính Bệnh viện Phổi Hải Phòng nộp hồ sơ xét duyệt bậc lương, họ được yêu cầu nộp 4 triệu đồng/người.
Cùng với đó, các viên chức này còn “tố” chính Giám đốc Bệnh viện Phổi Hải Phòng đề nghị họ viết đơn xin tình nguyện nộp số tiền trên.
Trao đổi với báo chí, ông Mạc Văn Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Phổi Hải Phòng, lý giải quá trình giải quyết chế độ cho cán bộ có thể do quá nhiều hồ sơ nên một số cán bộ, nhân viên y tế thuộc bệnh viện đã kẹp 4 triệu đồng vào hồ sơ với mục đích sớm được hoàn thiện thủ tục.
Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Hải Phòng, sau khi tiếp nhận phản ánh, lãnh đạo bệnh viện đã yêu cầu Phòng Tổ chức – Hành chính trả lại tiền cho cán bộ nhân viên y tế. Đồng thời, yêu cầu bộ phận chức năng tổ chức rà soát, kiểm điểm đối với cán bộ thụ lý hồ sơ và lãnh đạo Phòng Tổ chức – Hành chính.
Đơn xin chuyển ngạch công chức của viên chức Bệnh viện Phổi Hải Phòng xác nhận việc tự nguyện nộp tiền cho Phòng tổ chức – Hành chính bệnh viện
Khi được hỏi về phản ánh Giám đốc Bệnh viện Phổi Hải Phòng đã yêu cầu các nhân viên y tế viết đơn xin tình nguyện nộp 4 triệu đồng trên, ông Mạc Văn Tuấn phủ nhận và cho rằng nội dung này không chính xác.
“Không có Giám đốc bệnh viện nào yêu cầu nhân viên mình tình nguyện nộp tiền khi nộp hồ sơ xét duyệt bậc lương. Chúng tôi cố gắng tăng thu nhập cho nhân viên chứ không ai chỉ đạo thu tiền. Bệnh viện đang phối hợp với Thanh tra Sở Y tế kiểm tra, xác minh. Khi có kết quả, đơn vị sẽ phản hồi” – ông Mạc Văn Tuấn cho hay.
Bộ Nội vụ yêu cầu TP.HCM giải trình kỹ lưỡng việc dôi dư hơn 5.700 biên chế
"Không tỉnh nào có tình trạng thế này. Đây là phát sinh duy nhất trên toàn quốc, không giải quyết được, làm rõ thì rất căng", Bộ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá, đồng thời yêu cầu TP.HCM giải trình kỹ lưỡng về việc dôi dư biên chế.
Tại buổi làm việc với Bộ Nội vụ chiều qua (23.6), Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết tổng biên chế công chức T.Ư giao cho TP.HCM là 10.869 người, con số mà HĐND TP.HCM duyệt là 14.470 người, cao hơn 3.601 người; số biên chế viên chức T.Ư giao là 97.881 người, HĐND TP.HCM duyệt là 99.985 người, cao hơn 2.104 biên chế; tổng cộng nhiều hơn 5.700 biên chế.
Nguyên nhân viên chức nhiều do dân số cơ học tăng nên phải xây thêm bệnh viện, trường học và tuyển thêm người. Nhiều năm qua, TP.HCM liên tục kiến nghị T.Ư công nhận số biên chế công chức, viên chức mà HĐND TP.HCM đã duyệt nhưng chưa được chấp nhận. "Nếu cắt con số đang dư của TP.HCM sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động", ông Nhân lo ngại.
TP.HCM đang có số lượng công chức, viên chức nhiều hơn số lượng được T.Ư giao. Ảnh SỸ ĐÔNG
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay đặc thù của TP.HCM có nhiều cơ quan mà địa phương khác không có, như đội quản lý trật tự đô thị, ban quản lý an toàn thực phẩm, ban quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng...
Trong tháng 7, TP.HCM sẽ đánh giá toàn diện và đề xuất theo tinh thần làm sao đủ nhân lực thực hiện trách nhiệm, kết hợp với thực hiện nghiêm nghị quyết về tinh giản biên chế, phát huy tự chủ và cơ chế xã hội hóa để giảm gánh nặng ngân sách.
Cũng tại buổi làm việc, ông Mãi nêu nhiều bất cập khi thực hiện chính quyền đô thị (không tổ chức HĐND ở 16 quận, và toàn bộ phường) và vận hành TP.Thủ Đức sau khi thành lập, dù đã tháo gỡ nhưng vẫn thấy còn nhiều vấn đề cần tập trung nghiên cứu sâu hơn.
Những vấn đề phát sinh sẽ được đưa vào nghị quyết thay thế Nghị quyết 16/2012 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội để có thêm điều kiện phù hợp thực tế, thực hiện nhiệm vụ lớn hơn được T.Ư giao.
Không địa phương nào giống như TP.HCM
Về đề xuất tăng biên chế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhận định đây là việc cực kỳ khó khăn vì Ban Chỉ đạo T.Ư về quản lý biên chế của Bộ Chính trị đã "chốt" biên chế ở cả 63 tỉnh, thành.
"Không tỉnh nào có tình trạng thế này. Đây là phát sinh duy nhất trên toàn quốc, không giải quyết được, làm rõ thì rất căng", bà Trà nói và đề nghị UBND TP.HCM cần chuẩn bị báo cáo giải trình kỹ lưỡng, nêu rõ nguyên nhân, cơ sở pháp lý, trách nhiệm và hướng giải quyết.
Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị TP.HCM chuẩn bị báo cáo giải trình rõ việc dôi dư hàng nghìn biên chế. Ảnh NGUYÊN VŨ
Bà Trà cũng phê bình ngành nội vụ TP.HCM không chặt chẽ trong quản lý biên chế, thậm chí "buông lỏng" dẫn đến chênh lệch biên chế so với số lượng T.Ư giao.
Bà Trà đề nghị TP.HCM cần xác định rành mạch, rõ ràng về các cơ chế khi chuẩn bị nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017, để làm cơ sở phân cấp toàn diện và triệt để; thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao chỉ số cải cách hành chính để khẳng định vai trò chính quyền phục vụ.
Trong buổi làm việc với TP.Thủ Đức sáng cùng ngày, bà Phạm Thị Thanh Trà ủng hộ các đề xuất đối với địa phương này dựa trên 3 nguyên tắc: tổ chức bộ máy hợp lý, tinh gọn, đáp ứng nhu cầu vận hành; phải có sự khác biệt của một chính quyền đô thị; phân cấp, phân quyền nhưng vẫn đảm bảo liên thông, liên kết, thống nhất.
Lãnh đạo lên tiếng vụ hàng chục y bác sĩ ở Hà Nội bị nợ lương 8 tháng phải xuống đường, căng băng rôn "cầu cứu" Giám đốc Học viện Y - Dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết, Ban Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Công đoàn Học viện và các phòng chức năng đã gặp gỡ, động viên, đề nghị viên chức, người lao động bình tĩnh, không tụ tập đông người, gây mất ổn định nội bộ. Hai ngày qua, gần 50 y bác sĩ...