9 trải nghiệm nên thử ở Hà Giang
Đến Hà Giang mùa này, không chỉ ngắm tam giác mạch hay đắm mình giữa khung cảnh đất trời rộng mở ở Mã Pì Lèng, bạn vẫn còn rất nhiều trải nghiệm khác đang chờ bạn khám phá nơi miền cao nguyên đá.
Hà Giang là một điểm đến với nét đẹp vừa hoang sơ vừa hùng vĩ luôn có sức hút với dân du lịch khắp Việt Nam.
1. Đến vào mùa hoa
Vào mùa hoa, cao nguyên đá được tô điểm thêm những sắc màu tươi mới. Màu tím của hoa tam giác mạch, màu hồng của hoa đào, màu trắng hoa mận, hoa lê. Mùa tam giác mạch kéo dài từ cuối tháng 9 tới đầu tháng 12. Mùa hoa mận, hoa đào, hoa lê nở rộ vào sau tết Nguyên đán.
Tháng 10 bắt đầu cũng là thời điểm nở rộ của hoa tam giác mạch.
2. Đặt chân đến địa đầu của Tổ quốc
Đến Hà Giang, bạn không nên bỏ qua Lũng Cú, điểm cực Bắc của Tổ quốc. Đứng trên cột cờ Lũng Cú, nhìn lá cờ Tổ quốc phấp phới bay trong gió, tận mắt thấy điểm đầu tiên đặt nét bút vẽ nên bản đồ hình chữ S là lúc lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước dâng tràn.
3. Trải nghiệm cuộc sống người H’Mông
Người H’Mông nổi tiếng hiếu khách và chiếm đa phần dân số ở Hà Giang. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để trải nghiệm cuộc sống trong một gia đình người H’Mông. Ở trong nhà, ăn cơm, ngủ nghỉ và trò chuyện cùng người H’Mông là một trải nghiệm văn hóa bạn sẽ không bao giờ quên.
4 Ném đá chạm vách núi trên đèo Thẩm Mã
Ở Hà Giang có một vách núi đá cao nằm ngay trên đèo Thẩm Mã, người ta vẫn thách đố xem ai ném đá chạm được vào thành của vách núi. Nhìn thì rất gần, nhưng ném thế nào đá cũng chỉ bay đến nửa đường là rơi xuống vực sâu. Nếu bạn có dịp đi qua, nhớ thử xem mình có ném được không nhé!
Video đang HOT
Vách núi đá trên đèo Thẩm Mã.
5. Thưởng thức rượu ngô và các món ăn đặc sản Hà Giang
Rượu ngô Hà Giang nặng nhưng thơm. Ăn một bát cháo ấu tẩu, hay thắng cố và uống chén rượu ngô ấm nồng trong những ngày cuối thu se lạnh ở cao nguyên đá thì thật tuyệt vời.
6. Bay trên Mã Pì Lèng
Mã Pì Lèng được mệnh danh là vua của những con đèo ở miền Bắc. Không phải bởi khó đi, mà bởi cảnh quan hùng vỹ và câu chuyện thanh niên cảm tử phá đá mở đường trên con đèo hiểm trở này. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng, dang rộng cánh tay đón gió, cảm giác như đang bay lơ lửng trên bầu trời. Mã Pì Lèng luôn lôi cuốn những người trẻ đầy say mê bởi vẻ đẹp của đất trời và cảnh vật có sông có núi, hùng vĩ và hòa quyện với nhau.
Mã Pì Lèng – điểm dừng chân ưa thích của dân du lịch ở Hà Giang.
