9 vị trí nếu thấy đau thì bạn nên cẩn trọng và đi khám càng sớm càng tốt
Các vị trí cơn đau có thể báo hiệu nhiều bệnh khác nhau nên sẽ dễ gây ra nhầm lần khi chẩn đoán. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kì biểu hiện đau đớn nào thì nên đi khám ngay.
Nếu bạn tỉnh dậy với một cơn đau ở vai, có thể bạn nghĩ rằng có điều gì đó không ổn với vai của mình, đúng không? Có lẽ bạn sẽ cho rằng mình đã nằm sai tư thế khi ngủ. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng, nguyên nhân gây đau vai lại xuất phát từ vấn đề nghiêm trọng hơn.
Đôi khi, não của bạn có thể bị lẫn lộn, khiến bạn nghĩ rằng cơn đau xuất phát từ một bộ phận cơ thể nào đó nhưng thực tế hóa ra nguyên nhân gốc rễ lại từ bộ phận khác trong cơ thể.
Ví dụ, có thể cơn đau vai của bạn không đơn thuần chỉ là đau ở vai mà có thể là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng xảy ra trong gan, túi mật, dạ dày, lá lách, phổi, hoặc màng ngoài tim (túi mô liên kết có chứa tim).
Điều này nghe thật lạ phải không? Các nhà thần kinh học vẫn không biết chính xác các mối liên hệ giải phẫu học nào chịu trách nhiệm về sự đau đớn, tuy nhiên họ tin rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Cơn đau xảy ra khi các sợi thần kinh từ các vùng có đầu vào cảm giác cao (như da) và các sợi thần kinh từ các vùng đầu vào cảm giác thấp (như các cơ quan nội tạng) thường xảy ra hội tụ ở cùng mức độ tủy sống .
Dưới đây là 9 vị trí cơn đau cảnh báo bạn nên cẩn trọng và đi khám càng sớm càng tốt.
1. Đau ở bàn tay trái – vấn đề ở tim
Đau tim có thể nằm ở bên trái ngực, như mong đợi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cảm thấy đau ở bên trong của bàn tay trái hoặc ở phần giữa trên của lưng.
2. Đau ở cổ và vai – vấn đề ở phổi và cơ hoành
Nếu bạn có bị đau đớn liên tục ở cổ và vai, đã đến lúc đi khám bác sĩ để kiểm tra phổi và cơ hoành của bạn. Cơn đau này có thể là kết quả của các vấn đề về hô hấp hoặc dây thần kinh đi từ cột sống đến cơ hoành, qua phổi.
3. Đau ở vai hoặc cổ – vấn đề ở gan và túi mật
Các vấn đề với gan hoặc túi mật có thể gây đau ở vai hoặc cổ và người bệnh thường đổ lỗi cho việc này là do thiếu tập thể dục hoặc dành quá nhiều thời gian trên máy tính. Chính vì vậy, cơn đau do các bộ phận này gây ra rất khó xác định. Bạn cần lắng nghe cơ thể của mình và nếu cơn đau không biến mất, hãy đi kiểm tra xem sao.
4. Đau lưng – vấn đề ở dạ dày và tá tràng
Thông thường, cơn đau liên quan đến dạ dày và tá tràng tương đối dễ xác định, đó thường biểu hiện là những cơn đau lưng. Tuy nhiên, khoảng 50% số người bị viêm tụy cấp cũng có biểu hiện đau lưng.
5. Đau gần rốn – vấn đề ở ruột non
Video đang HOT
Đau nhức ở vùng bụng gần rốn có thể là do các vấn đề ở ruột non gây ra. Ruột non bị rối loạn – ví dụ điển hình là bệnh Crohn thường gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, đặc biệt là ruột non.
Hơn nữa, loại bệnh viêm ruột này còn tạo nên những cơn đau nhói ở rốn sau khi ăn 20-30 phút. Các triệu chứng khác của bệnh Crohn bao gồm tiêu chảy, chóng mặt và sụt cân.
Những biến chứng của bệnh Crohn bao gồm suy dinh dưỡng, loét và tắc ruột. Vì vậy, nếu có triệu chứng đau này, bạn cần đi khám ngay.
6. Đau phía bên phải bụng – vấn đề ở ruột thừa và đại tràng
Viêm ruột thừa và các rắc rối với đại tràng dễ dàng xác định được vì nó thường biểu hiện là các cơn đau nằm ở phía bên phải của bụng giữa và bụng dưới. Viêm ruột thừa là một vấn đề nguy hiểm đến tính mạng và nếu bạn đau ở đó, hãy đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt.
