9 tỷ USD của Google và cả ngành công nghiệp phần mềm vừa được cứu nhờ một phán quyết của Tòa án Mỹ
Với việc đứng về phía Google trong cuộc chiến pháp lý kéo dài 10 năm nay với Oracle, các nhà phát triển phần mềm có thể thở phào nhẹ nhõm về tương lai của mình.
Cuộc chiến pháp lý kéo dài 10 năm nay giữa Google và Oracle đã gần đi đến hồi kết khi Tòa án Tối cao Mỹ đứng về phía Google với tỷ lệ 6 phiếu thuận, 2 phiếu chống. Phán quyết này đã lật ngược lại chiến thắng trước đó của Oracle với khoản tiền mà Google phải trả lên đến 9 tỷ USD.
Phán quyết này cho rằng Google không vi phạm luật bản quyền khi họ kết hợp ngôn ngữ lập trình Java của Oracle vào hệ điều hành Android. Cùng với việc đó, Google sao chép code của Oracle dành cho API Java vào Android và vụ việc này đã khởi đầu cho vụ kiện kéo dài nhiều năm nay về việc sử dụng lại các API và bản quyền đã có từ trước.
Trước đó vào năm 2018, một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết rằng Google đã vi phạm luật bản quyền khi sử dụng các API vào và trường hợp của họ không được xem là hành vi “Fair-use” hay sử dụng hợp lý bản quyền đó. Nhưng phán quyết mới của Tòa án Tối cao Mỹ đã lật ngược phát quyết này khi cho rằng việc Google sao chép các API Java được xem như việc “sử dụng hợp lý” và không vi phạm luật bản quyền.
Phán quyết này không chỉ cứu cho Google một khoản tiền phạt khổng lồ lên tới 9 tỷ USD mà còn cứu cả ngành công nghiệp phần mềm trên toàn cầu.
Trước khi phán quyết được đưa ra, Microsoft đã nộp một lá đơn khẩn cấp đề nghị Tòa án Tối cao đứng về phía Google. Lá thư này phần nào cho thấy tầm quan trọng của phán quyết này.
Video đang HOT
” Các nhà phát triển dựa vào việc chia sẻ, chỉnh sửa và cải thiện các dòng code đã được phát triển trước đó để tạo ra các sản phẩm mới và phát triển các chức năng mới. Cả nguyên nhân và hiệu ứng từ việc cộng tác phát triển này đều làm gia tăng nhu cầu của việc trao đổi thông tin và tương thích một cách liền mạch …”
Nếu các API trở thành đối tượng bảo hộ bản quyền, thì một nhà phát triển phần mềm ban đầu sẽ dễ dàng khóa chặt người dùng của mình trong một tiêu chuẩn độc quyền. Điều đó sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho người tiêu dùng cũng như làm các công ty phần mềm khởi nghiệp khó có thể thâm nhập vào các thị trường phần mềm đã có sẵn. Do vậy, nhiều người lo ngại rằng nếu Oracle giành chiến thắng trong vụ kiện này, họ sẽ mở ra hàng loạt vụ kiện bản quyền API tương tự như các vụ kiện bằng sáng chế dạng patent troll trong suốt 20 năm qua.
Điều này càng nghiêm trọng hơn nữa nếu xét đến sự phổ biến của các API trong thế giới phần mềm hiện nay khi hầu hết các ứng dụng, các dịch vụ phần mềm đều được xây dựng trên một hoặc nhiều mảnh ghép phần mềm từ những người đi trước. Trong trường hợp Oracle giành chiến thắng, các khoản phí bản quyền chồng chất lên nhau sẽ tạo thành một gánh nặng khổng lồ cho những nhà phát triển cũng như người tiêu dùng, và cũng có thể là dấu chấm hết cho ngành phần mềm hiện nay.
Kent Walker, phó chủ tịch cấp cao Google về các vấn đề toàn cầu, đã gọi phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ là “một chiến thắng to lớn cho sự sáng tạo, khả năng tương tác và điện toán.”
Sợ hãi trước công cụ hack quá mạnh của Israel, cả loạt tập đoàn công nghệ bất ngờ bắt tay nhau tìm cách chống trả
Một loạt các gã khổng lồ công nghệ như Microsoft, Google, Dell và Cisco đã buộc phải tham gia cuộc chiến pháp lý chống lại công cụ hack NSO của Israel cùng Facebook.
Các gã khổng lồ công nghệ bao gồm Microsoft và Google hôm thứ Hai (21/12) vừa qua đã tuyên bố sẽ tham gia cuộc chiến pháp lý của Facebook chống lại công ty hack NSO của Israel. Bản tóm tắt đệ trình lên tòa án liên bang của các "ông lớn" này cảnh báo rằng các công cụ của công ty Israel là "mạnh mẽ và nguy hiểm."
Bản tóm tắt được đệ trình trước Phúc thẩm Liên Bang Hoa Kỳ Khu Vực 9, mở ra một mặt trận mới trong vụ kiện của Facebook chống lại NSO, mà công ty điều hành mạng xã hội lớn nhất thế giới này đã đệ trình vào năm ngoái. Trong vụ kiện đó, công ty tiết lộ rằng công ty giám sát mạng của Israel đã khai thác một lỗi trong tin nhắn tức thời của WhatsApp - do Facebook sở hữu - để giúp khảo sát hơn 1.400 người trên toàn thế giới.
NSO đã lập luận rằng, bởi vì họ bán các công cụ đột nhập kỹ thuật số cho cảnh sát và các cơ quan gián điệp, nên nó sẽ được hưởng lợi từ "quyền miễn trừ chủ quyền" - một học thuyết pháp lý thường miễn trách nhiệm của các chính phủ nước ngoài khỏi các vụ kiện. NSO đã thất bại với lập luận đó tại tòa án Quận Bắc California vào tháng 7 và sau đó đã kháng cáo lên tòa Phúc thẩm Khu vực 9 để yêu cầu lật lại phán quyết.
Microsoft, Google - thuộc sở hữu Alphabet, Cisco, VMWare - thuộc sở hữu của Dell và Hiệp hội Internet có trụ sở tại Washington, đã cùng hợp tác với Facebook để tranh luận chống lại điều đó, nói rằng việc trao quyền miễn trừ quá mức cho NSO sẽ dẫn đến sự gia tăng của công nghệ hack và "nhiều chính phủ nước ngoài hơn với các công cụ giám sát mạng mạnh mẽ và nguy hiểm".
Điều đó "có nghĩa là sẽ có nhiều cơ hội hơn để những công cụ đó rơi vào tay kẻ xấu và được sử dụng một cách bất chính", lập luận trong bản tóm tắt ghi.
Trước đó, một báo cáo cho thấy trong một bài đăng trên blog của Chủ tịch Microsoft Brad Smith, ông đã đổ lỗi cho Tập đoàn NSO của Israel là một trong những lý do khiến chính phủ Mỹ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng gần đây.
NSO thì chỉ lập luận rằng các sản phẩm của họ được sử dụng để chống tội phạm.
Tuy nhiên, các nhà bảo vệ nhân quyền và một số tổ chức công nghệ đã ghi lại các trường hợp trong đó công nghệ của NSO đã được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các phóng viên, luật sư và thậm chí các nhà dinh dưỡng vận động cho việc đánh thuế soda.
Phóng thí nghiệm Citizen Lab (Canada) đã công bố một báo cáo mới đây, cáo buộc rằng công nghệ hack điện thoại của NSO đã được triển khai để hack ba chục điện thoại của các nhà báo, nhà sản xuất, nhân viên phụ trách và giám đốc điều hành của đài truyền hình Al Jazeera có trụ sở tại Qatar, cũng như một thiết bị đeo cho một phóng viên tại London.
Phần mềm gián điệp của NSO cũng được cho là có liên quan đến vụ giết nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post, người đã bị sát hại và phân xác trong lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul vào năm 2018. Bạn của Khashoggi, blogger bất đồng chính kiến Omar Abdulaziz, từ lâu đã lập luận rằng có khả năng chính phủ Ả Rập Xê Út đã xem tin nhắn WhatsApp của họ đã dẫn đến cái chết của bạn mình.
NSO đã phủ nhận việc hack tài khoản của Khashoggi, nhưng cho đến nay vẫn từ chối bình luận về việc liệu công nghệ của họ có được sử dụng để do thám những người khác trong vòng kết nối bạn bè của nhà báo này hay không.
Thung lũng Silicon sắp thay đổi mãi mãi Nhiều tên tuổi đang rời bỏ thung lũng Silicon, nơi được coi là cái nôi của nền công nghệ cao nước Mỹ. Ngày 12/12, Oracle là cái tên mới nhất thông báo sẽ chuyển trụ sở khỏi thung lũng Silicon. Công ty này cho biết sau 4 thập niên hoạt động tại nơi đây, Oraclel sẽ chuyển về Austin, Texas. "Chúng tôi tin...