9 sự thật về tựa game Mario “hái nấm” huyền thoại sẽ khiến bạn phải giật mình
Đừng nghĩ mình từng là “cao thủ hái nấm” chơi Mario mà kiêu căng nhé, thử xem bạn có biết hết những điều này không.
Mario là trò chơi có lẽ đã gắn liền với tuổi thơ của gần như bất kỳ ai thuộc thế hệ 9X trở về trước, khi mà công nghệ trò chơi chúng ta biết còn đang tồn tại trên những chiếc máy tính cồng kềnh đời cũ, hay thậm chí là máy chơi game dùng băng đĩa cổ điển. Những giây phút đó, tuy không thể nào sánh được với cảm giác sử dụng các trò chơi đồ họa cao như bây giờ, nhưng sẽ là những kỷ niệm “nhẵn mặt” không thể nào quên của mỗi người.
Thế nhưng đừng tưởng rằng mình là “vua phá đảo” trò Mario mà bạn đã biết được hết mọi bí mật và góc khuất đằng sau nó nhé. Vẫn còn hàng loạt những điều mà cả những người gạo cội nhất cũng không dám vỗ ngực ra khoe đâu.
1. Mario có “nghề” gốc là… thợ mộc.
Trước khi sáng tạo nên tựa game Mario, nhân vật và tạo hình của anh chàng này đã xuất hiện trong game Donkey Kong, tay cầm búa, nhảy qua các chướng ngại vật, và cũng có nhiệm vụ đi giải cứu công chúa khỏi sự giam giữ của một con khỉ đột to lớn.
2. Bụi cây và đám mây là một!?
Đúng thế, nếu bạn để ý kỹ – mà thường là không – thì tạo hình thiết kế đồ họa của bụi cây xanh trên đường và mây trắng là hoàn toàn y hệt nhau, chỉ khác duy nhất về màu sắc và cách tạo bóng mà thôi.
3. Tạo hình Mario xuất phát từ khiếm khuyết công nghệ.
Khi cố gắng đưa ra quyết định cuối cùng về tạo hình nhân vật Mario, các nhà thiết kế đã gặp rất nhiều khó khăn với trình độ công nghệ lúc đó. Cho nên, họ đã dùng một vài mánh để nhấn mạnh các đặc điểm chi tiết trên người: Mario có ria vì họ không thể vẽ được một khuôn mặt với mũi miệng đủ rõ; đội mũ vì đồ họa chất lượng kém không thể vẽ tóc; trang phục được chọn là áo liền quần với các màu phân chia từng vùng như vậy để người chơi biết được đâu là tay, đâu là chân của Mario.
Quả là nỗi khổ của game 8-bit ngày xưa, chứ đâu được HD hay 4K như bây giờ!
Video đang HOT
4. Kẻ thù đầu tiên lại được tạo ra cuối cùng.
Những con “đầu nấm” màu nâu chậm chạp, chỉ cần nhảy lên một lần là đã tiêu diệt được mà xuất hiện ngay đầu game thực ra lại được tác giả thêm vào cuối cùng trước khi hoàn thiện trò chơi – nhằm để “luyện tay” cho người chơi một chút trước khi bước vào những ải khó hơn.
Và thực ra nó không phải là những con “đầu nấm” như chúng ta thường nghĩ, mà chúng được lấy cảm hứng từ những quả bóng biết đi, chỉ đơn giản là họ vẽ thêm chân vào mà thôi.
5. Nhạc nền Mario lọt vào Billboard trong 125 tuần liền.
Với tiêu đề “Ground Theme”, viết nên bởi nhà soạn nhạc Koji Kondo làm việc cho Nintendo, bản nhạc nền kinh điển ai cũng nhận ra này đã được ưa chuộng liên tục trong gần nửa năm như vậy đó.
6. “Nấm lớn nhanh” là có thật?
Vật phẩm nấm có tác dụng giúp Mario lớn hơn trong game thực ra được lấy cảm hứng từ một loại nấm thật ngoài đời, và nếu ăn phải, chúng sẽ cho bạn ảo giác như thể mình vừa cao hơn tầm chục cm nữa vậy.
