9 thương hiệu phim chết yểu ngay sau phần một
Có không ít thương hiệu phim Hollywood được dự kiến sẽ kéo dài qua nhiều tập phim, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà buộc phải “im hơi lặng tiếng” chỉ ngay sau phần đầu.
The Nightmare before Christmas (1993): Lấy bối cảnh mùa Giáng Sinh, The Nightmare before Christmas là một tác phẩm hoạt hình kinh dị thuộc hàng kinh điển. Nhân vật Jack Skellington cũng trở thành một biểu tượng khó phai trong lịch sử điện ảnh, với hàng loạt sản phẩm thời trang, truyện tranh, và trò chơi ăn theo. Trên thực tế, hãng Disney từng ký hợp đồng với nhà sản xuất Tim Burton để tạo ra một thế giới rộng lớn dành riêng cho Jack Skellington thay vì chỉ gói gọn trong một tác phẩm. Tuy nhiên, thành công vang dội của Toy Story đến từ Pixar vào năm 1995 khiến Disney quyết định từ bỏ phong cách stop-motion và chạy theo kỹ xảo CGI tân tiến, khiến câu chuyện về Jack Skellington tới nay vẫn mới chỉ dừng lại ở một tập phim.
Van Helsing (2004): Bom tấn ma cà rồng đến từ Universal có doanh thu không tệ: 120 triệu USD tại Bắc Mỹ và 300 triệu USD trên toàn cầu. Tuy nhiên, chi phí quảng cáo khổng lồ và việc một số rạp chiếu từ chối trình chiếu bộ phim khiến tiền lãi thực sự của Van Helsing không đáng là bao. Từng có một bộ phim hoạt hình Van Helsing: The London Assignment được phát hành, nhưng suốt một thập kỷ qua, khán giả vẫn chưa thấy Hugh Jackman trở lại với vai diễn nhân vật thợ săn ma cà rồng. Cũng từng có tin cho rằng tài tử Tom Cruise sẽ hóa thân thành Van Helsing trong một loạt phim reboot, nhưng tất cả cuối cùng vẫn mới chỉ dừng lại ở mức tin đồn.
Constantine (2005): Nhân vật thầy trừ quỷ của DC bước lên màn ảnh dưới bộ dạng mảnh khảnh và mái tóc đen tuyền của tài tử Keanu Reeves. Constantine chứa đựng đầy đủ các yếu tố của nguyên tác truyện tranh: thiên thần, ma quỷ, lễ trừ tà, các cảnh hành động đậm chất bạo lực. Tuy nhiên, doanh thu và đánh giá dành cho bộ phim chỉ nằm ở mức trung bình nên các nhà đầu tư không dám đi tiếp bước nữa. Tới năm 2014, nhân vật Constantine được DC cho tái xuất trên sóng truyền hình, do nam diễn viên Matt Ryan thể hiện. Thế nên, hình tượng người hùng một thuở của Keanu Reeves lúc này chỉ còn là dĩ vãng.
Eragon (2006):Cậu bé cưỡi rồng của nhà văn trẻ tuổi Christopher Paolini từng có cơ hội bay lượn trên khắp các phòng vé toàn cầu vào năm 2006. Tuy nhiên, bộ phim chuyển thể có nhiều hạt sạn lớn nhỏ khác nhau, như việc cốt truyện bị cắt xén quá nhiều, một số cảnh quay trông còn vẫn sơ sài, hay như hình tượng nàng rồng Saphira, tiên nữ Arya không được ấn tượng như mong đợi… Phản hồi tiêu cực từ giới phê bình và khán giả khiến 20th Century Fox từ bỏEragon ngay sau một tập phim và mau chóng trở lại với loạt phim “truyền kỳ” X-Men của hãng.
