9 tuổi vào đại học, 18 tuổi nhận bằng Tiến sĩ và cách giáo dục đơn giản của người cha: “Không có miếng gỗ mục nào là không thể chạm khắc”
Trước khi đạt được thành tích này, cậu bé cũng hiếu động, thích xem hoạt hình. Tuy nhiên bằng phương pháp đơn giản bắt đầu từ người cha, cậu dần từ bỏ thói quen và chuyên tâm vào việc học.
Ở tuổi 18, đa số mọi người đều vừa mới hoàn thành chương trình Trung học và đang loay hoay trước một bước ngoặt lớn của cuộc đời. Thế nhưng ở tầm tuổi này Thẩm Thi Quân (sinh năm 1998, Hong Kong, Trung Quốc) đã hoàn thành chương trình Tiến sĩ và ký hợp đồng giảng dạy môn Toán trong vòng 3 năm với trường ĐH California tại Los Angeles, Mỹ.
Năm 2005, Thâm Thi Quân được bố đưa tới trường tiểu học nhập học vào lớp 1. Tuy nhiên ngay sau đó, cậu nhanh chóng hoàn thành hết các chương trình tiểu học. Cậu được bố hướng dẫn để hoàn thành các khóa học trung học cơ sở.
Năm 2007, cậu bé 9 tuổi Thẩm Thi Quân đã vô cùng nổi tiếng khi hoàn thành chương trình A-level ở Anh (Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông bậc cao được toàn thế giới công nhận) và được mọi người ca tụng là thần đồng. Sau đó, với điểm số hoàn hảo ở 2 môn Toán và Toán cao cấp, Thẩm Thi Quân đã trở thành sinh viên trẻ tuổi nhất của trường ĐH Baptist Hong Kong.
Thẩm Thi Quân năm 9 tuổi
Nhằm tạo điều kiện cho cậu sinh viên nhỏ tuổi, trường ĐH này đã thiết kế một hệ thống giảng dạy đặc biệt dành riêng cho các sinh viên như Thẩm Thi Quân với thời gian học đại học là 3 năm, còn thạc sĩ kéo dài 2 năm.
Anh tham gia tổng cộng 32 khoá học ở bậc đại học, trong đó ⅓ liên quan đến toán học. Ở bậc thạc sĩ, anh tham gia thêm 3 khoá học và hoàn thành luận án. Một sinh viên bình thường rất khó có thể hoàn thành bằng cử nhân và thạc sĩ trong 5 năm. Tuy nhiên, Thẩm Thi Quân chỉ mất 4 năm.
Vào năm 13 tuổi, Thẩm Thi Quân đã đến ĐH Texas A&M ở Texas, Mỹ để tiếp tục học lên Tiến sĩ. Vào năm 2016, Thẩm Thi Quân, 18 tuổi, đã hoàn thành bậc tiến sĩ và sau đó đến Đại học California với tư cách là trợ lý giáo sư. Nhìn thấy giáo sư còn trẻ hơn mình, rất nhiều sinh viên tỏ ra nghi hoặc. Nhưng thường sau buổi học đầu tiên, mọi người đều choáng ngợp trước kiến thức về toán học của Thẩm Thi Quân.
Phương pháp giáo dục của người cha
Đằng sau những gì Thẩm Thi Quân đạt được không thể không nhắc đến cha của cậu, ông Thẩm Chấn Hùng. Thực tế, Thẩm Thi Quân không phải là một đứa trẻ có tài năng bẩm sinh. Anh cũng nghịch ngợm và hiếu động như bao bé trai khác.
Video đang HOT
Tuy nhiên ông Thẩm Chấn Hùng có quan điểm rõ ràng “không có miếng gỗ mục nào không thể chạm khắc”. Thời kỳ vàng để giáo dục trẻ là từ 4-8 tuổi, tức là trước cả thời điểm trẻ bước vào lớp 1.
Để rèn luyện thói quen đọc sách tốt cho con trai mình, ông quyết định làm gương cho con. Đầu tiên ông bỏ hẳn sở thích xem TV của bản thân, thay vào đó dạy kèm con đọc và tư duy.
