9 sự thật thú vị về siêu phẩm phim truyền hình Tây Ban Nha ‘Money Heist’
Bộ phim Money Heist suýt nữa đã không được công chiếu và được xem là một thất bại cho đến khi Netflix xuất hiện
Trailer Money Heist
Trong thời điểm đại dịch COVID-19 đang bùng nổ trên khắp các quốc gia trên thế giới thì mọi người còn tập trung vào một điểm nóng nữa đó là siêu phẩm Money Heist. 9 sự thật dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ nếu đã xem những tập mới nhất của siêu phẩm này.
Bộ phim suýt nữa là không thể ra mắt trước khi được công chiếu trên Netflix
Ở mùa 1, siêu phẩm này có tên là La Casa de Papel và công chiếu tại nước mẹ đẻ – Tây Ban Nha. Từ những tập đầu tiên bộ phim đã thu hết 4,5 triệu lượt xem trên kênh Antena 3. Tuy nhiên không biết vì nguyên nhân gì mà lượng khán giả tuột dốc không phanh. Chính vì người xem không còn nhiều nên đạo diễn và diễn viên đã chấp nhận đây là một thất bại trong màn ảnh cho đến khi Netflix mua lại. Netflix là vị cứu tinh của La Casa de Papel, bộ phim được thêm vào danh sách công chiếu và đổi tên thành Money Heist ở Hoa Kỳ. Khi xuất hiện trên Netflix và được đổi tên thì Money Heist trở thành một trong những bộ phim ăn khách nhất.
Toàn bộ cảnh ở mùa 1 đều được quay tại Tây Ban Nha
Khi xem bộ phim chúng ta luôn thấy những cảnh phim quốc tế nhưng đoàn làm phim chưa từng rời khỏi mảnh đất mẹ đẻ Tây Ban Nha trong suốt mùa 1. Những cảnh quay quốc tế mà chúng ta vẫn thấy đó được dựng lên bởi hậu cần chuyên nghiệp và rất nhiều CGI. Hiện nay Money Heist là một trong những bộ phim ăn khách nhất của Netflix nên ngân sách đã tốt hơn rất nhiều, đoàn làm phim có thể bay ra những địa điểm quốc tế mà mình muốn quay để ghi hình.
Money Heist là bộ phim được xem nhiều nhất tại 6 quốc gia trên Netflix
Theo như thống kê của Netflix thì Money Heist là loạt phim được xem nhiều nhất tại Pháp, Ý, Brazil, Argentina, Chile, Bồ Đào Nha. Ngoài 6 quốc gia này thì bộ phim còn có một lượng khán giả khá đông đảo ở Trung Đông, Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ.
Kịch bản được xây dựng và bổ sung liên tục trong suốt quá trình quay phim
Chúng ta thường nghĩ rằng để quay một bộ phim thì đạo diễn cũng như biên kịch phải có kịch bản từ trước và đã được kiểm duyệt, bổ sung rồi mới đưa vào ghi hình. Nhưng Money Heist lại khác, với các cảnh thoát hiểm phức tạp và khó đến kinh người như vậy nhưng lại không được xây dựng từ trước. Đoàn làm phim và biên kịch đã viết kịch bản ngay khi đang quay, bổ sung những ý tưởng mới khi một ai đó nảy ra. Nếu làm được điều này thì nhà biên kịch có thể hiểu kịch bản một cách rõ ràng và điều chỉnh hướng đi tốt hơn. Chính vì thế nếu diễn viên, đạo diễn hoặc bất kì một người nào đó nắm bắt được một điểm gì đó đáng chú ý và có thể giúp bộ phim trở nên ấn tượng hơn thì có thể thay đổi luôn theo hướng đi mới đó.
Thuê một chuyên gia để tái hiện cảnh cướp tiền nhà băng được chân thật nhất
Khi xem đến phân cảnh này chúng ta sẽ thực sự bất ngờ về độ chuyên nghiệp cho đến chất liệu thực tế. Từ việc đột nhập vào một hầm chứa đầy nước cho đến bắt giữ con tin để uy hiếp không chỉ có mình việc là quay. Bộ phận hậu cần đã làm việc hết công suất cho cảnh quay này, họ đã nghiên cứu rất lâu và nhiều để làm cho cảnh cướp đảm bảo được thực tế nhất có thể. Money Heist đã bỏ tiền và thuê một chuyên gia về hàng hải cùng với đó là vài người sợ kim loại để giúp thiết kế lại phòng ốc và tìm ra một cách dễ nhất để nấu chảy vàng trong ngân hàng và đưa nó ra ngoài ngân hàng. Kế hoạch đột nhập được cố vấn bởi chuyên gia thì thực sự là thành công mỹ mãn.
