‘90 tỷ đồng cho một giò lan đột biến không có gì là kinh khủng’
Đó là lời khẳng định của anh Thanh Biên, 36 tuổi – chủ một vườn lan đột biến khá “khủng” – người có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chơi loại hoa cảnh xa xỉ này ở Long Biên (Hà Nội) khi được hỏi về thương vụ mua bán chậu lan đột biến tên Juliet của đại gia Việt với giá gần 90 tỷ đồng gây xôn xao dư luận thời gian qua.
Video: Anh Biên chia sẻ cách chăm sóc vườn lan đột biến sao cho hiệu quả
Gần đây, một số ý kiến của chuyên gia nghiên cứu cho rằng dòng lan đột biến bằng phương pháp nuôi cấy mô (Invitro) về bản chất không khác và còn có ưu điểm hơn lan tách kie (mầm con) về sức sống nên việc nhân giống không đến nỗi quá khó khăn đã gây nên nhiều tranh cãi trong thị trường lan. Là một người đã có 10 năm kinh nghiệm về nuôi, trồng loài hoa cảnh này, quan điểm của anh về điều này thế nào?
Phân tích sâu một chút, mọi người có thể nhận thấy, đã nhiều năm qua người ta cố gắng nuôi cấy mô (Invitro) của lan đột biến để có thể ra được một mặt bông giống ngoài tự nhiên nhưng chưa thành công. Trên thị trường, cũng từng có nhiều người nói là nuôi cấy mô được một số dòng đột biến, điển hình như “5 cánh trắng Phú Thọ” nhưng sau 2 năm lại xổ ra mặt hoa hoàn toàn khác.
Ở nước ngoài, tôi nghe nói Thái Lan có phát triển mô hình nuôi cấy mô lan đột biến và đã cho ra một số mặt hoa có giá trị kinh tế. Tuy nhiên thông tin này chưa được kiểm chứng.
Nhỡ việc nuôi cấy lan đột biến bằng mô ở nước ngoài thành công và xâm nhập về Việt Nam thì sao?
Đúng là vừa rồi có một số luồng thông tin nói về việc lan đột biến từ thị trường ngoài nước xâm nhập vào Việt Nam. Nhưng mà đấy chỉ là thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng. Nhiều “anh lớn” trong giới chơi lan đột biến khẳng định đó chỉ là lời đồn. Thậm chí, truyền thông cũng đã có nhiều bài viết xác nhận rằng những thông tin đó không có cơ sở vì nếu đúng thì thị trường lan đột biến trong nước đã không còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Những tranh cãi giữa lan đột biến tự nhiên và hàng cấy mô tựu chung lại cũng chỉ vì sự chênh lệch quá xa về giá trị trên thị trường, anh cho rằng đâu là yếu tố tạo nên sự khác biệt này?
Đơn giản là vì lan đột biến tự nhiên nó đẹp, hiếm, độc và lạ. Giống như 1 cô gái, không chỉ xinh mà còn phải có tài, đức, và sự nết na. Cây lan cũng vậy, chúng tôi chơi dòng này theo mặt bông, trong đó bông phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố về khuôn cánh, mắt, mũi,…Khi đạt được các chỉ số đó thì nó mới được công nhận là một bông hoa đẹp và có giá trị. Với những người chăm sóc lan thì chỉ cần dùng mắt thường cũng nhận ra ngay sự khác biệt giữa thân, lá và nhất là mặt hoa của dòng nuôi cấy mô và cây ngoài tự nhiên.
Anh Biên trong vườn lan đột biến “khủng” trong nội thành Hà Nội của mình.
Anh chắc hẳn biết về thương vụ mua bán chậu lan đột biến tên Juliet có giá 90 tỷ đồng mà thiên hạ bàn tán gần đây?
Tôi có nắm thông tin và cũng may mắn biết được đôi điều về người chủ sở hữu hiện tại.
Anh đánh giá thế nào về con số 90 tỷ đồng cho một giò lan?
Ở góc độ kinh nghiệm của một người đã chơi, trồng và nhân giống không ít lan đột biến, tôi khẳng định con số 90 tỷ đồng không có gì là kinh khủng cả.
Đầu tiên, chậu lan đột biến tên Juliet đã nở hoa đến mấy mùa và chứng minh rằng mặt hoa rất đẹp và ổn định. Do đó nó được công nhận là một mặt bông đẹp nên có giá trị kinh tế cao, nếu theo giá thị trường bây giờ là vài tỷ đồng một kie.
Thứ hai và quan trọng nhất là trong thương vụ này, người ta mua theo kiểu bứt gốc, nghĩa là 90 tỷ đồng cho cả một giò lan. Mà như hình ảnh các bạn đã thấy, trên thân cây lan ấy có không biết bao nhiêu kie nên chỉ cần tính nhẩm cũng thấy số tiền 90 tỷ đồng cho cả một thân lan giá trị như vậy là chuyện bình thường.
Chậu Juliet có giá gần 90 tỷ đồng.
Mặc dù đang “sốt” nhưng nhiều người nghĩ xa lại sợ rằng thị trường lan đột biến sẽ đi theo vết xe cũ của trào lưu chơi cây xanh ở một số địa phương, nhất là Hưng Yên cách đây vài năm. Anh có bao giờ băn khoăn về điều này không?
Phải nói thẳng rằng trên mọi thị trường, luôn luôn có yếu tố đầu cơ đứng sau để đẩy giá, điển hình là thị trường chơi cây xanh rộ lên vài năm trước. Tuy nhiên nếu chơi cây xanh phải phụ thuộc vào một số yếu tối như nhà có không gian rộng mới chơi được và để có 1 sản phẩm đẹp thì cần có thời gian trồng, chăm sóc, tạo thế nhiều năm.
Trong khi đó, với lan đột biến thì mọi người chủ yếu là chơi mặt hoa và cũng không phải mất quá nhiều không gian và công sức chăm bẵm như cây xanh. Do đó có thể thấy vì sao mốt chơi cây xanh lại không phù hợp và dần kén người chơi. Mặc dù đến bây giờ một số cây xanh có thế đẹp vẫn rất đắt giá giá nhưng không lên đến đỉnh điểm như thời gian trước. Bởi khi đã qua giai đoạn bị đầu cơ thì thị trường sẽ trở về giá trị thực của nó.
Vài năm trước dòng lan đột biến Phú Thọ rất đắt nhưng bây giờ đã về giá thật là 4 -5 triệu/1 kie. Nhưng sang năm, kie đó phát triển thành cây rồi sinh ra nhiều kie giống, chủ sở hữu có thể hồi vốn bằng cách bán các kie giống. Do đó người chơi lan sẽ không bao giờ bị sập hẳn khi giá thị trường biến đổi giống như việc chơi cây xanh.
Ví dụ, hiện tại tôi có một số mặt bông mua với giá 10 triệu đồng/1 cây, sang năm cây lớn, sinh ra nhiều kie con thì tôi có thể bán 1 triệu đồng/ 1 kie để lấy lại vốn, chưa kể lợi nhuận nếu bán được nhiều kie hơn. Do đó tôi không lo lắng việc thị trường lan đột biến “dẫm lại vết chân” của thú chơi cây xanh.
Anh nói thị trường nào cũng có yếu tố đầu cơ, với lan đột biến thì việc này biểu hiện như thế nào?
Đúng là trong giới chơi lan đột biến, không thể tránh khỏi việc xuất hiện những người đầu cơ, nghĩa là họ “lái giá” thị trường. Nếu để ý sẽ thấy, trong một thời điểm nào đó, giá một số dòng lan bị “chững” lại, đồng thời xuất hiện nhiều thông tin trái chiều như mặt hoa đó nở không ổn định, mũi trắng không sạch. Khi đó, người chơi hoang mang và bán tháo ra thì sẽ có người đi thu, mua về để lấy số lượng. Sau đó 1 thời gian, họ lại đưa ra thị trường một mặt hoa đẹp của dòng lan nói trên, lúc đó giá của nó lại “ nóng” trở lại.
Chẳng hạn đầu năm vừa rồi, bạn tôi bán cây “Bạch trà” 40 cm với giá 40 triệu nhưng tôi không mua vì chơi lan là theo mốt, thời điểm đó dòng này đang bị xuống giá nên mọi người hầu hết đều bán tháo ra. Nhưng cách đây khoảng 3 tháng, tự dưng có một “anh lớn” công bố ra một mặt hoa “Bạch trà” đẹp và hiện giờ dòng này lại ở ngưỡng 300 triệu đồng/1 kie.
