9 thực phẩm cấm kỵ với người mắc bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp, ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý khi ăn uống, đặc biệt cần tránh những thực phẩm dễ làm cho huyết áp tăng cao.
Trà đặc, đặc biệt là hồng trà dặc có chứa nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Vậy nên người bị cao huyết áp không nên uống trà đặc. Nếu bạn không thể từ bỏ trà đặc có thể thay thế bằng trà xanh, nhiều tài liệu đã chỉ ra công dụng của trà xanh tốt trong quá trình điều trị bệnh cao huyết áp.
Vậy nên người bị cao huyết áp không nên uống trà đặc.
2. Thịt chó
Thịt chó được rất nhiều người ưa chuộng, thịt chó vừa giầu đạm lại vừa ăn ngon, là thứ mồi nhậu tuyệt vời cho nam giới. Nhưng theo Đông y, thịt chó ôn thận, trợ dương, làm tăng sự âm suy dương thịnh dẫn tới cao huyết áp. Vậy nên người bị cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều loại thực phẩm này.
3. Muối
Đã có khá nhiều tài liệu nói người bệnh cao huyết áp không nên ăn mặn bởi trong muối ăn có natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao. Vậy nên người đã bị huyết áp cao thì nên giảm lượng muối ăn hàng ngày.
4. Thực phẩm cay
Thực phẩm cay không tốt cho người bị cao huyết áp. Vì chúng có thể khiến việc đi ngoài khó khăn hơn, dẫn đến táo bón. Người bệnh cao huyết áp lúc đi ngoài bị táo bón sẽ làm cho huyết áp tăng lên, có nguy cơ dẫn đến xuất huyết não.
5. Protein động vật
Đó là các phủ tạng động vật như gan, tim, bầu dục … vì các thực phẩm này dễ sinh ra độc tố khiến huyết áp bất ổn. Với người bị cao huyết áp,có thể bổ sung các loại tôm, cá, và các loại rau quả tươi.Thức ăn có nhiều năng lượng
Video đang HOT
6. Thức ăn nhiều năng lượng
Các loại thực phẩm như đường glucô, đường mía, chocolate và các loại thức ăn nhanh… làm tăng nguy cơ dẫn tới thừa cân, béo phì từ đó làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
7. Mỡ và cholesterol
Các loại thực phẩm chiên rán, thịt mỡ, phủ tạng động vật dễ dẫn tới máu nhiễm mỡ, khiến động mạch xơ cứng, làm tăng huyết áp.
8. Thịt gà
Thật sự thịt gà không tốt cho người bị cao huyết áp bởi nếu ăn nhiều thịt gà sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Vậy nên người bệnh nên hạn chế ăn thịt gà để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
Ăn nhiều thịt gà sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao
9. Rượu
Rượu khi đi vào cơ thể khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Người bị nghiện rượu có nguy cơ cao bị xơ cứng động mạch và huyết áp cao.
Lời khuyên cho người bị huyết áp cao
1. Đi bộ
Đi bộ là hình thức tập luyện rất tốt cho người bị cao huyết áp, giúp giảm áp lực trong máu và giúp tim sử dụng được nhiều oxy hơn gấp 4-5 lần so với bình thường. Các chuyên gia khuyên bạn nên đi bộ đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 30 phút sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và những biến chứng do huyết áp cao gây ra.
2. Tập hít thở sâu
Tuy là một thao tác rất đơn giản nhưng hít thở sâu lại có tác dụng to lớn là bình ổn huyết áp. Hít thở sâu vừa có tác dụng giảm stress và cũng tạo cơ hội cho bạn kiểm soát huyết áp của chính mình. Để vận dụng hít thở sâu một cách tối đa, bạn có thể dành khoảng 10 phút vào mỗi tối hoặc sáng để hít thở, nên nhớ hít thở càng sâu càng tốt và nếu có điều kiện bạn có thể tham gia thêm lớp học yoga.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Các thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp có thể kể tới như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ…..Người bệnh nên ăn chậm nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối và các thực phẩm không tốt như đã nêu ở trên.