7. Mario suýt là tựa game băng đĩa cuối cùng.
Với tên gọi hoàn chỉnh là Super Mario Bros., lẽ ra đây là sản phẩm cuối cùng được làm ra trên nền tảng đĩa băng cắm vào máy chơi game, nhưng vì thành công nổi bật làm mưa làm gió của nó nên Nintendo đã gắn bó với thể loại này thêm tầm 20 năm nữa, rồi mới quyết định chuyển sang hẳn định dạng game làm trên đĩa mềm.
8. Dung lượng game Mario còn không bằng 1 tấm ảnh.
Khó tin nhưng đúng là vậy, vì game Mario 8-bit này chỉ nặng có 32KB mà thôi, đến nỗi mà ảnh chụp màn hình lại khi đang chơi trò chơi còn lớn xấp xỉ gấp 3 lần cả trò chơi nữa luôn.
9. Luigi có thật sự là anh em sinh đôi của Mario?
“Người anh em” Luigi về sau xuất hiện thực ra có nguồn gốc khá thú vị, khi mà tên họ của Luigi có nguồn gốc từ một chữ trong tiếng Nhật, phiên âm là “Ruji”, và có nghĩa là “giống nhau”. Cũng phải thôi, cả Luigi và Mario trông gần như y hệt nhau trừ màu áo ra mà.
Theo GameK
Kể cả 100 năm nữa thì dòng game này vẫn luôn hút khách, đặc biệt là với game thủ Việt
Cứ nhớ lại những lần nhảy nhót loạn xạ để tránh đám robot tấn công trong Mega Man (Rockman) mà xem, lúc thì vui nhộn, lúc lại hóc búa hết cỡ.
Phải thừa nhận rằng, trong vô số tựa game "cổ" ngày trước, những cái tên đáng nhớ nhất vẫn là: Mortal Kombat, Street Fighter, Contra, Mario... Chúng đều đại diện cho một dòng game mà dù có qua bao nhiêu thế hệ đi nữa thì nó luôn là điểm đến không thể bỏ lỡ cho bất kỳ người chơi nào - hành động màn hình ngang (side-scrolling). Cho đến nay, mặc cho sự hoành hành của những tượng đài FPS, MOBA, RPG... thì hành động màn hình ngang vẫn được vô số game thủ trên khắp thế giới ngóng đợi và yêu thích.
Những tựa game hành động màn hình ngang từ lâu đã trở thành ký ức khó quên của game thủ Việt
Ở Việt Nam, có lẽ trào lưu hành động màn hình ngang được thịnh hành nhất chính là khi xuất hiện những hệ máy console đầu tiên (SNES, TurboGrafx-CD, PS1, PS2). Lúc bấy giờ, việc sở hữu một dàn máy PC "hịn" còn chẳng sung sướng bằng việc lặn lội ra hàng điện tử mỗi ngày để được hò reo cùng đám bạn bè trong xóm. Mỗi màn chơi không chỉ là những thử thách của di chuyển, tung kỹ năng mà còn là vô số lần ức chế chỉ vì thằng chiến hữu suốt ngày tìm cách "kéo màn hình".
Việc sở hữu một dàn máy PC cũng chẳng vui bằng hò hét cùng bọn chiến hữu đi "phá đảo"
Không như những tựa game 3D xoay 360 độ hiện nay, hành động màn hình ngang chỉ có một góc nhìn duy nhất, bản đồ sẽ tự trải dài theo mỗi bước di chuyển của người chơi. Cái hay của dòng game này chính là những chướng ngại vật. Một tựa game màn hình ngang hay, được nhiều người yêu thích phải là cuộc phiêu lưu cam go, gay cấn nhưng cũng đậm tính giải trí. Cứ nhớ lại những lần nhảy nhót loạn xạ để tránh đám robot tấn công trong Mega Man (Rockman) mà xem, lúc thì vui nhộn, lúc lại hóc búa hết cỡ.
Gameplay của dòng game màn hình ngang khá đơn giản nhưng rất dễ gây nghiện
Đến cuối những năm 90, khi làn sóng chiến thuật thời gian thực (RTS) và nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG) bùng nổ, hành động màn hình ngang buộc phải nhường lại ngôi vị đỉnh cao. Thế nhưng, để không bị rơi vào quên lãng, nó tự tách ra thành vô số những phân khúc riêng để phù hợp với từng nhóm người chơi nhất định. Cho đến nay, đã có rất nhiều tựa game thuộc thể loại này ra đời trên console, PC và cả mobile nữa.
