9 ứng dụng Android đang ăn cắp tài khoản Facebook của người dùng
Có tổng cộng 9 ứng dụng, với gần 7 triệu lượt tải về trên Play Store được tạo ra với mục đích đánh cắp tài khoản Facebook của người dùng.
Google vừa xóa 9 ứng dụng Android khỏi Play Store, sau báo cáo từ các nhà nghiên cứu bảo mật cho thấy chúng được sử dụng để lừa người dùng và đánh cắp tài khoản Facebook.
Theo công ty bảo mật Dr. Web, các ứng dụng này đều được thiết kế với tính năng hoàn chỉnh, sử dụng được như chỉnh ảnh, xóa file thừa hay hướng dẫn tập luyện. Các app này đều chạy quảng cáo, và để tắt quảng cáo thì người dùng phải đăng nhập tài khoản Facebook. Đây là cách khiến người dùng mất cảnh giác, tin tưởng vào ứng dụng hơn.
Danh sách 9 ứng dụng lấy tài khoản Facebook của người dùng.
Video đang HOT
Sau khi người dùng nhập thông tin tài khoản Facebook, ứng dụng sẽ chuyển cả tên, mật khẩu và cookie từ phiên đăng nhập vừa xong tới hacker. Bài phân tích của Dr. Web cho rằng với cách làm này, những hacker có thể lấy cắp tài khoản bất cứ dịch vụ nào của người dùng, miễn là họ đưa ra lựa chọn đó để tắt quảng cáo.
Trong đó, ứng dụng phổ biến nhất là PIP Photo đã được tải về 5,8 triệu lần. Các ứng dụng còn lại cũng có tổng lượt tải khoảng gần 1 triệu lần.
Theo Ars Technica , toàn bộ 9 ứng dụng trên đã bị xóa khỏi Play Store. Đại diện của Google cũng cho biết công ty này đã cấm nhà phát triển đứng sau các ứng dụng tải thêm app mới lên kho. Tuy nhiên, chính sách kiểm duyệt ứng dụng và nhà phát triển của Google đang bị đánh giá là quá dễ dãi. Nhà phát triển chỉ cần đăng ký một tài khoản với mức phí là 25 USD.
Để tránh tình trạng tải phải ứng dụng giả mạo từ nguồn ngoài hoặc từ chính Play Store, Ars Technica cho rằng người dùng nên có thêm một ứng dụng bảo mật như Malwarebytes.
Tái diễn trò gắn thẻ vào bài viết tai nạn giao thông để đánh cắp tài khoản Facebook
Nhiều người bị gắn thẻ vào các bài viết nội dung tai nạn giao thông trên Facebook, có thể bị lừa mất tài khoản.
Từ vài ngày nay, chiêu trò gắn thẻ (tag) vào các bài viết tang thương trên Facebook với mục đích xấu lại tái diễn.
Hôm 15/3, một người dùng có tên Trương... chia sẻ tin tức về một vụ tai nạn giao thông. Bài viết lấy từ một tờ báo uy tín và gắn thẻ cho 87 người khác.
"Không thể tin đó là sự thật được. Cậu nhắm mắt nhé!!", người này viết. Dưới phần bình luận, có người thắc mắc người bị nạn là ai.
Nhiều người bị gắn thẻ vào một bài viết tai nạn giao thông, nhưng thực chất có thể bị lừa nếu điền thông tin đăng nhập.
Tuy nhiên khi click vào đường link, thay vì bài báo thông thường thì một giao diện đăng nhập xuất hiện. Người dùng bị yêu cầu điền tên tài khoản và mật khẩu Facebook để xác nhận trên 18 tuổi.
Một số bài viết dạng này đã biến mất sau đó, người bị gắn thẻ không còn tìm thấy. Đến sáng nay 16/3, tại giao diện điền mật khẩu, một dòng cảnh báo mới xuất hiện.
"Website này có thể cố lừa bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc tải về phần mềm độc hại", dòng cảnh báo do Google đưa ra.
Trước đó, vào đầu tháng 12/2020, ICTnews đã có phản ánh về tình trạng tương tự. Các bài viết đăng trên Facebook lấy tin từ các báo lớn để tạo uy tín, đăng nội dung khiến người bị gắn thẻ nhầm tưởng người quen của mình bị tai nạn. Khi click vào bài viết, người dùng bị yêu cầu điền thông tin tài khoản Facebook.
Trả lời ICTnews tại thời điểm đó, Facebook cho biết "đã phát hiện vấn đề", "đang điều tra", nói sẽ xoá các trang vi phạm, đồng thời khuyên người dùng nâng cao nhận thức để cảnh giác trước những kẻ lừa đảo trực tuyến.
Các bài viết dạng như vậy lắng lại sau một thời gian và tiếp tục xuất hiện trở lại vài ngày gần đây.
'Mổ app' Pi Network, chuyên gia kết luận ứng dụng thuần quảng cáo Sau khi phân tích ứng dụng Pi Network, các chuyên gia chỉ phát hiện những tính năng hiển thị quảng cáo và cách vận hành tương tự phiên bản của một website. Hôm 25/5, Nguyễn Việt Dinh, Trưởng mảng công nghệ công ty Symper cho biết vì Pi không mở mã nguồn, ông đã phải dịch ngược ứng dụng trên Android để tìm...