Theo VNE
Những cấm kỵ khi ăn rau củ quả
Rau củ quả chứa nhiều nước, tinh bột và protein, hàm lượng chất béo rất ít, hơn nữa còn là nguồn quan trọng của khoáng chất, chất xơ và vitamin.
Mấy năm trở lại đây, xu hướng ăn uống với khẩu phần rau củ quả là chủ yếu đang ngày càng được ưa chuộng. Nhưng bạn vẫn có thể mắc sai lầm khi ăn uống rau củ quả. Vì vậy, chị em hãy đọc kỹ những điều cần lưu ý khi ăn rau củ quả như sau đây nhé.
1. Ăn cà chua trước bữa ăn
Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy mới có thể giảm đáng kể lượng axit trong dịch vị dạ dày. Nếu ăn cà chua trước bữa ăn sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày, dẫn tới sự giãn nở dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, dạ dày khó chịu...
Cà chua nên ăn sau bữa ăn. (Ảnh minh họa)
2. Trộn lẫn củ cải với cà rốt
Đừng nên trộn lẫn cà rốt với củ cải. Bởi vì, trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.
3. Rửa hoặc ngâm nấm hương trong nước quá lâu
Trong nấm hương có loại chất chống ôxy hóa lysergic, sau khi hấp thụ ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Nếu bạn rửa quá nhiều lần hoặc ngâm nước quá lâu trước khi chế biến, nấm hương sẽ bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương không nên nấu bằng nồi sắt hay nồi đồng, để tránh mất dinh dưỡng.
Rau của quả cũng phải rửa đúng cách mới sạch mà không mất chất dinh dưỡng.
4. Tiêu thụ quá nhiều carotene
Mặc dù carotene rất bổ dưỡng, nhưng phải ăn ở mức độ vừa phải. Bổ sung quá nhiều carotene (từ nước ép trái cây từ cà rốt hoặc cà chua) có thể làm tăng lipid máu, khiến da mặt và da tay có màu vàng, mất cảm giác ngon miệng, tinh thần bất ổn, bồn chồn, thậm chí ngủ không ngon giấc kèm theo sợ hãi, khóc, mơ màng vào ban đêm...
5. Ăn mướp đắng sống
Vị đắng trong mướp đắng có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn nên đun mướp đắng trong nước sôi nóng, để loại bỏ axit oxalic - axit gây vị đắng, chát. Những người cần bổ sung một lượng lớn canxi không thể ăn quá nhiều mướp đắng.
6. Ăn quá nhiều rau bina
Rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi và kẽm tạo ra oxalat canxi và oxalate, chúng không dễ dàng hấp thụ và gặp khó khăn trong việc bài tiết ra ngoài. Nó còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong ruột, gây ra sự thiếu hụt canxi, kẽm, khiến xương cốt, răng phát triển không tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ.
7. Tỏi tây để quá lâu sau khi đã nấu chín
Tỏi tây để qua đêm sẽ trở nên độc hại. Tốt nhất nên ăn tỏi tây ngay sau khi nấu xong, không nên để quá lâu. Nếu giữ quá lâu, một lượng lớn nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Những người tiêu hóa không tốt nên hạn chế ăn tỏi tây.
8. Nấu rau xanh quá lâu
Các loại rau xanh khi nấu thì không được nấu quá lâu. Nếu không, các nitrat trong rau xanh sẽ biến thành nitrite , bất lợi cho sức khỏe. Các loại rau đông lạnh cũng không được nấu quá lâu, nếu không rau sẽ bị nát mất rất nhiều dinh dưỡng.
Theo Thu Hà (Tri thức trẻ)
Những cấm kỵ khi uống sữa đậu nành Uống sữa đậu nành cần phải chú ý đến những điều gì? Bạn phải biết đến những cấm kỵ lớn dưới đây 1. Uống sữa đậu nành với ăn trứng Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng...