9 tựa game siêu dở nhưng lạ ở chỗ là chúng ta cứ muốn chơi
Đây là danh sách 9 tựa game siêu dở, chẳng có đồ họa đẹp, gameplay chẳng hấp dẫn và âm thanh của game cũng vậy, nhưng lạ một nỗi là vẫn có rất nhiều người thích chơi.
Mini game mang tên Desert Bus có lẽ là màn troll khủng khiếp nhất trong lịch sử ngành game. Trong chế độ này, người chơi phải lái xe từ Tuscon, Arizona tới Las Vegas, Nevada, một cuộc hành trình dài 8 tiếng đồng hồ mà không có checkpoint nào cả.
Không chỉ có vậy, mặc dù đường thẳng tắp nhưng chiếc xe luôn có xu hướng đâm sang phải nhằm ngăn người chơi đè nút ga xuống và AFK. Đoán xem? Chỉ cần xe đi chệch khỏi đường, bạn sẽ phải bắt đầu lại từ Tuscon. Kết thúc chuyến đi, người chơi chỉ ghi được một điểm duy nhất, và nếu lựa chọn lái ngược về Tuscon thì sẽ ghi thêm điểm thứ hai.
Người chơi khi tham gia vào Waiting In Line sẽ bị đặt vào tình huống “kẹt giữa hàng người”, nhìn trước nhìn sau đều có người kèm chặt không cho nhân vật chính được quyền di chuyển. Cách duy nhất để thoát ra khỏi đây là.. chờ. Tuy nhiên, nhân vật chính cũng có thanh trạng thái riêng của mình.
Video đang HOT
Đây là thanh trạng thái thể hiện mức độ “tỉnh táo” của nhân vật, nếu để nó tụt xuống hết mức, nhân vật bạn chơi sẽ mệt mỏi mà gục ngã dẫn tới Game Over. Thông qua phím “Space” – bạn có thể ra lệnh cho nhân vật.. tự đấm vào mặt mình để nâng cao tinh thần tỉnh táo. Phím “Shift” có tác dụng chen lấn lên hàng, hãy chú ý cơ hội mà len lỏi lên hàng người phía trước.
I am Bread
Cốt truyện – thứ chẳng mấy ai quan tâm ở những tựa game kiểu này như sau: bạn là một lát bánh mì với nhiệm vụ phải di chuyển từ ổ bánh tới lò nướng bằng 4 “chân” ở rmỗi góc. Trích nguyên văn mô tả của hãng sản xuất về I Am Bread: “ Game là câu chuyện cảm động về hành trình đầy gian nan và thử thách của một lát bánh mì trên con đường trở thành bánh mì nướng. “
Series game WWE
WWE hay World Wrestling Entertainment là một trong những giải đấu vật tự do nổi tiếng bậc nhất hiện nay. Tuy không đề cao tính thể thao, nhưng WWE lại vô cùng hấp dẫn nhờ mang lại những trận đấu đậm tính giải trí cao, thu hút biết bao con tim người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, series game này đã ra mắt tới phiên bản thứ 18 có tên WWE 2k17
Deadly Premonition
Deadly Premonition là trò chơi kinh dị do Access Games phát triển. Game lần theo câu chuyện của mật vụ FBI Francis York Morgan khi ông ta điều tra một chuỗi bí mật ở một thị trấn. Game thể hiện dưới góc nhìn người thứ ba, trong cách chơi có sử dụng một số yếu tố đáng lưu ý như hành động bí mật, các tình tiết về xe cộ cùng một số sự kiện hành động nhanh.
Earth Defense Force 2017
Game cung cấp cho người chơi tới hơn 150 loại vũ khí với mục đích tiêu diệt người ngoài hành tinh. Trong số đó không hề có súng giảm thanh, súng chích điện hay bất cứ thứ gì không gây ra tiếng nổ. Với những đặc điểm trên, người chơi dù có muốn lẩn trốn cũng sẽ không biết phải làm như thế nào.
Big Rigs: Over the Road Racing
Sau khi trải nghiệm “Big Rigs: Over the Road Racing” trong vài phút, bạn sẽ nghĩ rằng đây chắc hẳn là một trò đùa mà các nhà làm game nghĩ ra. Vậy nhưng thực hài hước là ở chỗ dù dở tệ như thế, nhưng nó vẫn bán được đến hơn 20,000 bản copy.
50 Cent: Blood on the Sand
Cốt truyện của trò chơi khá là… buồn cười: 50 Cent và nhóm G-Unit nhận hợp đồng lưu diễn ở một quốc gia đang chiến tranh ở Trung Đông, nhưng nhà tổ chức lại từ chối trả… thù lao cho nhóm, mà thay vào đó là một viên ngọc quí hiếm. Xui một nỗi, trên đường về nước viên ngọc lại bị một nhóm binh lính cướp mất. Vào vai 50 Cent, bạn sẽ lên đường giành lại chiếc huy hiệu đầu lâu đính viên ngọc này từ tay bọn cướp Trung Đông.
Được phát hành lần đầu tiên trên Sega vào năm 1992, đây là một tựa game vô cùng đặc biệt tại thời điểm ra mắt và kể cả thời hiện tại thì nó cũng là một game khác lạ vô cùng. Night Trap được xem là một trong những tựa game kỳ quặc bậc nhất trong thế giới game. Trong game, người chơi sẽ gần như được xem một bộ phim người thật đóng hoàn toàn chỉ có điều nó được biên tập lại cho phép người điều khiển, có thể tương tác vào game. Với việc hoàn toàn là những cảnh thật cũng như bối cảnh quái vật, ma cà rồng, Night Trap mang lại những trường đoạn các nhân vật nữ bị tấn công xuất hiện liên tục trên màn hình.
Một điều đặc biệt nữa là cốt truyện game giả định rằng người chơi là một người quan sát toàn bộ căn nhà nơi các nhân vật nữ bị tấn công qua các camera – điều đã làm dấy lên tranh cãi về việc khuyến khích người ta vô cảm đứng nhìn khi nạn nhân bị hại và việc theo dõi bất hợp pháp. Sau những cảnh tượng được cho là rất phản cảm vào thời điểm năm 1993 này mà Night Trap bị loại bỏ khỏi các kệ đĩa ngay lập tức, cũng như cùng các tựa game khác góp phần vào sự khai sinh ra thang đánh giá ESRB.
Theo GameK