9 tác hại khôn lường của thói quen nhai đá lạnh
Nhiều người có niềm “đam mê” ngậm và nhai đá lạnh, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây những tác hại khôn lường.
Dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng: Việc ăn đá lạnh nghe có vẻ vô hại, nhưng nếu nó trở thành một thói quen mà bạn làm trong vô thức, đó có thể là một dạng của hội chứng pica. Pica là chứng rối loạn khiến bạn thèm ăn những thứ không phải thức ăn, như tóc, keo, đá lạnh, bụi, hay những thứ tệ hơn thế nữa.
Làm nứt men răng: Thói quen nhai đá lạnh có thể làm mòn men răng, về lâu dài có thể làm răng bị vỡ, nứt. Nếu nghiêm trọng, bạn thậm chí có thể phải dùng liệu pháp tủy răng để điều trị.
Khiến răng nhạy cảm: Nhai đá lạnh còn khiến răng bị nứt mẻ, gây sâu răng và sưng đau cơ hàm. Chuyên gia cũng cảnh báo rằng nhai đá lạnh có thể khiến răng trở nên cực kỳ nhạy cảm, ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh.
Video đang HOT
Gây nhiễm trùng nướu: Khi nhai đá lạnh, nướu của bạn rất dễ bị tổn thương do các cạnh cứng và sắc của đá, dẫn đến viêm nướu hoặc nhiễm khuẩn nướu. Thay vì nhai đá, bạn nên ngậm cho đá tan dần hoặc nhai những thực phẩm mềm như kẹo cao su không đường.
Có thể là dấu hiệu thiếu khoáng chất: Nhai những thứ không có giá trị dinh dưỡng như đá lạnh có thể là dấu hiệu của chứng thiếu máu thiếu sắt. Các chuyên gia đặt ra giả thuyết rằng tác dụng làm mát của đá có thể tăng cường lưu thông máu lên não.
Có thể liên quan đến các vấn đề về cảm xúc: Chứng pica (thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm) cũng có thể là dấu hiệu của căng thẳng, rối loạn cảm xúc, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và nhiều vấn đề về tinh thần khác.
Có thể là dấu hiệu rối loạn ăn uống: Một số người khi cố gắng ăn kiêng sẽ chọn nhai đá lạnh để đỡ “buồn miệng”. Việc này có thể khiến bạn mất đi lượng dưỡng chất và calo cần thiết, và có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn.
Có thể là dấu hiệu của căng thẳng nghiêm trọng: Nếu bạn thấy mình luôn tìm đến dã lạnh khi lo lắng hoặc căng thẳng, điều đó cho thấy bạn đang coi việc nhai đá như một cách xả stress. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh tâm lý nghiêm trọng hơn.
Có thể là dấu hiệu của chứng viêm: Thiếu một số dưỡng chất có thể dẫn đến viêm nướu hoặc lưỡi, và việc nhai đá có thể làm dịu cảm giác khó chịu, nhưng lại gây tác dụng phụ. Tác dụng giảm đau của đá lạnh rất ngắn, do đó bạn nên tìm ra nguyên nhân gốc rễ của chứng viêm và gặp nha sĩ để được điều trị triệt để./.
Răng ê buốt, trị thế nào?
Răng của tôi rất kém, ăn chua, ngọt, nóng, lạnh đều bị ê buốt. Xin hỏi vì sao răng ê buốt và tôi nên làm gì để giảm tình trạng này?
Bùi Thị Ngà (Bắc Giang)
Ảnh minh họa
Răng bị ê buốt khi ăn đồ ngọt, chua, nóng, lạnh... được gọi là răng nhạy cảm. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng răng nhạy cảm là ngà răng bị lộ.
Bình thường ngà răng sẽ được bao bọc và bảo vệ bởi lớp men răng. Tuy nhiên, khi ngà răng bị lộ thì chúng sẽ tiếp xúc với với thức ăn cũng như các đồ uống khiến răng có cảm giác ê buốt và lung lay, thậm chí có những cơn đau nhức đến tận chân răng.
Việc bị tổn thương cũng như sự mòn răng có thể khiến lớp men răng bị giảm đi phần nào cùng với đó là ngà răng mang theo các ống thần kinh bị nhô ra phía ngoài.
Đó chính là lý do mà khi tiếp xúc với từng mức nhiệt trong lúc ăn hay uống sẽ gây kích thích các dây thần kinh gây cảm giác đau cũng như là khó chịu.
Bên cạnh đó thì chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây nên răng nhạy cảm. Chẳng hạn như tình trạng sâu răng, tụt lợi, thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách, thói quen ăn uống không khoa học...
Ngoài ra, tình trạng nghiến răng hoặc cắn răng trong lúc ngủ cũng là nguyên nhân khiến răng bị nhạy cảm. Để làm giảm tình trạng răng bị ê buốt thì việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc bạn cần làm bây giờ là nên đến nha sĩ để được chẩn đoán cũng như được định hướng cách điều trị phù hợp nhất.
Hội chứng khiến nhiều người thèm ăn kim loại, bùn đất Khi mắc hội chứng này, người bệnh thích ăn đất, cát, đinh vít, tóc, thay vì thực phẩm. Bùn đất, kim loại, tóc hay sỏi, miếng vải đều là những đồ vật quen thuộc với chúng ta và không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người biến nó thành thức ăn, thậm chí món khoái khẩu. Họ đều mắc chung một...