9 tác hại khi trẻ thiếu ngủ
Những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài học ở trường hoặc tập trung vào nhiệm vụ của mình thường bị hiểu sai là do mắc rối loạn tăng động và rối loạn sự tập trung (ADHD).
Nhưng thực sự nếu quan sát kỹ hơn sẽ thấy nhiều trẻ khó tập trung do thiếu thời gian nghỉ ngơi hoặc ngủ. Các bậc cha mẹ thường không nhận ra điều này.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến cả gia đình. Trẻ em ở tuổi đi học cần ngủ ít nhất 10-12 giờ mỗi ngày. Bài tập ở nhà, hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động sau giờ học, xem TV, máy tính, trò chơi video và sự bận rộn của cha mẹ có thể góp phần khiến trẻ thiếu ngủ.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy tác động của việc trẻ thiếu ngủ có thể khiến chúng dễ dàng mệt mỏi vào ban ngày, khó khăn trong việc tập trung, dễ nổi cáu và thất vọng, và khó điều chỉnh cảm xúc. Và sau đây là một loạt các hậu quả gây ra cho trẻ do việc thiếu ngủ:
1. Ngủ trong lớp. Đây là một phản ứng tự nhiên là nếu một đứa trẻ ngủ ít vào ban đêm, hệ quả là sẽ ngủ trong lớp học ngày hôm sau. Điều này khiến trẻ bị thiếu thông tin bài học do giáo viên đưa ra. Trẻ em sẽ không tỉnh táo và đủ năng lượng trong cả ngày.
2. Thiếu tập trung. Thiếu ngủ sẽ gây ra mệt mỏi ở trẻ em và trẻ không thể tập trung tốt vào bài học quan trọng.
Video đang HOT
3. Gắt gỏng. Thiếu ngủ có thể gây khó chịu hoặc hành vi của trẻ em có xu hướng hiếu động, gây khó khăn cho việc học ở trường.
4. Giảm chỉ số IQ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng người bị mất ngủ thì trí thông minh bị giảm sút. Họ cũng có thể có điểm số điểm thấp hơn ở trường học và có thể không thể phát triển mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Các chuyên gia cho rằng giấc ngủ có thể bảo vệ bộ nhớ khỏi chứng rối loạn bộ nhớ. Trẻ càng ngủ nhanh sau khi học thi, càng có nhiều khả năng nhớ bài khi đi thi.
5. Vấn đề cảm xúc. Thiếu ngủ có thể làm tăng các hormone cortisol gây căng thẳng. Kết quả có thể xảy ra các vấn đề liên quan đến trầm cảm và lo âu. Điều này có thể làm cho trẻ cảm thấy buồn, giận dữ, mệt mỏi, lo lắng và thậm chí sinh bệnh. Bởi vì chỉ là một đứa trẻ, nên rất khó để trẻ có thể biết làm thế nào để xử lý các cảm xúc tiêu cực. Trẻ em chỉ có thể khóc, mất hy vọng và sự tự tin.
6. Vấn đề cân nặng. Một nghiên cứu của Trường Y tế Johns Hopkins Bloomberg phát hiện ra rằng thiếu ngủ có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ em. Được biết, cứ mỗi giờ ngủ thêm ở trẻ em, nguy cơ thừa trọng lượng giảm 9%. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 92% trẻ em thiếu ngủ nhiều khả năng bị béo phì khi trưởng thành hơn những người ngủ đủ giấc.
7. Khó suy nghĩ một cách logic. Thiếu ngủ dẫn đến kiệt sức và có thể giết chết khả năng suy nghĩ một cách hợp lý. Suy nghĩ tích cực rất quan trọng đối với một đứa trẻ có thể suy nghĩ một cách logic. Tất cả những bài học trẻ em học ở trường có thể bị lãng quên do thiếu ngủ.
8. Mầm mống gây ADHD. Một nghiên cứu được Đại học Michigan tiến hành được công bố trên tạp chí Nhi khoa phát hiện ra rằng ngưng thở khi ngủ, ngáy ngủ và rối loạn giấc ngủ góp phần gây chứng ADHD ở trẻ em. Phụ huynh của trẻ em bị chứng này thường đánh giá của con em họ yếu và hay có cảm giác bồn chồn trong giấc ngủ. Thậm chí trong một số trường hợp, những trẻ em này thường xuyên thức dậy vào ban đêm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
9. Bệnh tiểu đường. Đây là một tác động bất lợi của tình trạng thiếu ngủ ở trẻ em. Mất ngủ ở trẻ em ảnh hưởng đến sự hấp thu glucose. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, ngủ thiếu hai giờ mỗi đêm trong một tuần có thể tăng khả năng kháng insulin, do đó tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Nguy cơ béo phì do thiếu ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường type 2 sau này.
Theo VTC
10 cách để 'phản công' stress
Stress luôn là kẻ thù nguy hiểm phải đề phòng.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng stress có thể gây ra nhiều căn bệnh về tâm thần kinh (như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm...); bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực...); bệnh về tiêu hóa (viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng...); bệnh về tình dục (giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau); bệnh phụ khoa (rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...); bệnh về cơ khớp (co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy...); toàn thân suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.
Nhưng thực tế lại không quá khó để chiến thắng stress nếu bạn luôn hành động theo đúng 10 nguyên tắc sau đây:
- Luôn tạo cho mình một niềm vui vì nụ cười luôn là liều thuốc bổ. Khi cần thiết phải giảm cường độ lao động cả về thể lực và trí lực. Hãy tạo cho mình cơ hội nghỉ ngơi tích cực như tham quan, du lịch...
Luôn tạo cho mình một niềm vui vì nụ cười luôn là liều thuốc bổ (ảnh minh họa)
- Không thụ động trước hoàn cảnh. Vì như thế sẽ rất dễ dẫn đến stress. Cần hạn chế hoặc loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến "giọt nước làm tràn ly" trong cuộc sống. Cần phải thích nghi với hoàn cảnh sống và sinh hoạt, lao động.
- Chuyên cần tập thể dục, chơi thể thao... để quên đi phiền muộn. Tập một số động tác nhẹ nhàng, tập thở bụng hoặc xoa bóp, bấm huyệt... để thư giãn bất cứ lúc nào, ngay tại phòng làm việc hoặc trên giường ngủ.
- Tập thư giãn cả thể xác và tinh thần. Thiền sẽ giúp chúng ta cách ly với thế giới xung quanh trong trạng thái thư giãn sâu của thể xác và tinh thần.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi. Chú trọng bữa ăn sáng để cung cấp dinh dưỡng cho một ngày làm việc. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia. Chè và sô-cô-la... sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi và sẽ tỉnh táo hơn.
Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi (ảnh minh họa)
- Hãy tạo giấc ngủ sâu, ngủ đủ, ngủ đúng giờ.
- Coi stress là tác nhân để thích nghi, là một biện pháp giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh sống.
- Tăng cường các quan hệ bạn bè. Được tâm sự là một hình thức giải tỏa stress tích cực. Từ chối những cuộc tiếp xúc có thể gây phiền muộn cho mình. Quan hệ bạn bè, sự tương trợ xã hội là công cụ mạnh mẽ đấu tranh stress.
- Không đòi hỏi quá khả năng của chính bản thân mình bởi con người luôn có giới hạn nhất định.
- Nếu có bệnh cần được khám bệnh, điều trị kịp thời. Thầy thuốc sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe chống lại stress, khắc phục hậu quả của stress.
Phải nhớ rằng stress luôn là kẻ thù nguy hiểm phải đề phòng, tránh xa nó để có cuộc sống vui vẻ, thoải mái.
Bác sĩ Thanh Tâm (Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội)
(Theo Người lao động)
Biểu hiện của chứng rối loạn mất tập trung và tăng động Rối loạn mất tập trung và tăng động có biểu hiện: suy nghĩ cứ lướt qua, không đọng lại trong bộ nhớ (thiếu tập trung), liên tục chuyển từ hoạt động dang dở này sang hoạt động dang dở khác (tăng động). Một số điểm cần chú ý Ví dụ rối loạn mất tập trung và tăng động (ADHD = attension deficid and...