The Golden Compass (2007): Dự án phim có kinh phí siêu khủng dựa trên cuốn Northern Lights thuộc bộ ba tiểu thuyết His Dark Materials của David Pullman, có sự tham gia của hai ngôi sao hàng đầu là Nicole Kidman và Daniel Craig. Tuy nhiên, The Golden Compass vấp phải nhiều phản đối từ khi chưa ra mắt, bởi nội dung truyện có nhiều yếu tố gây tranh cãi về tôn giáo. Bộ phim chuyển thể buộc phải thay đổi nhiều chi tiết để tránh làn sóng chỉ trích đến từ Giáo hội Công giáo và điều này khiến đạo diễn Chris Weitz “đứng ngồi không yên”. Dù không có doanh thu thành công tại Bắc Mỹ nhưng phim vẫn đánh bại Transformers để giành được một tượng vàng Oscar cho phần kỹ xảo hình ảnh cực kỳ ấn tượng. Song, chừng đó là không đủ để hãng New Line Cinema kéo dài loạt phim. Tới năm 2011, nhà văn David Pullman cho biết sẽ không có bộ phim nào mới được thực hiện.
Inkheart (2009): Với sự tham gia của ngôi sao từ loạt phim Xác ướp Ai Cập là Brendan Fraser, cùng một cốt truyện được đánh giá cao đến từ bộ ba tiểu thuyết của nhà văn Cornelia Funke người Đức, lẽ ra khán giả đã được chứng kiến một bộ ba phim hoàn chỉnh như nguyên tác gồm Inkheart, Inkspell và Inkdeath. Rủi ro thay, khi lên màn bạc, Inkheartchỉ được đánh giá là một bộ phim thần thoại dành cho thiếu nhi có chất lượng trung bình và phần kỹ xảo bắt mắt. Kinh phí sản xuất của bộ phim không cao, chỉ 60 triệu USD, nhưng doanh thu toàn cầu của bộ phim thì thực sự thê thảm, chỉ là 62 triệu USD. Rốt cuộc, Inkspell và Inkdeath giờ vẫn mới chỉ nằm trên các trang giấy.
The Last Airbender (2010):Được chuyển thể từ loạt phim hoạt hình Avatar: The Last Airbender của hãng Nickelodeon, bộ phim được kỳ vọng sẽ gây ấn tượng dưới bàn tay của đạo diễn phù thủy M. Night Shyamalan. Tuy nhiên, bất chấp doanh thu khá cao, The Last Airbender trở thành “trò cười” của giới phê bình và người hâm mộ kể từ ngày đầu ra mắt. Cốt truyện phim không mạch lạch, thiếu logic, các diễn viên diễn xuất cứng nhắc, còn khâu tuyển trạch diễn viên bị cho là phân biệt chủng tộc, bởi nhân vật chính Aang là người da trắng thay vì là người châu Á giống như nguyên tác. “Chiến thắng vang dội” tại lễ trao giải Mâm xôi vàng 2011 chính là dấu chấm hết dành cho loạt phim điện ảnh The Last Airbender của Shyamalan.
The A-Team (2010): Phiên bản điện ảnh của Biệt đội hạng A có chất lượng không tệ, nhưng lại không được khán giả Bắc Mỹ chào đón nồng nhiệt. Kết quả doanh thu Bắc Mỹ chỉ có vỏn vẹn 77 triệu USD ngăn những Liam Neeson, Bradley Cooper, Sharlto Copley và Quinton Jackson trở lại làm người hùng hành động. Ngoài ra, bản thân đạo diễn Joe Carnahan cũng không muốn tiếp tục thực hiện phần hai và dấn thân quá sâu vào The A-Team, bởi anh vốn bị hấp dẫn bởi những dự án phim độc lập kiểu như The Grey sau này.
Legend of the Guardians: The Owls of Ga’Hoole (2010): Đây là bộ phim hoạt hình duy nhất mà Zack Snyder đứng vai trò đạo diễn tính đến nay. Điểm ấn tượng nhất của bộ phim chính là phần kỹ xảo hình ảnh choáng ngợp với cảnh các chiến binh cú bay lượn khắp nơi trên các mảnh đất đầy màu sắc. Giới phê bình không mặn mà với các hộ vệ xứ Ga’Hoole, và doanh thu của bộ phim cũng không được như mong đợi, chỉ là 140 triệu USD trên toàn cầu. Chính vì lẽ đó, câu chuyện của tiểu thuyết Guardians of Ga’Hoole dù còn rất dài nhưng vẫn chưa thể được tiếp tục trên màn ảnh.
