9 thiết kế trang phục dân tộc cho Hoàng Thùy bị bóc phốt đạo nhái, có bộ ‘xào nấu’ lại của H’Hen Niê
Sắc Cò, Sắc Việt, Tây Bắc, Đêm Rằm… là những thiết kế nằm trong vòng vây nghi án vay mượn ý tưởng trong hơn 200 bài dự thi gửi về.
Cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam ở đấu trường Miss Universe 2019 đang thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng yêu sắc đẹp. Bên cạnh những thiết kế được đánh giá cao về ý tưởng, kiểu dáng như Cà phê phin, Xích lô, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bàn Thờ thì vẫn có không ít mẫu bị tố đạo nhái ý tưởng.
1. Cụ thể bộ trang phục dân tộc mang tên ‘Sắc Cò’ lấy cảm hứng từ hình tượng con cò trong văn hóa Việt bị tố đạo ý tưởng từ bộ trang phục dân tộc ‘Tiên Dung’ của Á hậu Thùy Dung ở kỳ Hoa hậu Quốc tế 2017.
Bộ trang phục bị cho là sao chép ý tưởng từ bộ ‘Tiên Dung’ của Á hậu Thùy Dung.
Trang phục truyền thống của Thùy Dung mang đậm bản sắc làng quê với con cò, lũy tre làng có tên ‘Tiên Dung’ được mang lên sân khấu Miss International 2017. Bộ trang phục của Thùy Dung lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống của dân tộc kết hợp với hình ảnh con Cò.
2. Ở kỳ Miss Tourism Queen International 2018, đại diện Việt Nam là Hoa hậu Diệu Linh đã mang tới bộ trang phục dân tộc ‘Sơn nữ H’Mông’. Thiết kế được thực hiện kỳ công với nhiều chi tiết đan xen của thổ cẩm gốc, loại vải có sử dụng họa tiết thêu tay của người H’Mông.
Ngoài ‘Sắc Cò’, bộ trang phục dân tộc tiếp theo cũng bị cho là sao chép ý tưởng là ‘Tây Bắc’. Thiết kế bị so sánh với bộ trang phục ‘Sơn nữ H’Mông’ của Hoa hậu Diệu Linh.
Cùng lấy cảm hứng từ vùng đất hùng vĩ nhất nước, nên bộ trang phục dân tộc ‘Tây Bắc’ với ‘Sơn nữ H’Mông’ có sự trùng hợp trong ý tưởng.
3. Bộ trang phục ‘Sắc Việt’ được lấy ý tưởng từ phong cảnh Hạ Long, mặt trước của thiết kế được thể hiện đơn giản nhưng vẫn tôn lên sự dịu dàng, nét đẹp của người phụ nữ Á Đông. Mặt sau được thiết kế là bức tranh sơn thủy, phong cảnh của Hạ Long. Sau đó, ‘Sắc Việt’ bị cư dân mạng trong nước và đặc biệt là fan Indonesia tố giác là sao chép ý tưởng một cách trắng trợn.
Bộ trang phục đang gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Theo đó, Fan Indonesia cho rằng bộ trang phục dân tộc của Việt Nam là phiên bản lỗi của bộ trang phục mà nước này từng giành giải trang phục đẹp nhất ở kỳ Miss Grand International – Hoa hậu Hòa bình Quốc tế vào năm 2017. Về phía fan Việt, phần lớn khán giả nước nhà cũng cho rằng bộ trang phục ‘Sắc Việt’ đã ‘copy’ ý tưởng từ bộ trang phục của Indonesia.
Bộ quốc phục ấn tượng của Hoa hậu Indonesia trong cuộc thi Miss Grand International 2017.
4. Bộ trang phục ‘Hầu Đồng’ lấy ý tưởng từ những nghệ nhân hát hầu đồng, hát chầu văn trong các nghi lễ thờ cúng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ bị cho là trùng lặp với thiết kế của Hoa hậu Tiểu Vy ở kỳ Miss World 2018.
Video đang HOT
Trang phục của Tiểu Vy sử dụng sắc xanh của miền rừng núi được thể hiện trên nền gấm có hoa văn tinh xảo sang trọng. Từ khăn vấn, trâm cài cho tới những chi tiết nhỏ như hoa tai, kiềng đeo cổ đều được mỹ nhân 18 tuổi chau chuốt kỹ lưỡng.
5. ‘Đêm rằm’ được lấy cảm hứng từ đêm rằm trung thu, với những đồ vật đặc trưng như ánh trăng, lồng đèn, hoa sen, đầu lân, ngôi sao… lại trùng hợp với bộ trang phục ‘Hoa đăng Sắc Việt’ của H’Hen Niê năm ngoái.
Trang phục mang tên ‘Hoa đăng sắc Việt’ lấy cảm hứng văn hóa Ê đê, quê hương của H’Hen Niê. Với những họa tiết đặc trưng và chiếc gùi truyền thống của người dân tộc.
6. Bộ Trang phục ‘Sắc hồn Việt’ lấy cảm hứng thời Âu Lạc Hùng Vương tôn vinh sự mạnh mẽ hay linh hồn của con người Việt Nam trên đấu trường Quốc tế bị đem ra đối chiếu với bộ trang phục ‘Sen vàng Việt Nam’ của Dương Nguyễn Khả Trang.
Bộ Trang phục ‘Sắc hồn Việt’ lấy cảm hứng thời Âu Lạc Hùng Vương
Khả Trang với bộ trang phục được lấy cảm hứng kết hợp từ sự mạnh mẽ của cha Rồng – Lạc Long Quân và sự mềm mại, thanh thoát của mẹ Tiên – Âu Cơ trong truyền thuyết ở Miss Supranational 2015.
7. ‘Nàng Hương’ bộ trang phục lấy ý tưởng từ phẩm hạnh của người phụ nữ Việt thuần khiết thanh cao như một bông hoa sen nở thơm ngát của vùng đồng bằng. Hình ảnh chiếc nón lá của người Huế cũng được ứng dụng. Tay cầm quyền trượng khổng tước tượng trưng cho sức mạnh quý phái bản lĩnh của người phụ nữ tay mềm yếu nhưng mạnh mẽ. Tuy nhiên nó lại được mang ra so sánh với ‘Nàng Mây’ của Lệ Hằng.
Chi tiết nón lá, quyền trượng và phần nan tre phía sau khá giống với ‘Nàng Mây’.
Bộ Trang phục ‘Nàng Mây’ được Lệ Hằng trình diễn trên sân khấu Miss Universe 2016 và lọt top 5 trang phục dân tộc đẹp nhất.
8- 9. Hai bộ trang phục ‘ Xe Ôm’ và ‘ Xe Máy’ cũng bị cho là lấy cảm hứng từ bộ trang phục xe Tuk Tuk của Thái Lan.
Tuy các phương tiện đưa vào khác nhau nhưng kết cấu, bố cục bị cho là học hỏi từ Tuk Tuk. Bộ trang phục này giành giải trang phục đẹp nhất ở kỳ Miss Universe 2015.
Với sự tương đồng trong ý tưởng, kiểu dáng cơ hội nào cho những thiết kế bị cho là ‘vay mượn, xào nấu’ ở cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho Hoàng Thùy?
Tiêu Bôi
Theo tiin.vn
Trang phục dân tộc dành cho Hoàng Thùy bị tố 'đạo nhái' ý tưởng từ bộ của Á hậu Thùy Dung
Ngoài 'Sắc Cò' bị tố đạo nhái ý tưởng từ bộ trang phục dân tộc 'Tiên Dung' của Á hậu Thùy Dung, hàng loạt mẫu thiết kế khác dành cho Hoàng Thùy cũng bị fan 'bóc mẽ' vay mượn ý tưởng.
Cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam ở đấu trường Miss Universe 2019 đang thu hút sự quan tâm đông đảo của khán giả. Bên cạnh những thiết kế được đánh giá cao về ý tưởng, kiểu dáng như Cà phê phin, Xích lô, Chọi Trâu thì vẫn có một số mẫu bị tố đạo nhái ý tưởng.
Cụ thể bộ trang phục dân tộc mang tên 'Sắc Cò' lấy cảm hứng từ hình tượng con cò trong văn hóa Việt có ảnh hưởng sâu đậm trong tâm trí của người dân Việt Nam bị tố đạo ý tưởng từ bộ trang phục dân tộc 'Tiên Dung' của Á hậu Thùy Dung ở kỳ Hoa hậu Quốc tế 2017.
Là một trong những loài chim đi vào đời sống của người Việt Nam sâu đậm. Hình tượng con cò lam lũ, siêng năng, tần tảo như con người Việt Nam. Bộ trang phục bị cho là sao chép ý tưởng từ bộ 'Tiên Dung' của Á hậu Thùy Dung.
Trang phục truyền thống của Thùy Dung mang đậm bản sắc làng quê với con cò, luỹ tre làng có tên 'Tiên Dung' được mang lên sân khấu Miss International 2017.
Bộ trang phục của Thùy Dung lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống của dân tộc kết hợp với hình ảnh con Cò. Con cò cũng là hình ảnh biểu tượng qua những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca của quê hương nước Việt từ ngàn xưa. Cánh cò đậu trên lũy tre làng - đó là hình tượng mang ý nghĩa cho đời sống nông thôn và con người Việt Nam.
Ngay sau đó nhiều khán giả đã so sánh bộ trang phục 'Sắc Cò' với 'Tiên Dung'
Bên cạnh đó bộ 'Sắc Cò' cũng không được đánh giá cao.
Ngoài 'Sắc Cò', bộ trang phục dân tộc tiếp theo cũng bị cho là sao chép ý tưởng là 'Tây Bắc'. Thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp bất tận của vùng đất Tây Bắc. Đặc biệt ở trang phục thấy được sự tỉ mỉ, chăm chút, rất cầu kì và sặc sỡ, là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Tuy nhiên bộ trang phục này cũng bị so sánh với bộ trang phục 'Sơn nữ H'Mông' của Hoa hậu Diệu Linh.
Ở kỳ Miss Tourism Queen International 2018, đại diện Việt Nam là Hoa hậu Diệu Linh đã mang tới bộ trang phục dân tộc 'Sơn nữ H'Mông'. Bộ trang phục được thực hiện kỳ công với nhiều chi tiết đan xen của thổ cẩm gốc, loại vải có sử dụng họa tiết thêu tay của người H'Mông.
Cùng lấy cảm hứng từ vùng đất hùng vĩ nhất nước, nên bộ trang phục dân tộc 'Tây Bắc' với 'Sơn nữ H'Mông' có sự giống nhau.
Bộ Trang phục 'Sắc hồn Việt' lấy cảm hứng thời Âu Lạc 'Hùng Vương' tôn vinh sự mạnh mẽ hay linh hồn của con người Việt Nam trên đấu trường Quốc tế bị đem ra đối chiếu với bộ trang phục 'Sen vàng Việt Nam' của Dương Nguyễn Khả Trang.
Khả Trang với bộ trang phục được lấy cảm hứng kết hợp từ sự mạnh mẽ của cha Rồng - Lạc Long Quân và sự mềm mại, thanh thoát của mẹ Tiên - Âu Cơ trong truyền thuyết ở Miss Supranational 2015.
'Nàng Hương' bộ trang phục lấy ý tưởng từ phẩm hạnh của người phụ nữ Việt thuần khiết thanh cao như một bông hoa sen nở thơm ngát của vùng đồng bằng. Hình ảnh chiếc nón lá của người Huế cũng được ứng dụng. Tay cầm quyền trượng khổng tước tượng trưng cho sức mạnh quý phái bản lĩnh của người phụ nữ tay mềm yếu nhưng mạnh mẽ. Tuy nhiên nó lại được mang ra so sánh với 'Nàng Mây' của Lệ Hằng.
Chi tiết nón lá, quyền trượng và phần nan tre phía sau khá giống với 'Nàng Mây'.
Bộ Trang phục 'Nàng Mây' được Lệ Hằng trình diễn trên sân khấu Miss Universe 2016 và lọt top 5 trang phục dân tộc đẹp nhất.
Tiêu Bôi
Theo tiin.vn
Xuất hiện bộ trang phục dân tộc được cho là 'linh hồn sống' của Hoàng Thùy Trang phục dân tộc có bố cục cân đối kiểu dáng hài hòa và đặc biệt là được cho khá phù hợp với thân hình "mình hạc xương mai" của Hoàng Thùy. Song trên hết nó là hiện thân hoàn hảo của chân dài xứ Thanh Hóa. Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho Hoàng...