Vào cuối những năm 90, sự bùng nổ của RTS và MMORPG đã khiến hành động màn hình ngang phải nhường lại vị thế độc tôn
Các nhà sản xuất game bắt buộc phải thay đổi để thích nghi. Để giữ vững vị thế trong làng game, họ phải đầu tư cho sản phẩm của mình nhiều hơn nữa. Từ việc nâng cấp nền tảng đồ họa, tăng cường các tác động vật lý hay gần đây nhất, vào năm 2013, dòng game hành động màn hình ngang đã bứt phá đáng kinh ngạc khi lấn sân sang thị trường game online. Không còn gói gọn trong việc so tài trực tiếp với đối thủ ngồi cạnh bên, giờ đây, hàng triệu người chơi trên khắp thế giới có thể vô tư "bem nhau" tới sáng mà chẳng còn phải chịu rào cản nào nữa.
May thay, đến năm 2013, sản phẩm Dungeon Fighter từ Hàn Quốc đã bứt phá, đưa dòng game này một lần nữa đến với người chơi trên khắp thế giới
Một thế mạnh của hành động màn hình ngang chính là vấn đề tương thích trên các hệ máy. Nếu như "bê" nguyên một tựa game bắn súng sang dòng game mobile, chắc chắn sẽ gặp không ít trở ngại về việc di chuyển, nhắm súng... Nhưng, nếu làm phiên bản mobile của Street Fighter thì sẽ khả thi hơn rất nhiều so với Dota 2 Mobile (nếu có). Thậm chí, việc tung combo trên một chiếc máy điện thoại di động so với tay cầm điện tử nhiều khi còn nhanh nhạy và tiện lợi hơn hẳn.
Rõ ràng, việc chuyển thể dòng game này sang thiết bị di động có tính khả thi hơn cả
Vì lý do này, đi cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thế hệ smartphone, dòng game hành động màn hình ngang cũng nhanh chóng xuất hiện với một diện mạo mới cuốn hút hơn cả. Đã có vô số cái tên nổi bật xuất hiện: Jets'n'Guns, Rayman, Super Mario Run, Vector... và gần đây nhất còn có một tựa game mới ra mắt tại Việt Nam: Dragon Blade (Săn Rồng Online).
Vào 10h00 sáng ngày 06/10/2017, Săn Rồng Online - game 3D PK chuẩn MapleStory đã chính thức ra mắt cộng đồng game thủ Việt. Ngay từ những thông tin đầu tiên hé lộ, tựa game này đã khiến vô số người chơi thích thú nhờ gameplay chiến đấu side-scrolling (màn hình ngang) độc đáo. Dòng game này chẳng còn xa lạ với những game thủ kỳ cựu từng đắm chìm trong MapleStory, Dragonica hay hàng loạt tượng đài game console ngày trước. Chính nhờ khác biệt hoàn toàn so với nhiều game nhập vai khác, dễ hiểu vì sao dù đã qua 3 ngày ra mắt nhưng Săn Rồng Online vẫn đón nhận lượng người chơi mới đông đảo đến vậy.
Săn Rồng Online và rất nhiều sản phẩm cùng loại khác sẽ một lần nữa đem lại vị thế năm nào cho hành động màn hình ngang
Với lối chơi đơn giản nhưng dễ gây nghiện, những sản phẩm này nhanh chóng chiếm được cảm tình của người chơi tại nhiều thị trường khó tính nhất. Có thể thấy, dù đã khá nhiều tuổi nhưng dòng game hành động màn hình ngang vẫn có sức hút khó cưỡng của riêng mình. Săn Rồng Online nói riêng và rất nhiều tựa game cùng thể loại khác chắc chắn sẽ là những nhân tố quan trọng để đưa hành động màn hình ngang đến với đông đảo người chơi hơn nữa.
Theo GameK
Không thể tin nổi, Mario làm nghề thợ sửa ống nước bấy lâu nay chúng ta tin tưởng hóa ra lại là lừa dối! Có lẽ chúng ta sẽ không thể gọi Mario là thợ sửa ống nước nữa, mà là thợ sửa ống nước... đã nghỉ hưu rồi! Từ trước đến nay chúng ta cứ tưởng rằng Mario là một anh chàng thợ sửa ống nước, theo như những gì game miêu tả. Có vẻ như thời kỳ ấy, Nintendo thực sự chưa quan tâm đến...