9 trẻ tử vong, bệnh tay chân miệng lại “nóng”
Chỉ trong 6 tuần đầu năm nay, cả nước đã ghi nhận hơn 6.000 trường hợp mắc tay chân miệng trên hầu hết các địa phương, trong đó có 9 trường hợp tử vong và đều do vi-rút cực độc EV71 gây ra.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tay chân miệng diễn ra chiều 20/2 tại Hà Nội, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam với hơn 60% trường hợp mắc bệnh và 8 ca tử vong còn lại là miền Bắc (khoảng 30%) và miền Trung. Đặc biệt, 100% trường hợp tử vong vì tay chân miệng này đều có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút EV 71.
“Bệnh không chỉ xảy ra nhiều ở miền Nam mà miền Bắc cũng có những dấu hiệu gia tăng bất thường. Vì thế, các tỉnh, thành phố cần tăng cường biện pháp giám sát, giáo dục, truyền thông. Cục Y tế dự phòng thành lập ngay các đoàn công tác tại các tỉnh trọng điểm để xuống dưới địa phương triển khai chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch”, Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, nói.
Các chuyên gia nhận định dịch tay chân miệng 2012 vẫn rất phức tạp.
Video đang HOT
TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, đánh giá: “Đuôi dịch từ năm ngoái đến nay vẫn còn, báo hiệu một năm dịch bệnh diễn biến phức tạp, lưu hành nhiều chủng vi-rút gây bệnh. Năm nay, ngay từ đầu mùa dịch cũng đã ghi nhận 9 ca tử vong, trong khi dù được đánh giá là phức tạp nhưng năm ngoái, số trường hợp tử vong chỉ ghi nhận từ giữa năm trở đi và tăng dần”, TS Hiển nói.
Các chuyên gia dự báo năm nay, dịch tay chân miệng sẽ có những diễn biến phức tạp trên diện rộng, nguy cơ mắc tăng cao nhất vào các tháng 9, 10, 11. Nguyên nhân là bệnh tay chân miệng do vi-rút đường ruột, lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, không có vắc-xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Có nhiều tuýp vi rút gây bệnh, tỷ lệ vi rút EV 71 lưu hành cao, đối tượng cảm nhiễm lớn, chưa đánh giá được miễn dịch của cộng đồng. Tỷ lệ người lành mang trùng cao tới 71% trong các ổ dịch, thời gian thải trùng kéo dài tới 6 tuần. Trong khi đó, tỷ lệ người chăm sóc trẻ áp dụng biện pháp rửa tay phòng bệnh còn thấp. Một số nơi chưa được sự quan tâm đúng mức của chính quyền, ban ngành đoàn thể công tác phòng chống dịch chưa triệt để công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng chưa sâu rộng.
Bộ Y tế chỉ đạo Cục Y tế Dự phòng phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ và các chuyên gia tiến hành dự thảo sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng.
Hồng Hải
Theo dân trí
Bệnh tay chân miệng tăng mạnh đầu năm
Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng TP. Đà Nẵng, tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn đã ghi nhận 61 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 1 ca duy nhất.
Bệnh tay chân miệng tăng mạnh đầu năm
61 ca bệnh tập trung chủ yếu ở quận Hải Châu (21 ca), sau đó là Thanh Khê, Liên Chiểu (mỗi quận 10 ca).... Trung tâm y tế dự phòng TP. Đà Nẵng cũng đã tiến hành xử lý 71 ổ dịch.
Về trường hợp một bé 2 tuổi trẻ vong nghi do bệnh tay chân miệng. Ngay sau khi nhận được thông tin ca bệnh, Trung tâm y tế dự phòng đã tiến hành khai thác thông tin, điều tra yếu tố dịch tễ, phối hợp với bệnh viện lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pastuer Nha Trang làm xét nghiệm và cho kết quả là do bệnh tay chân miệng, chủng Enterovirut 71. Trung tâm y tế dự phòng TP. Đà Nẵng đã phối hợp với y tế địa phương tiến hành phun và cấp hóa chất xử lý, phát tờ rơi tuyên truyền tại khu vực xung quanh nhà bệnh nhân và trường học.
Được biết, trong những năm trước, bệnh tay chân miệng tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam nhưng vài năm trở lại đây, bệnh tay chân miệng đã lây lan ra các tỉnh miền Trung.
Để phòng tránh và chữa trị bệnh kịp thời cho những hợp mắc bệnh tay chân miệng, Trung tâm y tế dự phòng TP. Đà Nẵng khuyến cáo người dân, vệ sinh cá nhân, rửa tay cho trẻ bằng xà phòng làm sạch bề mặt và khử trùng các dụng cụ, vật dụng nhiễm bẩn, chất tiết của bệnh nhân bằng dung dịch chloramin B 2% hoặc các dung dịch khác không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi vào miệng thu gom và xử lý triệt để phân và chất thải của bệnh nhân khi có biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay chân, vùng mông, đầu gối kèm các dấu hiệu biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh thì đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Vi rút EV 71 có biến đổi về độc lực? Trước một số ca bệnh tay chân miệng dù nhập viện sớm vẫn tử vong, điển hình là ca tử vong của bệnh nhi 3 tuổi tại miền Bắc, nhiều người hoang mang lo lắng, cho rằng vi rút EV 71 đã biến đổi về độc lực, gây bệnh cảnh nặng, diễn tiến nhanh... Trước lo ngại này, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện...