9 tháng đầu năm, trên 70.000 doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động
Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, 9 tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế xã hội của cả nước có chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Song thực tế số doanh nghiệp phải giải thể, phá sản, tạm dừng vì hoạt động khó khăn vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày báo cáo kinh tế xã hội
Trình bày báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2014 – nhiệm vụ 2015 trước Thường vụ Quốc hội sáng 9-10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phục hồi với tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm đạt 5,62%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 (5,14%). Lạm phát được kiểm soát. Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm. Thu ngân sách nhà nước đạt cao.
Về các lĩnh vực cụ thể: sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng cao, tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2013 tăng 6,8%). Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm qua. Xuất khẩu tiếp tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013 và tiếp tục có xuất siêu. Việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực.
Thẩm tra về báo cáo này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của Chính phủ trong phát triển kinh tế xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, những kết quả đạt được vẫn chưa thật sự vững chắc, còn nhiều biến động khó lường. Đặc biệt, trong quá trình phục hồi nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Công nghiệp xi măng và nhiều ngành khác có mức tăng trưởng thấp, hoạt động khó khăn
Theo Ủy ban Kinh tế, 9 tháng đầu năm 2014, cả nước có 52.525 doanh nghiệp thành lập mới song số doanh nghiệp phải giải thể, phá sản cũng lên tới 51.244 trường hợp, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động là 18.873 trường hợp. Bắt đầu đã có một số doanh nghiệp quy mô trung bình và lớn mặc dù cầm cự được trong mấy năm vừa qua, nhưng đến nay vẫn phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản. Điều này sẽ tác động tiêu cực hơn tới vấn đề lao động, việc làm, nơ xâu ngân hang, lam gia tăng tôi pham kinh tê…
Đáng chú ý, số nợ thuế khó thu tăng 7,3% so với cuối năm 2013. Một số ngành có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước như khí thiên nhiên, bia, xi măng có sản lượng sản xuất tăng trưởng thấp, thậm chí giảm so với cùng kỳ như than, khí hóa lỏng, thuốc lá, xe máy… Chi sô hang tôn kho tăng 13,4%, cao hơn so vơi 2013.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, tỷ lệ thất nghiệp chung theo báo cáo có giảm nhưng thực chất là do lao động ở khu vực chính thức đã phải chuyển sang làm việc trong khu vực phi chính thức. Đồng thời nhiều lao động thiếu việc làm, không có việc làm thường xuyên, thu nhập thấp và thiếu ổn định. Năng suất lao động xa hôi thâp va có xu hướng tăng chậm lại. Đời sống một bộ phận lơn công nhân, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số còn hết sức khó khăn.
Theo_An ninh thủ đô
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý căn cơ tình trạng di dân tự phát
Sáng 17/9, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tọa đàm "Di dân tự phát - Thực trạng và giải pháp bố trí lại dân cư theo hướng phát triển bền vững". Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc -Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng, những năm gần đây, tình trạng di dân tự phát giảm, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Số lượng di dân tự do ở khu vực Tây Bắc vào địa bàn Tây Nguyên có nguyên nhân chính là vì lý do kinh tế. Người dân di chuyển từ vùng kém phát triển, điều kiện sản xuất khó khăn sang những nơi thuận lợi hơn.
Nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát, bố trí lại dân cư theo hướng phát triển bền vững, một số giải pháp được các đại biểu đề xuất như tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là ở vùng kinh tế khó khăn; tăng cường quản lý Nhà nước về dân cư; rà soát cụ thể, phân loại các đối tượng di dân để quy hoạch sắp xếp lại...
Di dân tự phát để lại nhiều hệ luỵ đối với kinh tế xã hội.
Trước mắt, khuyến nghị đưa ra là cần ưu tiên đầu tư cho những địa bàn khó khăn để đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, bố trí các nguồn vốn để thực hiện các dự án đã được Chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế cho người dân, nhất là những vùng có tiềm ẩn nguy cơ di dân cư tự do cao.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định di cư tự phát là một trong những vấn đề lớn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Chính phủ đã và đang chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội tại các khu vực miền núi khó khăn, tạo điều kiện ổn định đời sống cho đồng bào, góp phần hạn chế tình trạng di cư tự phát, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Những chương trình nổi bật như giải quyết vấn đề sản xuất, nước sinh hoạt, nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các chương trình giảm nghèo. Với cố gắng đó, số hộ di dân tự do, đặc biệt là Tây Bắc, Tây Nguyên đã giảm hẳn so với trước đây.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, tình trạng phá rừng còn xảy ra ở những vùng di dân tự do, việc bố trí vốn xây dựng hạ tầng nơi dân đến còn thiếu nhiều.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh để giải quyết vấn đề di dân tự do cần giải pháp đồng bộ trong đó, đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, động viên người dân không rời bỏ làng quê và nếu di cư phải có tổ chức, theo kế hoạch của Nhà nước.
Đồng thời, các địa phương cần tập trung đẩy mạnh triển khai các giải pháp xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm lo cho người dân an cư lập nghiệp để người dân không muốn đi, dù còn khó khăn.
P.Thảo
Theo dantri
Kiểm toán phải góp phần phòng, chống tham nhũng Ngày 15-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi). Chiều 15-8, phiên họp thứ 30 của UBTVQH đã bế mạc. Về dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) (sửa đổi), Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn nhận...