Thẩm Thi Quân và cha (bên trái)
Thẩm Thi Quân cũng như bao đứa trẻ khác, cũng rất thích xem hoạt hình, nhưng khi thấy bố không xem TV cậu cũng dần từ bỏ thói quen này.
Sau khi biết đọc, anh vẫn chưa ý thức tốt và tập trung đọc sách. Vì thế, Thẩm Chấn Hùng đã yêu cầu con trai đọc to các đoạn văn, kéo dài dần từ 10 phút, 20 phút thậm chí trong 1 tiếng đồng hồ. Nhờ vậy, sự tập trung của anh dần được cải thiện.
Không chỉ đọc sách, Thẩm Thi Quân còn được bố cho đọc báo. Để một cậu bé 5 tuổi có thể hiểu hết nội dung một bài báo, cha cậu thường kết hợp những trường hợp có thật ngoài cuộc sống với những câu chuyện kinh điển. Như ông thường kể chuyện “Thỏ và rùa” để giải thích cho con về việc người kiêu ngạo nhất định sẽ bị đánh bại, chỉ có sự kiên trì mới đến được đích. Hay truyện “Columbus đã khám phá ra châu Mỹ” nhằm nhắn nhủ con phải biết can đảm bước ra thế giới rộng lớn. Ông cũng không quên kể cho con nghe chuyện Newton khám phá ra lực hấp dẫn để khuyến khích con sáng tạo và khám phá.
Với sự dạy dỗ bài bản của cha, kỹ năng đọc và suy nghĩ của Thẩm Thi Quân đã có một bước nhảy vọt. Ngay khi học lớp 1, buổi đầu tiên, anh đã đọc hết sách Hán văn, ngày thứ 2 học hết toán, ngày thứ 3 học hết các môn còn lại. Những ngày học tiếp theo, thay vì học chương trình như các bạn đồng trang lứa, anh lại ngồi đọc sách giáo khoa lớp 2, 3, 4 thậm chí lớp 5.
Lúc này giáo viên đã gọi Thẩm Chấn Hùng đến để nói chuyện nghiêm túc: “Tốt nhất là trẻ cần phải học từng bước và nắm vững kỹ năng cơ bản”. Tuy nhiên, ông lại không đồng tình với quan điểm này. “Con tôi có thể học hết một cuốn sách trong 1 ngày vậy tại sao phải để nó dành 1 năm để học. Cưỡng ép ngăn cản đứa trẻ học nhanh chỉ khiến nó chán học”.
Trong một lần Thẩm Chấn Hùng đưa con đến ĐH Oxford để tham gia lớp học toán và yêu cầu cậu viết ra tất cả các công thức mà giáo sư sử dụng trong bài giảng, nhưng Thẩm Thi Quân không thể hiểu sau khi nghe nó trong nửa giờ.
Để tăng thêm hứng thú cho con trai, Thẩm Chấn Hùng đã thưởng cho cậu bé: “Nếu con có thể kiên trì ghi lại những công thức mà giáo sư trích dẫn, cuối tuần bố đưa con đi dã ngoại”. Tuy nhiên, theo thời gian, Thẩm Thi Quân cũng cảm thấy mệt mỏi với phương pháp học thuộc lòng các công thức.
Một lần trên đường đưa con đi du lịch, ông thấy con trai rất tập trung trong việc đếm xe cộ trên đường cao tốc. Cảnh tượng này đã giúp ông nhận ra con trai mình rất có hứng thú với những điều mới lạ.
Kể từ đó ông thường xuyên yêu cầu con trai quan sát xem con cá vàng thở bao nhiêu bong bóng, chớp mắt bao nhiêu lần trong vòng một giờ… Ông thay đổi nhiều phương pháp khác nhau để thu hút sự chú ý của con trai mình.
Ông Thẩm Chấn Hùng
Thẩm Chấn Hùng nói rằng, để con cái theo đuổi việc học cần có sự hy sinh và đồng hành của cha mẹ. “Tại sao những đứa trẻ xuất chúng hiếm khi thành công? Bởi vì trẻ em có thể gặp nhiều vấn đề trên đường đi, nhưng cha mẹ chúng không nhận thức được điều đó”, ông chia sẻ và quyết định dồn lực để hỗ trợ con mình.
