9 thói quen cần từ bỏ khi trời lạnh nếu không muốn rước bệnh

Theo dõi VGT trên

Tất cả những gì bạn cần làm để giữ sức khỏe khi trời lạnh là từ bỏ một vài thói quen xấu. Nếu dừng thực hiện 9 điều sau đây, bạn không những không bị ốm mà còn có thể tận hưởng thời tiết lạnh một cách thoải mái.

Sử dụng thuốc nhỏ mũi trước khi đi ra ngoài

9 thói quen cần từ bỏ khi trời lạnh nếu không muốn rước bệnh - Hình 1

Môi trường lạnh khiến đường mũi của bạn trở nên hẹp hơn. Nếu chúng ta “trợ giúp” chúng bằng một chút thuốc nhỏ mũi, màng nhầy sẽ không thể bảo vệ chúng ta chống lại vi sinh vật hoặc làm ấm không khí mà chúng ta hít vào. Tốt hơn là bạn chỉ nên xì mũi trước khi ra ngoài.

Thở bằng miệng khi ở ngoài trời

9 thói quen cần từ bỏ khi trời lạnh nếu không muốn rước bệnh - Hình 2

Khi thở bằng miệng, bạn không thể làm không khí ấm lên hoặc cung cấp độ ẩm cho không khí, và điều này làm tăng khả năng bị đau thắt ngực. Để tránh điều này, chỉ cần thở bằng mũi, chậm và sâu.

Che mũi và miệng bằng khăn quàng cổ

9 thói quen cần từ bỏ khi trời lạnh nếu không muốn rước bệnh - Hình 3

Trong thời tiết lạnh, hơi nước mà chúng ta thở ra có thể chuyển thành băng nếu nó rơi thẳng vào chất liệu của khăn hoặc áo khoác. Không khí sau đó đi qua lớp bảo vệ đóng băng của bạn sẽ lạnh hơn so với khi không có lớp chắn đó. Điều này có thể gây đau thắt ngực và viêm phế quảnkích ứng da. Nếu thực sự cần thiết, bạn có thể che mặt, nhưng không che mũi.

Chạy về nhà khi thấy run rẩy

9 thói quen cần từ bỏ khi trời lạnh nếu không muốn rước bệnh - Hình 4

Khi có dấu hiệu lạnh đầu tiên, bạn nên ghé vào một nơi nào đó ấm áp (chẳng hạn như cửa hàng hoặc quán cà phê) trong vài phút để làm nóng và lấy lại hơi thở, sau đó tiếp tục lên đường. Đừng bắt đầu lao nhanh hơn khi bạn đã lạnh.

Mặc quần áo bó sát và đi giày chật

9 thói quen cần từ bỏ khi trời lạnh nếu không muốn rước bệnh - Hình 5

Cả quần áo và giày dép quá chật đều đảm bảo bạn lạnh nhanh hơn trong thời tiết lạnh giá. Nếu bạn chọn những món đồ hơi rộng rãi, không khí giữa các lớp áo sẽ giúp giữ ấm cho cơ thể bạn.

Uống thứ gì đó nóng trước khi ra ngoài 30 phút

9 thói quen cần từ bỏ khi trời lạnh nếu không muốn rước bệnh - Hình 6

Trà nóng làm tăng lưu thông máu và cải thiện cơ chế bảo vệ của cơ thể. Nhưng nó cũng làm cho các mạch máu mở rộng. Điều này có nghĩa là khi bạn bước ra ngoài trời lạnh, bạn sẽ mất nhiều nhiệt trong cơ thể rất nhanh. Nếu bạn thực sự cần một thức uống, tốt hơn là nên đi uống nước hoặc bất cứ thứ gì ấm hơn là nóng.

Ra ngoài trời lạnh khi đói bụng

Video đang HOT

9 thói quen cần từ bỏ khi trời lạnh nếu không muốn rước bệnh - Hình 7

Để tạo ra thân nhiệt, chúng ta cần năng lượng, nếu không chúng ta sẽ đóng băng rất nhanh. Đây là lý do tại sao bạn cần ăn ngay khi cảm giác đói xuất hiện. Ít nhất, bạn nên ăn nhẹ và một tách trà nóng ở nơi có hệ thống sưởi.

Bôi kem ngay trước khi ra ngoài

9 thói quen cần từ bỏ khi trời lạnh nếu không muốn rước bệnh - Hình 8

Khi bạn thoa kem lên da, trong 30 – 40 phút đầu tiên, chúng sẽ làm nước bốc hơi khỏi da. Trong điều kiện lạnh, điều này dẫn đến làm mát và tổn thương da. Vì vậy, bạn nên tránh ra ngoài trời ít nhất 30 phút sau khi thoa kem dưỡng da, hoặc tránh sử dụng hoàn toàn các loại kem có gốc nước.

Làm ấm với rượu khi ra ngoài

9 thói quen cần từ bỏ khi trời lạnh nếu không muốn rước bệnh - Hình 9

Bạn sẽ cảm thấy ấm chỉ trong 30 – 40 phút sau khi uống rượu. Sau thời điểm này, cơ thể bạn sẽ bắt đầu hạ nhiệt rất nhanh. Hơn nữa, não của bạn có thể không phản ứng đầy đủ với mối nguy hiểm này, không gửi tín hiệu rằng bạn đang trở nên lạnh hơn. Tốt hơn là chỉ nên uống khi ở nhà.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: "Với đột quỵ, mỗi giây đều quý như vàng"

Để rõ hơn về bệnh lý này, đặc biệt là những dấu hiệu nhận biết để đưa bệnh nhân đến các trung tâm đột quỵ trong "thời gian vàng", chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội Hồi Sức thần kinh - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Với đột quỵ, mỗi giây đều quý như vàng - Hình 1

Nhiệt độ giảm mạnh, có nơi rét đậm, rét hại trong những ngày gần đây làm cho các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Đặc biệt đối với người cao tuổi, nguy cơ đột quỵ sẽ gia tăng mạnh. Đáng lưu ý nhiều người vẫn chưa nhận thức đúng về bệnh lý nguy hiểm này và vẫn có những cách sơ cứu sai lầm, làm mất đi "thời gian vàng" can thiệp cho bệnh nhân.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Khoa Nội Hồi Sức thần kinh - Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, với bệnh nhân bị đột quỵ, mỗi giây đều quý như vàng. Các chuyên gia cho biết, những người sớm hơn sẽ có kết quả tốt hơn, thậm chí có thể trở lại gần như bình thường.

Vậy, làm thế nào để phát hiện sớm và đưa người bệnh đi cấp cứu trong thời gian vàng, và cần giúp bệnh nhân đột quỵ phục hồi chức năng như thế nào? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Khoa Nội Hồi Sức thần kinh - Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Với đột quỵ, mỗi giây đều quý như vàng - Hình 2

Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn. (Ảnh: BS cung cấp)

PV: Xin BS cho biết đột quỵ não là gì và dấu hiệu để có thể nhận biết sớm bệnh nhân đột quỵ não?

T iến sỹ Nguyễn Anh Tuấn: Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một dạng bệnh lý của mạch máu não. Bệnh lý này thường xảy ra đột ngột và gây nên các triệu chứng về thần kinh, có thể biểu hiện các mức độ khác nhau từ nhẹ như nói khó, tê bì chân tay đến mức độ nặng hơn như hôn mê, liệt các dây thần kinh sọ thậm chí tử vong.

Biểu hiện đột quỵ thực ra rất đơn giản, người dân có thể nhận biết được. Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ được tóm tắt bằng chữ F.A.S.T gồm:

F (Face): Đầu tiên là biến đổi ở mặt, bệnh nhân có thể liệt mặt, méo miệng, nhân trung lệch đi.

A (Arm): Yếu liệt tay chân. Đánh giá bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao. Bệnh nhân không nâng tay lên được, nếu nâng được cũng rất khó.

S (Speech): Ngôn ngữ bất thường, nói khó.

T (Time): Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115, đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán ngay.

Chuyên gia lý giải vì sao đột quỵ có xu hướng ngày càng trẻ hóaĐọc ngay

PV: Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ tại nhà cần phải làm gì thưa BS?

T iến sỹ Nguyễn Anh Tuấn: Như tôi đã nói ở trên, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ cần liên hệ tới cơ sở y tế gần nhất để bệnh nhân được thăm khám một cách kỹ lưỡng và can thiệp kịp thời. Bởi vì, đối với đột quỵ thời gian là yếu tố quyết định, càng đưa bệnh nhân đến sớm bao nhiêu thì cơ hội để bệnh nhân phục hồi cũng như tránh được các biến chứng, nguy cơ lại càng tốt bấy nhiêu.

PV: Những sai lầm gì thường gặp phải khi sơ cứu cho bệnh nhân?

Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn : Nói thực, tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân sai lầm trong xử trí đột quỵ. Có hai sai lầm mà người dân hay mắc phải đó là:

Thứ nhất: Trên các trang mạng xã hội và các kênh không chính thức thì rất nhiều người tư vấn phương pháp xử lý sai lầm như như uống An cung, trích đầu ngón tay... Những phương pháp này đều chưa được chứng minh là có hiệu quả.

Hội Đột quỵ Thế giới cũng như Hội Đột quỵ Việt Nam đều khuyến cáo là phải điều trị một cách nhanh nhất bằng các phương tiện theo y học hiện đại như tiêu sợi huyết, can thiệp nội mạch thậm chí trường hợp nặng phải phẫu thuật.

Thứ hai,nhiều người vẫn nghĩ đột quỵ là bệnh lý nhẹ vì người ta thấy những biểu hiện ban đầu rất nhẹ như yếu nhẹ tay, hoặc hơi nói khó một chút hoặc thấy chóng mặt. Những biểu hiện thoáng qua khiến nhiều người nghĩ nó không phải bệnh nguy hiểm nên nằm ở nhà và tự theo dõi. Ví thế khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã qua mất "thời gian vàng" có thể can thiệp gần như phục hồi hoàn toàn cho bệnh nhân. Nếu bị lỡ thời gian vàng khi bệnh nhân đến thì chúng tôi cũng không làm được gì nhiều.

PV: Thời gian gần đây, Bác sĩ đã gặp tình trạng nào sai lầm trong sơ cứu đột quỵ khiến tình trạng bệnh nhân nặng hơn?

T iến sỹ Nguyễn Anh Tuấn: Gần đây chúng tôi có đón tiếp 1 bệnh nhân gần 60 tuổi có bệnh lý nền như đái tháo đường và tăng huyết áp hiện đang uống thuốc. Bệnh nhân đã có tiền sử tai biến. Khi người nhà thấy bệnh nhân có các hiện như yếu dần đi nhưng lại chủ quan cho rằng không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Nhưng sau đó, triệu chứng ngày càng nặng dần lên và khi đến với chúng tôi thì chụp phim thấy tắc hoàn toàn một nhánh của động mạnh não giữa. Tình trạng lúc đấy rất nặng, các phương pháp điều trị nội khoa. Tiêu sợi huyết không thể áp dụng được nữa, lỡ mất cơ hội để can thiệp kịp thời, bệnh nhân diễn biến rất xấu và để lại di chứng nặng nề.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Với đột quỵ, mỗi giây đều quý như vàng - Hình 3

TS Nguyễn Anh Tuấn kiểm tra phim chụp của một bệnh nhân mắc đột quỵ. (Ảnh: BS cung cấp)

PV: Bác sĩ có thể cho biết, đối với bệnh nhân đột quỵ thì nguy cơ tái phát như thế nào?

T iến sỹ Nguyễn Anh Tuấn: Nguy cơ tái phát của đột quỵ cao gấp nhiều lần so với người bình thường, nhất là trong những tháng đầu tiên và năm đầu tiên thì nguy cơ tái phát rất cao. Vì vậy khi bệnh nhân mắc đột quỵ rồi thì chúng ta phải theo dõi hết sức chặt chẽ, tầm soát các yếu tố nguy cơ, điều trị các yếu tố nguy cơ, sai đó dự phòng tái phát.

PV: Thưa Bác sĩ! Mọi người vẫn hay nhắc đến thời gian vàng trong việc cấp cứu đột quỵ não. Bác sĩ có thể giải thích rõ về điều này?

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Đột quỵ có hai dạng là đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ chảy máu não.

- Đối với đột quỵ nhồi máu não: mạch máu bị tắc lại có thể do tại chỗ hoặc do huyết khối từ nơi khác đưa đến gây tắc mạch.

Phương pháp điều trị có thể dùng tiêu sợi huyết, dùng các thuốc làm tan cục máu đông.

Thời gian điều trị tiêu sợi huyết vào khoảng 4 tiếng rưỡi. Hoặc dùng phương pháp can thiệp nội mạch: dùng dụng cụ luồn trong mạch máu để kéo lấy huyết khối ra ngoài làm tái thông mạch. Thời gian cho phương pháp can thiệp nội mạch khoảng 6 tiếng. Một số nghiên cứu gần gây, người ta có thể mở rộng thời gian can thiệp nội mạch dài hơn, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có các chỉ định khác nhau.

Như vậy chúng ta có 4 tiếng rưỡi để làm mọi việc từ chẩn đoán đến việc dùng thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Tất cả phải làm rất nhanh. Tỷ lệ được điều trị tiêu sợi huyết ở các nước khác nhau tùy thuộc vào trình độ y tế cũng như hiểu biết của người dân.

Ở Việt Nam còn khá thấp, ở các nước như châu Âu, Mỹ và một số nước phát triển khác thì tỷ lệ này cao hơn. Nguyên nhân là các trung tâm điều trị đột quỵ có năng lực điều trị tiêu sợi huyết ở Việt Nam còn ít (tại Hà Nội hiện có khoảng hơn 10 đơn vị). Bên cạnh đó, do sự hiểu biết của người dân nên người ta không đến kịp thời trong thời gian vàng.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Với đột quỵ, mỗi giây đều quý như vàng - Hình 4

Người thân và gia đình đóng vai trò rất quan trọng đối với các bệnh nhân bị đột quỵ. (Ảnh: BS cung cấp)

PV: Thưa Bác sĩ! Việc điều trị cho bệnh nhân đột quỵ thường kéo dài trong bao lâu?

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Điều trị cho bệnh nhân theo từng giai đoạn. Nếu ở giai đoạn tối cấp như điều trị tiêu sợi huyết thì chúng ta phải làm ngay. Trong những ngày đầu, chúng ta có lộ trình điều trị riêng và những ngày tiếp theo và kể cả khi bệnh nhân ra viện trở về cộng đồng thì vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị.

PV: Vấn đề phục hồi chức năng sau đột quỵ có ý nghĩa như thế nào? Vai trò của người thân trong gia đình đối với bệnh nhân ra sao?

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là nên phục hồi chức năng sớm. Nếu như trước đây người ta cho rằng chỉ phục hồi chức năng cho bệnh nhân đã tương đối ổn định. Nhưng, các nghiên cứu gần đây đã khả định nên phục hồi chức năng sớm sau 24h là bệnh nhân có thể phục hồi đột quỵ, tất nhiên là mỗi bệnh nhân lại có mức độ tập luyện khác nhau. Khi bệnh nhân trở về cộng đồng và trở lại với công việc thì bệnh nhân vẫn phải tập phục hồi chức năng, khám định kỳ và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

Người thân và gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Người thân cần có những kiến thức nhất định để biết nên đưa bệnh nhân đến đâu, áp dụng phương pháp gì, càng sớm càng tốt. Khi bệnh nhân về với gia đình, hòa nhập cộng đồng rất cần được người thân tiếp tục theo dõi, chăm sóc. Đa phần bệnh nhân không thể duy trì tập phục hồi chức năng tại bệnh viện mà phải về nhà tập luyện dưới sự hỗ trợ của người thân.

PV: BS có thể tư vấn một số phương pháp để người nhà bệnh nhân có thể giúp bệnh nhân phụ hồi chức năng nhận thức, vận động...

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Có 3 nhóm tập: tập cơ (vận động tinh, vận động thô), tập làm các việc hàng ngày, tập ngôn ngữ trị liệu. Tùy từng bệnh nhân lại có các bài tập khác nhau.

PV: Đột quỵ có thể dự phòng bằng cách nào thưa BS?

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Đột quỵ hoàn toàn có thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ và dự phòng đột quỵ. Khi mình thay đổi các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia và kiểm soát các bệnh lý nền: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, stress... sẽ làm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

PV: BS có khuyến cáo gì đối với những người trẻ bởi hiện nay đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa?

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Ngày nay rất nhiều người trẻ mắc đột quỵ không chỉ xuất huyết não mà cả nhồi máu não. Nhồi máu não liên quan nhiều đến các bệnh rối loạn chuyển hóa và sinh hoạt thiếu lành mạnh như tôi vừa nói. Vấn đề này chúng ta có thể đi khám định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ.

Dạng thứ 2 là xuất huyết não hay gặp ở những người bị dị dạng mạch máu não hoặc là tăng huyết áp gây vỡ mạch. Vì thế khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu đau đầu, các cơn động kinh hoặc gia đình có người bị dị dạng mạch máu não thì chúng ta nên đi khám, kiểm tra loại trừ các nguy cơ xuất huyết não.

PV: Vâng! Xin trân trọng cảm ơn BS.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?
11:27:49 02/02/2025
6 đồ uống giúp hơi thở thơm tho, giảm hôi miệng ngày Tết6 đồ uống giúp hơi thở thơm tho, giảm hôi miệng ngày Tết
10:38:58 01/02/2025
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp TếtChế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết
12:53:08 01/02/2025
Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?
09:04:04 02/02/2025
7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu
11:57:27 01/02/2025
Các bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền địnhCác bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền định
09:11:26 02/02/2025
Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắmLoại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm
13:55:24 02/02/2025
Ba không khi ăn hạt bíBa không khi ăn hạt bí
14:46:57 02/02/2025

Tin đang nóng

Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?
14:09:47 02/02/2025
Trấn Thành phản ứng ra sao giữa lúc Lê Giang "làm loạn"?Trấn Thành phản ứng ra sao giữa lúc Lê Giang "làm loạn"?
15:42:41 02/02/2025
Bức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn côngBức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn công
14:07:48 02/02/2025
Diễm Hương hé lộ cuộc sống ở Canada: "Con thân với cha dượng hơn với tôi"Diễm Hương hé lộ cuộc sống ở Canada: "Con thân với cha dượng hơn với tôi"
14:01:03 02/02/2025
Văn Toàn bất ngờ gọi Hoà Minzy là vợ trên mạng, có chuyện gì đây?Văn Toàn bất ngờ gọi Hoà Minzy là vợ trên mạng, có chuyện gì đây?
17:00:33 02/02/2025
Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi
15:20:56 02/02/2025
Vụ ngoại tình mất mặt nhất showbiz: Nam diễn viên bị kiện ra toà còn lộ đối xử tệ với vợVụ ngoại tình mất mặt nhất showbiz: Nam diễn viên bị kiện ra toà còn lộ đối xử tệ với vợ
15:33:22 02/02/2025
"Chủ tịch showbiz" bị 4 triệu người tẩy chay vì dối trá, tặng fan ô tô rồi... đòi lại"Chủ tịch showbiz" bị 4 triệu người tẩy chay vì dối trá, tặng fan ô tô rồi... đòi lại
16:02:31 02/02/2025

Tin mới nhất

Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng

Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng

18:35:43 02/02/2025
Sau khi chia nhau uống lọ nước màu hồng nghi là thuốc diệt chuột ngoài ruộng, 2 chị em ở Nghệ An rơi vào tình trạng nôn ói, co giật.
Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

13:30:03 02/02/2025
Ngày 2/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết vừa cấp cứu, phẫu thuật thành công, cứu sống nam bệnh nhân bị dị vật kẽm có bọc nhựa dài 20cm xuyên vào lồng ngực.
Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

11:24:42 02/02/2025
Chuyên gia khuyến cáo, khi thấy người có dấu hiệu ngộ độc rượu, nên nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong lúc đó, giữ họ ngồi thẳng, cho uống nước nếu còn tỉnh, che bằng chăn hoặc áo lạnh tránh gió.
Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

11:21:54 02/02/2025
Cho dù bạn bị hội chứng ruột kích thích, đã được chẩn đoán mắc bệnh Crohn hay chỉ hy vọng duy trì ổn định đường ruột khỏe mạnh thì việc đối mặt với thực đơn phong phú các món ăn ngày Tết là một thử thách cần phải vượt qua.
Vì sao không nên uống thuốc với trà?

Vì sao không nên uống thuốc với trà?

09:14:28 02/02/2025
Do thành phần phức tạp nên trà và các loại đồ uống khác như nước trái cây, sữa... đều không thích hợp để dùng làm nước để uống thuốc.
Những loại hạt nào được dùng trong ngày tết có dinh dưỡng cao?

Những loại hạt nào được dùng trong ngày tết có dinh dưỡng cao?

09:01:27 02/02/2025
Mỗi loại hạt sẽ có ưu thế về dinh dưỡng riêng. Nắm được thành phần dinh dưỡng và công dụng của các hạt có thể giúp chúng ta lựa chọn hạt phù hợp nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
8 ngày nghỉ Tết, hơn 24.000 người cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông

8 ngày nghỉ Tết, hơn 24.000 người cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông

08:57:57 02/02/2025
Trong 24 giờ qua, tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông là 3.727 người, nâng tổng số ca khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông trong 8 ngày nghỉ Tết là 24.054 người.
Người đàn ông dập nát 2 bàn tay nghi do pháo tự chế

Người đàn ông dập nát 2 bàn tay nghi do pháo tự chế

18:55:14 31/01/2025
Người đàn ông 33 tuổi ở Quảng Nam nhập viện với nhiều vết thương khắp cơ thể. Đặc biệt, 2 bàn tay bệnh nhân bị thương rất nặng.
Nguy cơ bùng phát viêm loét đại tràng dịp lễ Tết và cách giảm đau nhanh

Nguy cơ bùng phát viêm loét đại tràng dịp lễ Tết và cách giảm đau nhanh

14:06:51 31/01/2025
Đồng thời thay thế bằng các thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, không chứa dầu mỡ như cháo, súp và chế độ ăn ít chất xơ - ngay cả khi bệnh khiến bạn mất cảm giác thèm ăn nhưng cơ thể vẫn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị vật đường thở ở trẻ dịp tết

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị vật đường thở ở trẻ dịp tết

13:32:33 31/01/2025
Để phòng tránh dị vật đường thở, bác sĩ Trần Thanh Phụng khuyến cáo: Các bà mẹ cho trẻ bú sữa đúng cách; không ăn, bú, uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười.
Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tăng cân trong kỳ nghỉ Tết

Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tăng cân trong kỳ nghỉ Tết

13:30:41 31/01/2025
Bánh gạo lứt có thành phần chính từ gạo lứt. Mỗi chiếc bánh gạo lứt 9 gram chỉ có khoảng 35 calo. Ăn bánh gạo lứt giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim hiệu quả.
10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn dưa lưới

10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn dưa lưới

11:43:30 31/01/2025
Dưa lưới là nguồn cung cấp vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường chức năng miễn dịch bằng cách kích thích sản xuất tế bào bạch cầu. Ăn dưa lưới có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, đặc biệt là trong thời tiết tha...

Có thể bạn quan tâm

2 diễn viên nổi tiếng cưới chạy khiến bố mẹ tức tới mức ngã bệnh, dàn sao phản đối kịch liệt

2 diễn viên nổi tiếng cưới chạy khiến bố mẹ tức tới mức ngã bệnh, dàn sao phản đối kịch liệt

Sao châu á

19:44:54 02/02/2025
Sáng 2/2, tờ Kbizoom khiến công chúng xôn xao khi bất ngờ đăng tải bài viết về cuộc hôn nhân từng bị cả showbiz Hàn phản đối của 2 diễn viên nổi tiếng Lee Chun Hee - Jeon Hye Jin.
Loài chuột 'tăng dân số' khi thời tiết ngày càng nóng

Loài chuột 'tăng dân số' khi thời tiết ngày càng nóng

Thế giới

19:40:13 02/02/2025
Các nhà khoa học mới đây cho biết nhiệt độ tăng khiến số lượng chuột xuất hiện tại các thành phố lớn ngày càng nhiều.
Sau 6 tiếng, Công an bắt 2 đối tượng cướp giật tài sản ngày mùng 2 Tết

Sau 6 tiếng, Công an bắt 2 đối tượng cướp giật tài sản ngày mùng 2 Tết

Pháp luật

19:16:52 02/02/2025
Ngày 2/2, Công an huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đào Văn Thắng
Tóm dính Mỹ Tâm cùng một người đàn ông đón Tết tại Đà Nẵng, thái độ lọt vào camera gây chú ý

Tóm dính Mỹ Tâm cùng một người đàn ông đón Tết tại Đà Nẵng, thái độ lọt vào camera gây chú ý

Sao việt

18:57:43 02/02/2025
Mai Tài Phến trông rất thoải mái, vui vẻ tham gia các hoạt động cùng gia đình bạn gái tin đồn . Mỹ Tâm diện chiếc váy y hệt với ảnh khoe vào ngày Mùng 3 Tết.
4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

Tin nổi bật

18:41:47 02/02/2025
Khoảng 15h ngày 2/2 (mùng 5 Tết), trên tuyến cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45, hướng Thanh Hóa - Hà Nội, xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, nhiều ô tô nhích từng đoạn.
Haaland đã đúng về 'hiện tượng' Marmoush

Haaland đã đúng về 'hiện tượng' Marmoush

Sao thể thao

18:05:33 02/02/2025
Tiền đạo người Ai Cập mang đến làn gió mới cho Man City, giúp đội bóng của Pep Guardiola chuyển mình sang lối chơi trực diện hơn, phá vỡ những khuôn mẫu cũ và tạo nên một nhịp điệu công hoàn toàn mới.
Sốc: Kanye West "chỉ follow mình em" Taylor Swift, đến vợ hiện tại cũng không có đặc quyền này!

Sốc: Kanye West "chỉ follow mình em" Taylor Swift, đến vợ hiện tại cũng không có đặc quyền này!

Sao âu mỹ

18:04:35 02/02/2025
Kanye West và Taylor Swift là kẻ thù không đội trời chung , nhưng nam rapper lại có hành động đặc biệt vốn trước đây chỉ dành cho vợ cũ Kim Kardashian.
Chuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 năm

Chuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 năm

Lạ vui

16:47:15 02/02/2025
Herbert và Zelmyra Fisher (sống ở bang Bắc Carolina, Mỹ) là cặp đôi chung sống với nhau lâu nhất thế giới, họ làm vợ chồng trong 86 năm 290 ngày.
4 con giáp đào hoa nhất năm Ất Tỵ

4 con giáp đào hoa nhất năm Ất Tỵ

Trắc nghiệm

15:18:23 02/02/2025
Năm mới Ất Tỵ 2025 dự báo đem đến nhiều vận may và điều mới mẻ cho 12 con giáp, trong đó có những tuổi đặc biệt có vận đào hoa nở rộ.
Chồng đi dép lê, mặc đồ bộ bị coi thường cho đến khi vợ lộ diện, netizen: Anh này chắc chắn là đại gia

Chồng đi dép lê, mặc đồ bộ bị coi thường cho đến khi vợ lộ diện, netizen: Anh này chắc chắn là đại gia

Netizen

14:22:20 02/02/2025
Mới đây trên mạng xã hội Douyin (tương tự TikTok ở Việt Nam) một cặp vợ chồng đang viral với những clip chỉ vài giây, quay vẻ bề ngoài của cả hai.
Chiếc váy dài thanh lịch, sang trọng nhất dành cho năm mới 2025

Chiếc váy dài thanh lịch, sang trọng nhất dành cho năm mới 2025

Thời trang

14:19:52 02/02/2025
Để tìm ra chiếc váy dài thanh lịch và sang trọng nhất dành cho mọi dịp trong những ngày đầu năm mới 2025, chúng ta không thể quên nhắc đến những kiểu dáng cổ điển timeless bậc nhất là váy sơ mi, váy chữ A