Có thể thấy vài năm gần đây, đặc biệt là qua đợt giãn cách xã hội vì dịch COVID-19 vừa rồi, mô hình chơi lan đột biến trở nên “sốt” hơn bao giờ. Có lẽ vì thị trường này ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch giống như nhiều cơ sở và mô hình kinh doanh khác. Bởi mọi người có thời gian ở nhà để chăm sóc cây hơn mà nếu cây không bán được thì nó lớn lên, lại nhân được nhiều giống hơn, do đó nếu tôi có bán một kie lan đột biến rẻ hơn 1 nửa so với giá thị trường thì vẫn thu lợi.
Do đó, nhiều thành phần nhận thấy đây là thị trường có lợi nhuận cao nên xây dựng thương hiệu cá nhân trong giới rồi một thời gian sau lại bán theo kiểu lừa đảo, khiến những người mới chơi, ham rẻ nhưng lại muốn có sản phẩm tốt bị lừa. Mà với dòng lan đột biến, rất khó để biết được mình bị lừa ngay bởi vì moị người chủ yếu mua theo cảm tính, dựa vào uy tín của người bán bởi sau thời gian dài cây mới trổ mặt hoa để kiểm định…
Bình Dương: Cơn sốt lan đột biến và thú chơi tiền tỷ
Kỳ 1: Đổi đời từ lan đột biến. Theo giới chơi lan, chưa năm nào thị trường lan đột biến (hay còn gọi lan Var) sốt như hiện nay. Một ki lan (cây non vừa ươm) thuộc nhóm hàng tốp có giá hàng chục tỷ đồng, nhưng vẫn không có hàng để bán.
Những chủ vườn lan nhiều năm tuổi bỗng dưng trở thành tỷ phú. Cũng vì thế, có rất nhiều người chưa biết gì về lan cũng mạnh dạn đầu tư tiền tỷ vào thú chơi này để kiếm tiền. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng khi không am hiểu về lan.
Kỳ 1: Đổi đời từ lan Var
Ngày nay, chủ một vườn lan Var vài trăm m2 là có thể đi siêu xe, ở biệt thự, thậm chí sở hữu khối tài sản khác lên đến hàng trăm tỷ đồng. Thế nhưng ít ai biết được, một khi đã đam mê chơi lan, có người sẵn sàng vay nợ, cầm cố nhà cửa để có đủ tiền sở hữu một cây lan quý. Có người cũng từng rơi nước mắt, trả một cái giá đắt trước khi lan Var gọi tên mình.
Anh Trần Quốc Toàn nói về kỹ thuật chăm sóc vườn lan Var
Vì sao lan Var có giá khủng?
Cũng như bao người khác, khi nghe nói đến một cây lan có giá vài chục tỷ, tôi không thể tin và cho rằng đây là giá ảo. Bởi trên thế giới này làm gì có loài hoa vô giá như thế! Tuy nhiên, sau những ngày lặn lội khắp các vườn hoa từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai... được ngắm những loài hoa vô cùng đẹp, cũng như nắm rõ hơn lai lịch của loài lan Var, buộc tôi phải có cách nhìn khác về nó.
Dù không yêu lan, chưa biết gì lan, nhưng nhìn vào cánh hoa lan Bảo Duy và nghe mùi thơm của hoa, không thể không mê. Hoa có 5 cánh trắng tinh như tuyết, mũi hoa (phần nhụy) có màu hồng nhạt, phần cánh chính (lưỡi) có đôi mắt xước màu hồng tinh xảo tựa tranh vẽ.
Theo giới chơi lan, trong một vạn, thậm chí hàng triệu cây giả hạt (lan rừng), mới xổ (tìm ra) được một cây lan đột biến. Và trong vài trăm cây lan đột biến, mới tìm được một cây quý hiếm.
Như thế có thể hiểu, lan đột biến 100% được nhân giống từ lan rừng. Với người yêu lan từ Bắc chí Nam, thời gian qua, họ đã lục tung khắp các cánh rừng trên cả nước để tìm được giống lan quý. Và khi đã tìm được một loài lan đẹp, chủ nhân của nó đặt cho cây một tên hết sức kiêu sa và ý nghĩa. Đó có thể là tên của con cái, người thân, vùng miền...
Vì thế hôm nay, loài lan đột biến 5 cánh trắng có những tên gọi rất hay như: 5 cánh trắng Người đẹp Bình Dương, 5 cánh trắng Hiển Oanh (HO), 5 cánh trắng Phú Thọ, Bảo Duy, Hồng Minh Châu, Chơn Thành, Người đẹp không tên, Vô thường, Vọng xưa...
Anh Trần Quốc Toàn, Hội trưởng Hội Hoa lan đất Thủ, cho biết: "Để định nghĩa một loài lan đẹp rất khó, mỗi người có một cách nhìn cái đẹp khác nhau. Tuy nhiên, một loài lan đẹp, ắt phải có những tiêu chí chung. Đó là cánh hoa phải trắng, bay không được rủ. Cánh hoa dày và khỏe, mũi hồng, hai mắt xước như tranh vẻ...".
Cây lan đột biến 5 cánh trắng Bảo Duy đang "gây bão" trên thị trường lan đột biến.Chăm sóc lan Var không hề dễ chút nào. Bên cạnh việc chọn vật tư làm giá thể ươm trồng cho đúng, vườn lan phải bảo đảm nhiệt độ, tránh mưa và phải có gió. Vì thế, đầu tư một vườn lan dù nhỏ vài trăm m2, người chơi đã phải bỏ ra tiền tỷ để tạo hệ thống tưới phun sương, gắn quạt gió trong vườn, hay tạo mương nước để giữ ẩm. Đó là chưa nói đến việc phải "ăn, ngủ" cùng cây lan, theo dõi cây xuyên suốt. Chỉ cần một sai số nhỏ, cây bị bệnh, xem như tiền tỷ rời tay.
Thị trường lan đột biến hiện có khoảng 120 loại lan 5 cánh trắng, 30 loại hồng và một số loài lan đột biến hoa trắng toàn phần. Nhiều nghệ nhân chơi lan đột biến cho biết, lan đột biến có khoảng 10 năm trước, nhưng người chơi mới biết nhiều đến nó 4 năm nay.
Và 2 năm trở lại đây, lan đột biến trở thành một thị trường kinh doanh bạc tỷ, người đầu tư vào cây lan còn sốt hơn cả đầu tư vào bất động sản. Với người mới chơi, họ thường chọn những cây có giá tầm trung như HO, Phú Thọ; giá mỗi ki từ 20 - 30 triệu đồng.
Đây là hai loài Var thuộc dòng quốc dân, có sức đề kháng tốt, cây sinh trưởng mạnh, dễ bán. Người nhiều tiền và các chủ vườn thì săn tìm lan Bảo Duy, Người đẹp không tên, Hồng Minh Châu... Với người chơi lan, biết về lan thì việc sở hữu một cây Bảo Duy hay Hồng Minh Châu trong nhà, đó không chỉ là tài sản mà còn chứng tỏ được đẳng cấp của mình về thú chơi này.
Bên cạnh đó, giới chơi lan Var còn rỉ tai nhau về 3 loài chỉ mới nghe tên gọi, chưa được tung ra thị trường, đó là 5 cánh trắng Juliet, Huyền thoại bướm đại ngàn và Kinh Bắc. Riêng cây Kinh Bắc có 3 nghệ nhân đang sỡ hữu, đó là anh Nguyễn Tấn Sơn, một đại gia trong làng lan Var Việt Nam, có nhà ở xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương).
Hai nghệ nhân còn lại là anh Thu ở Đồng Nai và anh Huỳnh ở Bắc Ninh. Đây là loài hoa lan 5 cánh trắng, có mùi hương của hoa khá đặc biệt, sắc hoa tinh xảo còn hơn cả giống Bảo Duy, mũi hoa có màu vàng nhạt, 2 mắt xước màu hồng phấn.
Ba đại gia làng lan đột biến còn có giao ước, khi 1 trong 3 người bán cây Kinh Bắc ra thị trường, phải được sự đồng ý của những người còn lại. Vì thế người chơi lan Var thấp thỏm đợi chờ.
Trước thông tin hấp dẫn ấy, chúng tôi đã tìm về xã Long Hòa để tìm hiểu thực hư. Tuy nhiên, anh Sơn cho biết không hề có lời giao ước ấy. Đúng là 3 người đang sở hữu cây lan Kinh Bắc là có thật.
"Tôi cũng như anh Thu đều mua lại 1 mắt ngủ (một đốt thân cây lan khoảng 3cm) của cây Kinh Bắc từ anh Huỳnh cách đây 3 năm. Lúc đó mắt ngủ có giá 500 triệu đồng. Trước đó, cây Kinh Bắc do một nghệ nhân ở Gia Lai xổ ra và bán cho anh Huỳnh.
Cái tên Kinh Bắc là do anh Huỳnh đặt tên cho cây. Có hoa đẹp thì chúng tôi chia nhau để chơi và có quyền mua đi bán lại", anh Sơn nói. Thành quả sau 3 năm ươm trồng, cách đây 1 tuần, anh Sơn đã bán lại 1 ki Kinh Bắc cho anh Yến Tình với giá 10 tỷ đồng. Mới đây, có người hỏi mua anh Sơn 1 ki cây Kinh Bắc cao khoảng 5cm với giá 15 tỷ nhưng anh Sơn chưa đồng ý.
Đổi đời từ lan đột biến
Ngày nay, có không ít thanh niên nhỏ tuổi, thậm chí có người mới ngoài 30 đã sở hữu khối tài sản kếch sù lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng từ lan đột biến.
Lúc đầu, họ đến với lan Var từ niềm đam mê chơi lan. Anh Trần Quốc Toàn, Hội trưởng Hội Hoa lan Đất Thủ (tỉnh Bình Dương) là một trong số đó. Anh Toàn cho biết, bản thân chơi lan từ lúc học cấp 2. Sau ngày ra trường và công tác tại Công ty Nước và Môi trường Bình Dương, gần như có đồng nào anh dồn hết tiền để mua lan.
Và không ít lần vợ của anh phải than ngắn thở dài với gia đình, bố mẹ 2 bên về chuyện này. Hiện anh đang là người sở hữu khá nhiều cây lan đột biến 5 cánh trắng do chính anh xổ ra và đặt tên cho cây. Trong đó, có cây 5 cánh trắng Người đẹp Bình Dương rất có giá, hoa đẹp và được nhiều người mong ước sở hữu.
Nói đến cây Người đẹp Bình Dương, anh Toàn kể: "Cách đây 4 năm, tôi dạo mạng thì thấy một trang Facebook ở Tây nguyên đăng bán cây này với giá 8 triệu đồng, vừa nhú hoa và chưa có tên. Tôi có linh cảm đây là lan đột biến đẹp liền đặt mua. Tôi hỏi tiền vợ chỉ còn đúng 6 triệu đồng, liền gom hết và mượn thêm 2 triệu đồng của người nhà. Vợ tôi đã rơi nước mắt khi thấy tôi lại "đốt" tiền vào lan. Chỉ vài tháng sau, tôi đã bán lại 1 phần nhỏ của chậu lan này và kiếm được bạc tỷ, người mua là anh Nguyễn Tấn Sơn".
Ngoài Lan, anh Xuân còn sở hữu khối tài sản giá trị thật, đó là bất động sản, siêu xe, gỗ quý. Mới đây, chỉ riêng việc anh đưa 2 khúc gỗ quý ngàn năm tuổi có giá 25 tỷ từ châu Phi về đặt ngay trước vườn lan để chơi, cũng đã chứng tỏ được đẳng cấp của mình.
Anh Xuân không ngại chia sẻ khi phần lớn số tiền anh kiếm được đa phần từ lan mà có. "Chơi lan hay bất động sản, chứng khoán cũng không khác nhau là mấy. Ngoài đam mê, phải bạo chi, chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên cái gì cũng thế, ngoài niềm đam mê thì phải tỉnh táo, không đầu tư một cách mù quáng. Chơi lan còn có cái đặc biệt riêng, đó là thay đổi tâm tính con người. Mỗi ngày tận tâm chăm sóc cây, nhìn cây phát triển từng cm, mình ngộ ra nhiều điều. Đó là xa rời những thói hư tật xấu, biết yêu thương vợ con, gia đình. Cái tâm mình tịnh hơn, nhìn ra được nhiều việc phải làm", anh Xuân tâm sự.
Lan đột biến, mộng làm giàu hay những cú lừa tiền tỷ? Theo Công an tỉnh Tuyên Quang, chính thông tin về những "tấm gương" làm giàu nhanh chóng từ hoa lan đột biến, dễ dàng kiếm tiền tỷ chỉ trong thời gian ngắn nhờ lan đột biến đã khiến một bộ phận không nhỏ người dân tham gia vào hoạt động giao dịch, chuyển nhượng, trao đổi hoa lan. Chỉ cần tham gia các...