90% cử tri Catalonia chọn ly khai Tây Ban Nha
Chính quyền Catalonia tuyên bố có đến 90% số người bỏ phiếu đã chọn ly khai khỏi Tây Ban Nha trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 1.10.
Cử tri ăn mừng sau cuộc bỏ phiếu căng thẳng. AFP
Theo tuyên bố trên đài TV3, kết quả kiểm phiếu chính thức đã được tiến hành dựa trên 2.262.424 lá phiếu thoát khỏi tình trạng bị cảnh sát tịch thu, với 2.020.144 lá lựa chọn tách khỏi chính quyền Madrid và 176.565 phiếu chống.
Trong cuộc họp báo, phát ngôn viên của chính quyền khu vực Jordi Turull cho biết đã có 2,02 triệu người chọn “đồng ý” cho câu hỏi: “Liệu bạn có muốn Catalonia trở thành một quốc độc lập theo chế độ cộng hòa hay không?”
Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont rạng rỡ tuyên bố Catalonia đã giành được quyền thành lập nền cộng hòa cho xứ sở, nằm ở miền đông bắc Tây Ban Nha.
Một người quá vui mừng sau khi nghe kết quả kiểm phiếu. AFP
Cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra vào ngày 1.10 trong tình trạng nước sôi lửa bỏng trước phản ứng kịch liệt và thẳng tay của Madrid. Hàng chục ngàn cảnh sát chống bạo động đã được điều động đến vùng Catalonia, và cho đến nay đã có khoảng 900 cử tri bị thương, trong khi 33 cảnh sát cần được điều trị, theo AFP ngày 2.10.
Căng thẳng vẫn tiếp diễn tại khu vực sau khi các liên đoàn và hiệp hội ở Catalonia kêu gọi đình công trên toàn miền đông bắc Tây Ban Nha để phản đối hành vi trấn áp của chính quyền.
Video đang HOT
Madrid khẳng định cuộc trưng cầu dân ý là vi hiến nên kết quả sẽ không được công nhận, trong khi Catalonia, một trong những vùng tự trị giàu truyền thống và phát triển nhất Tây Ban Nha, cương quyết tổ chức vì mục tiêu hướng tới độc lập.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Catalonia đòi ly khai khỏi Marid, kịch bản phân rã châu Âu
Người dân xứ Catalonia dự kiến sẽ bỏ phiếu để quyết định ly khai khỏi Tây Ban Nha vào ngày 1/10.
ABC News ngày 7/9 thông tin, Nghị viện vùng Catalonia đã quyết định sẽ tiến hành cuộc bỏ phiếu để giành quyền độc lập khỏi Tây Ban Nha vào ngày 1/10 tới.
Thống đốc xứ Catalonia - ông Carles Puigdemont đã ký một sắc lệnh chính thức kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý chưa đầy một tháng nữa về khả năng vùng này sẽ trở thành một khu vực độc lập.
Ông Carles Puigdemont - đứng dậy trong tiếng vỗ tay chúc mừng của các Nghị sĩ xứ Catalonia khi thông qua dự luật trưng cầu dân ý.
"Dự luật trưng cầu dân ý" đã được thông qua vào tối ngày thứ 4 với 72 phiếu thuận và 11 phiếu trắng tại Nghị viện vùng Catalonia.
Sở dĩ có tỷ lệ đồng thuận cao là bởi nghị viện Catalonia hiện do các đảng ủng hộ độc lập kiểm soát. Các chính trị gia chống lại việc đòi ly khai cho vùng đông bắc Tây Ban Nha đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu.
Sau khi thông qua "dự luật", các nhà lập pháp ủng hộ ly khai đã hát bài "Els Segadors" vốn được coi là "quốc ca" của vùng, gợi nhớ lại một cuộc nổi dậy năm 1640 chống lại chế độ quân chủ Tây Ban Nha.
Catalonia là khu vực có 7,5 triệu người có ngôn ngữ và văn hoá riêng, chiếm khoảng 20% sản lượng kinh tế của Tây Ban Nha, và được cấp quyền hạn đáng kể đối với các vấn đề như giáo dục, y tế và phúc lợi.
Tuy nhiên, những người ủng hộ ly khai cho rằng, kinh tế của Tây Ban Nha đang tác động xấu đến Catalonia.
Phe ly khai luôn ấm ức rằng khu vực này phải trả thuế nhiều hơn so với các khoản đầu tư được phân bổ từ chính quyền Madrid.
Catalonia được cho là vùng kinh tế phát triển và muốn tự tách độc lập.
Xứ Catalonia và chính quyền Madrid lâu nay đã bất đồng và thường xuyên bày tỏ rõ căng thẳng này, đặc biệt như các trận đấu siêu kinh điển giữa Barcelona và Real Madrid. Cổ động viên của Barcelona thường mang theo cờ xứ Catalan, hát bài Els Segadors và kể cả các biểu ngữ đòi ly khai khỏi Tây Ban Nha.
Cuộc trưng cầu dân ý sắp tới ở Catalonia được dự đoán gần như chắc chắn rằng sẽ bị chính quyền Marid phủ nhận. Việc một khu vực muốn tách ra khỏi vương quốc Tây Ban Nha là điều bất hợp pháp và sẽ nhanh chóng bị hủy bỏ.
Toà án Hiến pháp Tây Ban Nha đã dự kiến sẽ xem xét lại dự luật nêu trên ngay trong tuần này và có thể đoán trước, Tòa án sẽ tuyên bố nó vô hiệu, như họ đã làm nhiều lần trong quá khứ.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy trước đó đã cảnh báo rằng không đời nào cho phép khu vực kinh tế quan trọng tách khỏi Tây Ban Nha.
"Người Catalonia không thể tiến hành cuộc trưng cầu dân ý theo kế hoạch bởi vì họ không được phép làm như vậy theo hiến pháp hay các đạo luật hiện hành", ông nói.
Theo Hiến pháp Tây Ban Nha, các cuộc trưng cầu về chủ quyền phải được tổ chức trên toàn quốc, chứ không phải theo khu vực. Điều 155 của Hiến pháp nước này quy định, Madrid có quyền can thiệp trực tiếp vào hoạt động của chính quyền khu vực Catalan, bắt buộc hủy cuộc bỏ phiếu.
Người dân Catalonia giơ cao một lá cờ độc lập nhân "Ngày Quốc gia Catalonia".
Vào năm 2014, xứ Catalan đã tiến hành cuộc thăm dò không chính thức và nhận được 2 triệu phiếu ủng hộ ly khai.
Cuộc thăm dò này diễn ra sau khi Scotland bày tỏ ý định ly khai khỏi Anh và tiến hành cuộc trưng cầu dân ý thất bại.
Phong trào trưng cầu dân ý đòi ly khai thành công gần đây là bán đảo Crimea tách khỏi Ukraine và gia nhập vào Liên bang Nga. Dù điều này được cả Ukraine cũng như các nước Mỹ và châu Âu phủ nhận.
Theo Ngọc Dương
Báo Đất việt
Nhiều người Scotland muốn độc lập sau khi Anh chọn rời EU Hơn một nửa số người Scotland được khảo sát ủng hộ độc lập, sau khi người Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Một phụ nữ cầm cờ Anh trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6. Ảnh: Reuters Theo AFP, cuộc khảo sát của Panelbase vào hôm nay cho thấy 52% số người Scotland được hỏi muốn ly khai với...