7. Đi hết con đường Hạnh Phúc
Đường Hạnh Phúc bắt đầu từ Hà Giang, chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, đỉnh Mã Pì Lèng tới Mèo Vạc. Dài gần 200 km, con đường này là máu xương, là huyền thoại về sức trẻ của thanh niên từ 16 dân tộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định và Hải Dương. 8 năm, hơn 2 triệu ngày công, 1.000 thanh niên xung phong, 1.200 dân công, 9 triệu tấn thuốc nổ và biết bao công sức đã đổ xuống để mở ra con đường này. Đi trên con đường không chỉ để thưởng ngoạn cảnh đẹp, mà còn để tri ân những người đã nằm xuống cho từng lối ta đi.
8. Chinh phục đèo, dốc ở Hà Giang
Hà Giang nổi tiếng với những con đèo, dốc hiểm trở. Những dốc Bắc Sum, Cổng Trời, Thẩm Mã, Chín Khoanh, Mã Pì Lèng… thử thách người đi là thế, nhưng đổi lại bạn sẽ được đền đáp bằng cảnh đẹp mê hồn khi đứng ngắm trên đỉnh đèo.
Con đèo Chín Khoanh dài và quanh co ở Phố Cáo.
9. Đi phiên chợ vùng cao
Nếu là người thích khám phá và tìm hiểu những nét đẹp văn hóa vùng cao, bạn nên đi chợ phiên vùng cao ở Hà Giang. Đến chợ phiên để ngắm nhìn những người dân tộc áo quần tươm tất, háo hức bán mua. Hay chỉ đơn giản là đi chợ để ăn cái kẹo, uống chén rượu ngô. Các phiên chợ thường diễn ra vào sáng thứ bảy và chủ nhật hàng tuần (trừ một số phiên chợ đặc biệt như chợ tình Khau Vai chỉ tổ chức một lần duy nhất trong năm).
Theo VNE
Chinh phục 4 đỉnh đèo hình ngựa
Năm Giáp Ngọ, hãy cùng chinh phục bốn đỉnh đèo hình ngựa nổi tiếng của nước ta.
1. Mã Pì Lèng
Mã Pì Lèng là một trong bốn tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc - một địa danh nổi tiếng trong giới xê dịch bởi vẻ đẹp cũng như sự thách thức tay lái của con đèo. Mã Pì Lèng, dịch ra nghĩa đen nghĩa là sống mũi ngựa nhưng nó còn hàm ý là một con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi. Mã Pì Lèng nối Mèo Vạc với Đồng Văn, vốn là hai xã xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang. Đèo được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20 do công nhân chủ yếu là người dân tộc H'Mông làm. Ban đầu chỉ là những con đường nhỏ cheo leo dành cho xe thồ và người đi bộ. Để đục đá mở đường, người ta phải treo mình trên dây, giữa lưng chừng đá tai mèo mà thi công trong suốt 11 tháng.
Đèo dài khoảng 20 km, chênh vênh giữa những lớp đá, lớp núi lô xô trùng trùng điệp điệp. Những ngọn núi màu xám chì, hùng vĩ nối nhau đến tận chân trời. Xa xa là dòng sông Nho Quế dịu dàng vắt mình như một tấm khăn choàng mỏng manh.
Thắng cảnh Mã Pí Lèng bao gồm đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Tháng 11 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã quyết định xếp khu vực Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia.
2. Đèo Mã Phục
Sở dĩ đèo có tên như vậy vì hai bên đường quốc lộ qua Cao Bằng có hai khối đá vôi, thành dựng đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Tục truyền rằng từ thế kỷ XI con thiên lý Mã của Nùng Trí Cao một tù trưởng ở Cao Bằng đưa chủ tướng đi đánh quân nhà Tống xâm lược ở biên cương khi về tới đèo mệt quá đã nằm phủ phục để lấy lại sức. Tiếp sau đó các đoàn ngựa thồ hàng tới đèo có nhiều con ngựa cũng nằm phủ phục lấy sức để vượt qua đèo. Nên đèo mang tên Mã Phục truyền tụng cho tới ngày nay.
Đèo cao 620 m, vượt qua bảy vòng dốc để đến được đỉnh, nơi có tấm biển: Trùng Khánh kính chào quý khách. Núi vôi ở Cao Bằng không cao, cảnh sắc không hùng vĩ như các đèo khác, đường đèo cũng không quá nguy hiểm. Từ Mã Phục tỏa đến các nhánh chính của toàn tỉnh Cao Bằng. Ngay từ chân đèo rẽ trái đến với làng Tổng Cọt, nơi có cây đa già nổi tiếng và phiên chợ trâu ngày chủ nhật, làng cổ Nà Ngắn và cửa khẩu Trà Lĩnh. Vượt qua Quảng Uyên rẽ phải là đường đến cửa khẩu quốc tế Tà Lùng. Rẽ trái ngược lên đến với Trùng Khánh, xuyên qua những rừng cây dẻ rì rào, chạy tới thác Bản Giốc kỳ vỹ và cuối cùng là đường tới Hạ Lang, điểm kỳ cùng của tỉnh.
Con đèo rộng và đẹp. Những dãy núi thâm thấp nối tiếp nhau, phía bên này dốc trải dài những cánh đồng hoa tam giác mạch tim tím vào mùa xuân và những ruộng ngô xanh rì khi hè tới. Bóng chiều đang dần buông, nắng đã ngả trên những ngọn núi nhấp nhô.
3. Đèo Mã Quỷnh
Ngọn đèo quanh co theo sườn núi, một bên là vách núi một bên vực sâu thấp thoáng là vài ba ngôi nhà sàn của đồng bào Tày đã vẽ nên thiên cảnh đèo Mã Quỷnh đáng để bạn đến một lần. Mã Quỷnh là phần nối tiếp đèo Mã Phục cũng thuộc tỉnh Cao Bằng. Cư dân ví von rằng ngọn đèo nhìn từ trên cao xuống tựa hình trái tim ôm trọn núi sông Cao Bằng.
Đến đây, ngoài cảm giác thích thú vượt qua thử thách của một cung đường gian nan, bạn sẽ được cảm nhận không khí của miền cao khi đi bộ trên những ruộng ngô hay những ruộng bậc thang nhỏ, hít thở không khí trong lành, thưởng thức các món ngon trong bản làng và uống rượu ngâm lá rừng.
4. Đèo Cổ Mã
Đèo Cổ Mã nằm gần núi Đại Lãnh trên quốc lộ 1A, thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Được gọi là Cổ Mã vì hình núi ở đây giống như cổ con ngựa, đi ghe từ ngoài biển vào mới trông thấy, còn nếu đi trên đèo hay đi tàu qua thì không nhìn thấy được. Dưới chân đèo là bãi biển vắng không bóng người, một địa chỉ an toàn và đẹp cho những ai có dịp ghé qua. Nhưng vì đây là bãi tắm không nằm trong vịnh, chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng và dòng thủy triều lên tạo ra vài hõm xoáy nguy hiểm.
Đèo Cổ Mã không quá dài nhưng hiểm trở với một bên là núi, một bên là biển mênh mông. Đã có không ít những tai nạn xảy ra vì những khúc cua ngoặt của cánh lái xe đường trường. Từ trên đèo nhìn xuống là toàn cảnh núi non trùng điệp và eo biển cong vòng của mảnh đất Khánh Hoà. Cách đó không xa là vịnh Vũng Rô nổi tiếng.
Theo ngôi sao
'Bao giờ con người mới thôi can thiệp thô bạo vào tự nhiên?' Độc giả Faith TTVN không giấu được nỗi buồn về việc bê tông hóa làm mất đi vẻ đẹp của hẻm vực Tu Sản nằm tại đỉnh đèo huyền thoại Mã Pí Lèng, Hà Giang. Cuối tuần qua, không ít người yêu du lịch đã tỏ sự ngỡ ngàng khi nhìn thấy hình ảnh mới nhất của hẻm vực Tu Sản. Thay vì...