Trong nhiều năm, Thẩm Chấn Hùng đã duy trì thói quen tương tác và nói chuyện với con trai ít nhất 15 phút mỗi ngày. Ngoài việc giúp con làm rõ phương hướng, ông còn muốn nhân cơ hội giao tiếp hằng ngày để đặt câu hỏi và buộc con phải suy nghĩ.
Riêng điều đơn giản này, ông tin rằng rất ít cha mẹ có thể làm được. “Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, đó là chuyện vặt vãnh và lãng phí thời gian, nhưng thực ra nó rất quan trọng. Nếu bạn không hỏi, con bạn sẽ không suy nghĩ và việc học sẽ tự nhiên chậm lại”.
Quy chế đào tạo mới, ĐHQGHN dùng chứng chỉ VSTEP để xét chuẩn đầu ra ngoại ngữ
Quy chế mới cập nhật những điểm mới trong Quy chế của Bộ, đồng thời có nhiều điểm mới nhằm nâng cao chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
Mới đây, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 3626/QĐ-ĐHQGHN về việc ban hành Quy chế đào tạo bậc Đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng cho các khóa tuyển sinh từ năm 2022 trở đi.
Quy chế mới bao gồm 9 chương, 51 điều quy định về đào tạo bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, được áp dụng đối với các đơn vị và cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo bậc đại học theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban đào tạo, Tổ trưởng Tổ biên soạn Quy chế của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: VNU
Đáng chú ý, quy chế mới quy định đối với chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, với chuẩn đầu ra trình độ tương đương bậc 3, hoặc bậc 4 tùy vào chương trình đào tạo.
Theo đó, Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức cho biết, chứng chỉ VSTEP sẽ được Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng để đánh giá năng lực ngoại ngữ chuẩn đầu ra của sinh viên, bên cạnh các chứng chỉ có giá trị tương đương khác.
Trưởng ban đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết thêm:
"Khác với Quy chế trước, Quy chế này quy định học phần ngoại ngữ trong chương trình đào tạo là học phần sinh viên bắt buộc phải học và lấy điểm tích lũy, và do đó được tính vào điểm trung bình chung trong kết quả học tập của toàn khóa".
Đánh giá về quy chế mới ban hành, Giáo sư Nguyễn Đình Đức khẳng định:
"Quy chế về đào tạo bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành đã cập nhật những điểm mới trong Quy chế của Bộ, đồng thời có nhiều điểm mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho người học nhiều hơn trước.
Quy chế là hành lang pháp lý quan trọng để sử dụng và huy động nguồn lực chung của toàn Đại học Quốc gia. Quy chế mới đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các đơn vị; giao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng các đơn vị đào tạo, đồng thời duy trì được những cơ chế và giá trị cốt lõi để vận hành và phát huy, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giữ vững thương hiệu và chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội".
Với Quy chế mới này, sau Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã chính thức sử dụng chứng chỉ Việt (chứng chỉ VSTEP) vào đánh giá chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Độ phủ sóng của chứng chỉ VSTEP đang ngày càng được nhân rộng khi đã có một số trường sẽ sử dụng chứng chỉ VSTEP không chỉ trong xét đầu ra mà còn sử dụng cho cả tuyển sinh đầu vào đại học, điều kiện học Thạc sĩ, Tiến sĩ,...
Trước đó, hồi đầu tháng 11, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản chính thức thông báo việc sử dụng chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (gọi tắt là chứng chỉ VSTEP) trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại các trường thành viên.
ĐH Quốc gia Hà Nội dùng chứng chỉ ngoại ngữ Việt làm chuẩn đầu ra GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ban hành quy chế đào tạo bậc đại học mới áp dụng cho các khóa tuyển sinh từ năm 2022 trở đi. Cụ thể, theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, đối với chuẩn đầu...