7. Đau ở lưng dưới, bụng – vấn đề ở thận
Khi thận không khỏe mạnh, bạn có thể thấy cơn đau xuất hiện ở toàn bộ dưới lưng, bụng, hông, và xương chậu. Những cơn đau ở lưng có thể nhầm lẫn với đau lưng thông thường nhưng cũng có một vài sự khác biệt.
Các vấn đề về thận phổ biến nhất là nhiễm trùng thận và sỏi thận. Các triệu chứng của nhiễm trùng thận bao gồm:
- Đau lưng dưới ở một hoặc cả hai bên, có thể tỏa vào háng.
- Cảm thấy không khỏe, có thể bị bệnh và nôn.
- Sốt hoặc sốt cao.
- Nước tiểu có thể có nhiều bọt và có thể có mùi khác thường hoặc có máu.
- Đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường.
Sỏi thận có thể không đau nếu còn nhỏ, khi to hơn, chúng có thể bị chèn ép trong khung chậu thận hoặc niệu quản khi cơ thể cố đẩy chúng ra ngoài, điều này có thể gây ra đau đớn.
Nếu cơn đau không biến mất, giải pháp cần thiết nhất là hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra xem nó ra sao.
8. Đau ở vùng chậu – vấn đề ở bàng quang
Bàng quang nằm ở khung xương chậu ở người lớn và phần dưới của bụng ở thanh thiếu niên. Đau bàng quang có thể phát sinh vì một số lý do bao gồm nhiễm trùng viêm nhiễm và không nhiễm trùng (viêm bàng quang), sưng tấy (cystocele), sỏi bàng quang và khối u.
Đau xuất phát từ bàng quang thường được mô tả như là một cơn đau sâu dưới rốn, ngay phía trên hoặc ở đường giữa bụng.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, đau bàng quang có thể lan ra bộ phận sinh dục ngoài, như dương vật (đàn ông) và âm hộ (phụ nữ), sang hai bên của bụng (sườn) và thậm chí kéo dài tới lưng.
9. Đau ở khung chậu phía dưới – vấn đề ở buồng trứng
Buồng trứng là hai tuyến nhỏ nằm ở hai bên của khung chậu phía dưới. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong sinh sản, chu kì kinh nguyệt, và sự phát triển của các đặc tính tình dục ở phụ nữ.
Mỗi tháng, một nang trứng sẽ trưởng thành thành một quả trứng, được giải phóng khỏi buồng trứng trong một quá trình được gọi là rụng trứng. Đối với hầu hết phụ nữ, điều này xảy ra thường xuyên từ tuổi dậy thì đến mãn kinh.
Có nhiều nguyên nhân gây đau buồng trứng, phổ biến nhất là: Rụng trứng, viêm vùng chậu, xoắn buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…
Biểu hiện của các vấn đề ở buồng trứng thường là cơn đau như bị đâm bằng vật sắc nhọn ở hai bên bụng dưới.
Nhận ra nguyên nhân gây ra đau đớn là rất quan trọng vì nó có thể là một giai đoạn đầu của tình trạng nào đó rất nghiêm trọng.
Các vị trí cơn đau có thể báo hiệu nhiều bệnh khác nhau nên sẽ dễ gây ra nhầm lần khi chẩn đoán. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kì biểu hiện đau đớn nào như trên thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Theo Helino/soha
Muốn sống thọ, đàn ông nên "khắc cốt ghi tâm" 5 bộ phận cần được quan tâm nhất
Nam giới không sống thọ bằng phụ nữ, bằng chứng là nhiều người vợ sống lâu hơn chồng khoảng 5 năm. Vì vậy, các chuyên gia lưu ý nam giới cần chăm sóc 5 bộ phận quan trọng nhất.
Nhiều năm nghiên cứu đã chứng minh rằng từ khi mới sinh ra, bé trai thường khỏe mạnh hơn bé gái. Nhưng đáng ngạc nhiên, cuối cùng, nam giới dường như không sống thọ bằng phụ nữ, bằng chứng là nhiều người vợ sống lâu hơn chồng khoảng 5 năm.
Rõ ràng, đàn ông phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn so với phụ nữ. Điều này có thể là do sinh học, đặc thù công việc hoặc thực tế là nhiều nam giới đặt sức khỏe của họ cuối cùng trong danh sách những gì cần quan tâm.
Nhiều người thừa nhận họ chăm sóc chiếc xe oto hoặc chiếc máy tính, điện thoại hơn là cơ thể và sức khỏe của mình.
Nhưng thật may mắn, hầu hết các nguy cơ sức khỏe mà nam giới phải đối mặt đều có thể được điều trị, chữa khỏi và thậm chí là phòng tránh được nếu được phát hiện sớm. Nào, hãy cùng điểm danh 5 bộ phận cơ thể cần được đàn ông quan tâm chăm sóc nhất.
1. Tim
Theo các nghiên cứu, cứ 3 người đàn ông thì có 1 người mắc căn bệnh liên quan đến tim mạch. Ước tính có khoảng 1,8 triệu người bị đột quỵ mỗi năm và bệnh cao huyết áp thường gặp ở những người trẻ tuổi hơn.
Bệnh tim mạch có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Việc kiểm tra định kỳ là rất quan trọng để theo dõi sức khỏe tim mạch và có thể giúp giữ nhịp tim đập bình thường. Nam giới cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tính toán nguy cơ mắc bệnh tim mạch dựa trên một số yếu tố nguy cơ như cholesterol, huyết áp và thói quen hút thuốc.
2. Phổi
Những năm qua, ngày càng nhiều nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi mỗi năm so với trước đây. Các nguy cơ nghề nghiệp như tiếp xúc với amiăng góp phần vào nguy cơ này, mặc dù hút thuốc vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi.
Nếu hút thuốc trong hơn 30 năm, đàn ông nên chụp CT ngực liều thấp mỗi năm để tầm soát ung thư phổi.
Không những thế, chúng ta cũng cần lưu ý rằng hầu hết các bệnh đường hô hấp còn xuất phát từ cơn ho của người hút thuốc thụ động.
Theo thời gian, cơn ho dẫn đến các tình trạng mạn tính đe dọa tính mạng, chẳng hạn như ung thư phổi, khí phế thũng, hoặc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Vì vậy, hãy bỏ thuốc để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Bỏ thuốc lá không bao giờ là quá muộn!
3. Miệng
Đàn ông uống rượu nhiều gấp 2 lần phụ nữ và tỷ lệ người tử vong cũng như nhập viện vì rượu cũng cao hơn so với bạn khác giới.
Theo báo cáo, uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ ung thư miệng và ngoài miệng, cổ họng, thực quản, gan và ruột kết. Rượu, đồng thời, cũng can thiệp vào chức năng tinh hoàn và sản xuất hoóc-môn, dẫn đến bất lực và vô sinh.
Đàn ông cũng có xu hướng tự tử cao hơn so với phụ nữ. Và họ thường uống rượu trước khi thực hiện hành vi này.
Thực tế gây sốc là phụ nữ thường xuyên muốn tử tự hơn nhưng đàn ông lại tử tử thành công hơn. Nguyên nhân có thể là do trầm cảm. Trầm cảm không chỉ là trạng thái tâm lý không tốt hoặc buồn vì một điều gì đó, mà đó còn một rối loạn cảm xúc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và sức khỏe tổng thể của một người.
Hầu hết nam giới đáp ứng khá tốt với các biện pháp điều trị trầm cảm nhờ các liệu pháp và thuốc men. Nếu bạn đang bị trầm cảm, hãy đến gặp bác sĩ tư vấn hoặc trò chuyện với người thân cận. Đừng bao giờ thấy xấu hổ vì sự trợ giúp này.
4. Tiết niệu
Đã đến lúc chúng ta phải quan tâm đến một tình trạng mạn tính đang xảy ra với rất nhiều người trên thế giới.
Tiểu đường đại diện cho một loạt các biến chứng ở nam giới, thậm chí bao gồm nguy cơ lớn hơn cho bất lực tình dục và mức testosterone thấp hơn. Những điều này có thể dẫn tới trầm cảm và lo lắng.
Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường cũng có thể góp phần gây tổn thương thần kinh và thận nặng, nhiều bệnh về tim mạch, đột quỵ và vấn đề về thị lực.
Để giải quyết vấn đề này, nam giới hãy tập thể dục và theo một chế độ ăn uống lành mạnh. Giảm cân vừa phải và 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới hơn 50% ở nam giới.
Nếu tự nhận mình là một người đàn ông hiện đại, hãy bước ra khỏi nhà và vận động ngay lập tức!
5. Da
Theo Quỹ Ung thư Da, những người đàn ông trên 50 tuổi có nguy cao mắc bệnh ung thư da. Nguy cơ này cao hơn về cơ bản là do tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời và ít đi khám bệnh hơn.
Cách để bảo vệ bản thân trước căn bệnh ung thư da là bạn nên mặc áo dài tay, đeo kính râm và bôi kem chống nắng khi ở ngoài trời. Ngoài ra, bạn phải tránh tiếp xúc lâu với nguồn ánh sáng UV.
Theo Giadinh.net.vn / Trí thức trẻ
Mách bạn cách "đánh bay" stress chỉ trong 5 phút Stress, mệt mỏi, căng thẳng khiến bạn không thể tập trung, nhưng chỉ cần thực hiện bài tập xoa bóp dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng. Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những lúc căng thẳng, mệt mỏi nhưng thay vì tìm đến sự trợ giúp của các loại thuốc an thần gây hại...