Theo Zing
Video đang HOT
30 điều có thể bạn chưa biết từ xưởng phim hoạt hình Disney
Thử cùng Zing.vn khám phá đâu là tạo hình mẫu của Aladdin, nàng tiên cá Ariel hay nàng công chúa có ít lời thoại nhất trong lịch sử Disney là ai.
Để tạo cảm hứng chân thực cho các họa sĩ khi thực hiện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, hãng Walt Disney đã nuôi cả một bày thú trong xưởng phim khi đó.
Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn là bộ phim đầu tiên của hãng Disney có một album nhạc phim riêng.
Với Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, hãng Walt Disney từng nhận được giải Oscar danh dự bởi khi đó chưa có hạng mục giải thưởng dành riêng cho phim hoạt hình. Hãng phim đã được ban tổ chức tặng cho một tượng vàng cỡ bình thường và bảy tượng vàng cỡ nhỏ, tương ứng với nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn.
Walt Disney từng lên kế hoạch làm một bộ phim ngắn tiếp nối Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn với tựa đề là Nàng Bạch Tuyết trở lại. Bộ phim này thậm chí đã đi vào giai đoạn tiền kỳ nhưng rốt cuộc lại không bao giờ được hoàn thành vì những lý do không được hãng Disney tiết lộ
Trái ngược với nhiều lời đồn đại, Tinkerbell trong Peter Pan không phải được phỏng theo từ nữ minh tinh tài hoa yểu mệnh Marilyn Monroe. Nữ diễn viên Margaret Kerry mới là hình mẫu của nhân vật này.
Hoàng tử Philip trong bộ phim Công chúa ngủ trong rừng được đặt theo tên của Hoàng tử Philip, công tước xứ Edinburgh, chồng của nữ hoàng Elizabeth đệ nhị.
"Công chúa ngủ trong rừng", Aurora cũng chính là nàng công chúa có ít lời thoại nhất trong lịch sử hãng Disney với chỉ vỏn vẹn 18 câu thoại.
Nữ diễn viên Eleanor Audley từng lồng tiếng cho hai nhân vật phản diện nổi tiếng của hãng Disney là mụ Tremaine trong Cô bé lọ lem và tiên hắc ám Maleficent trong Người đẹp ngủ trong rừng. Biểu cảm của cả hai nhân vật này cũng đều được dựa trên gương mặt của bà.
Trong bộ phim 101 chú chó đốm, Pongo có 72 đốm còn Perdita có 68 đốm. 99 chú chó đốm con đều có 32 đốm. Tổng cộng số đốm xuất hiện trong suốt bộ phim là 6.469.952 đốm.
John Lennon từng từ chối lời đề nghị của Walt Disney khi hãng này mời nhóm The Beatles tham gia lồng tiếng cho những con kền kền trong bộ phim Cậu bé rừng xanh.
Cậu bé rừng xanh cũng là bộ phim hoạt hình cuối cùng do đích thân ngài Walt Disney giám sát thực hiện. Bộ phim ra mắt 10 tháng sau khi huyền thoại này qua đời.
Thật khó tin khi tại thời điểm năm 1989, Ariel trong Nàng tiên cá lại là nàng công chúa đầu tiên xuất hiện trong vòng 30 năm đổ lại của hãng Disney. Gần nhất trước đó là nàng Aurora trong bộ phim Công chúa ngủ trong rừng, ra đời vào năm 1959.
Hình mẫu của nàng tiên cá Ariel được dựa một phần từ nữ diễn viên Alyssa Milano, cô em út trong bộ ba Phép thuật đình đám.
Hình ảnh chiếc dương vật trên bìa băng VHS của Nàng tiên cá là một sự cố hoàn toàn ngoài ý muốn. Theo lời của họa sĩ vẽ bìa băng này, đây là hậu quả của việc anh phải làm việc một cách quá gấp gáp. Anh cũng không bị hãng Disney quở trách gì sau đó.
Nhân viên cứu hộ dưới mặt đất (The Rescuers Down Under) là bộ phim hoạt hình phần tiếp theo đầu tiên của Disney.
Người đẹp và quái vật là bộ phim hoạt hình đầu tiên nhận được đề cử Oscar tại hạng mục Phim truyện xuất sắc.
Gương mặt của nhân vật Aladdin trong bộ phim cùng tên vốn được phỏng theo gương mặt của nam tài tử Tom Cruise.
Tính trung bình, một phút của bộ phim Ác mộng trước đêm Giáng Sinh tương đương với một tuần quay của đoàn làm phim.
Có tới 400 chiếc đầu của nhân vật Jack Skellington đã được tạo ra cho các biểu cảm khác nhau trong Ác mộng trước đêm Giáng Sinh.
Ca khúc nổi tiếng Can You Feel the Love Tonight? suýt chút nữa đã bị loại bỏ khỏi bộ phim Vua sư tử. Danh ca Elton John đã yêu cầu các nhà sản xuất lồng lại ca khúc này vào trong phim sau khi xem một bản phim không có sự xuất hiện của nó.
Pumbaa trong Vua sư tử chính là nhân vật Disney đầu tiên "xì hơi" trên màn ảnh.
Đĩa đơn đầu tay của Christina Aguilera không phải là bản hit Genie in a Bottle như nhiều người tưởng mà lại là Reflection, ca khúc nhạc phim trong Hoa Mộc Lan của Disney ra mắt khán giả vào năm 1998.
Trên chuyên trang điện ảnh Rotten Tomatoes, bộ phim của hãng Disney hiện có điểm số bình chọn thấp nhất là Chú gà siêu quậy (Chicken Little), chỉ được 36%.
Nữ ca sĩ Beyoncé từng từ chối thử giọng cho nhân vật công chúa Tiana trong bộ phim Công chúa và chàng ếch trong khi vẫn nghĩ rằng mình sẽ được hãng Disney chọn lựa. Cuối cùng thì người được chọn lại là bạn diễn của Beyoncé trong Dreamgirls, Anika Noni Rose.
Bộ tóc của Rapuzel trong Công chúa tóc mây được cho là dài hơn 21 mét và gồm khoảng hơn 100.000 sợi.
Bộ phim Ráp-phờ đập phá có tổng cộng 180 nhân vật khác nhau, một con số kỷ lục đối với hãng Disney. Trước đó, kỷ lục này thuộc về Công chúa tóc mây với 64 nhân vật.
Ca khúc Do You Want to Build a Snowman? trong bộ phim đình đám Frozen - Nữ hoàng băng giá có sự góp giọng từ Katie Lopez, cô con gái của hai vợ chồng tác giả ca khúc này là Robert và Kristen Anderson-Lopez.
Idina Menzel, người lồng tiếng cho nhân vật Elsa trong Nữ hoàng băng giá và là giọng ca của Let It Go, từng bị loại khi thử giọng cho bộ phim Công chúa tóc mây trước đó. Tuy nhiên, chính màn thử giọng với ca khúc Blackbird trong lần thất bại ấy lại giúp cô trở thành ứng viên hàng đầu khi Nữ hoàng băng giá bắt đầu được thực hiện.
Jennifer Lee, đồng đạo diễn của siêu phẩm Nữ hoàng băng giá, chính là nữ đạo diễn đầu tiên của xưởng phim hoạt hình Disney trong suốt chiều dài lịch sử hãng.
Wayne Allwine và Russi Taylor, hai diễn viên lồng tiếng cho Mickey và Minnie trong các phim Chuột Mickey là vợ chồng ở ngoài đời thực.
Theo Zing
20 khoảnh khắc lãng mạn "để đời" trong phim Disney/Pixar Ngoài bài học về cuộc sống, Disney/Pixar còn khéo léo hướng khán giả đến những khoảnh khắc của tình yêu trong mỗi tác phẩm của mình. Khi nhắc đến những tác phẩm lấy cảm hứng từ tình yêu, khán giả không thể không nhớ ngay tới kho tàng phim bất hủ của hãng Walt Disney/Pixar. Với mỗi câu chuyện tình được xây dựng...