Hai cảnh khó ghi hình nhất trong Money Heist nhưng vẫn có thể khiến người xem thỏa mãn
Trong tất cả các cảnh phim thì có hai cảnh khó quay hơn tất cả đó là ném tiền và lặn dưới nước. Khi Denver (do Jaime Lorente thủ vai) đã lấy cắp vàng của Ngân hàng Tây Ban Nha khi ở dưới nước và cả đội phải ném tiền vào khoảng không của một quảng trường công cộng đông đúc. Được biết để có được một hầm chứa đầy nước như vậy thì đoàn làm phim đã phải làm bối cảnh và quay trong một chiếc xe tăng dành riêng cho làm phim đặc biệt ở Vương quốc Anh.
Nhưng trong khi xây dựng thì những viên gạch làm bằng bọt chúng sẽ nổi lển và cần được dính lại và khoan xuống. Để có được cảnh quay hoàn hảo này thì hậu cần và đoàn làm phim đã tốn khá nhiều chất xám. Tiếp theo đó là cảnh rải tiền trên không, đây là một điều thực sự khó và thử thách lớn cho đoàn làm phim. Không chỉ phải tung tiền theo ý muốn của đạo diễn mà còn phải có thời tiết đẹp, phù hợp, được biết để có cảnh quay này thì họ đã phải ghi hình đi hình lại hàng trăm lần và mãi mới có thể có được cảnh ưng ý.
Hai fan cứng của phim là Stephen King và Neymar
Khi bộ phim được Netflix mua lại và trở thành loạt phim ăn khách nhất thì đã có những cái tên cũng hưởng ứng. Một trong số đó là nhà văn kinh dị Stephen King và cầu thủ bóng đá người Brazil – Neymar. Neymar cuồng bộ phim đến mức đã cameo vào luôn trong phim chứ không còn là fan cứng cổ vũ và ủng hộ bên ngoài.
Giáo sư không phải là một người thành công
Nhà sản xuất phim đã giải thích rằng Giáo sư là một kẻ thua cuộc chứ không phải là một người thành công. Đa số người xem nghĩ rằng anh ta là một học giả có hơi chút vụng về, thích dạy một lớp học hơn là việc đi tán gái. Nhưng quá là liều lĩnh nếu để cho một người như vậy lãnh đạo một vụ trộm thế kỷ mang tính lịch sử như thế này, chính điểm này đã làm cho Money Heist trở nên hot hơn bao giờ hết. Sự cống hiến hết mình của Giáo sư về độ chính xác của phi vụ trộm tiền khiến anh ta trở nên khá là đáng tin và tài giỏi.
Bella Ciao – bài hát ám ảnh trong Money Heist
Sự ám ảnh trong loạt phim hầu như không phải là những cảnh bắn nhau mà khoảnh khắc khiến ta cảm thấy ám ảnh nhất đó là bài hát Bella Ciao. Trong mùa 1, khi nhóm lần đầu tiên thấy bụi bẩn quá nhiều ở nhà In của Tây Ban Nha thì họ đã bắt đầu hát những giai điệu của Bella Ciao. Bài hát được viết bằng tiếng Ý, thể hiện sự hy vọng rằng họ có thể trốn thoát với số tiền đó trong Money Heist. Đó là lần đầu tiên Bella Ciao xuất hiện, lần thứ 2 là khi Giáo sư buồn bã hát với người anh em của mình Berlin.
Sau đó thì bài hát trở thành một biểu tượng chiến thắng của các cuộc biểu tình và nổi loạn. và vụ cướp thế kỷ hư cấu trong Money Heist đã được bài hát truyền cảm hứng, nó đã truyền cảm hứng cho những người biểu tình thực sự. Trong thực tế, ở thế chiến thứ 2 thì Bella Ciao được sử dụng cho cuộc biểu tình kháng chiến chống phát xít ở Ý.
Bạch Dương
Money Heist: Vì sao lại gây nghiện đến thế ? ( Phần 2 )
Money Heist hay tên gọi gốc LA CASA DE PAPEL là một món trang sức quý giá của điện ảnh hiện đại, và nếu chưa một lần được xem qua tác phẩm Tây Ban Nha xuất sắc này, trải nghiệm điện ảnh của bạn vẫn chưa thể nào trọn vẹn.
Tiếp tục từ câu chuyện đang dang dở ở phần 1...
Một xã hội thu nhỏ
Tuy lấy bối cảnh là một vụ cướp ngân hàng với các cảnh chiến đấu súng đạn là yếu tố cần thiết, nhưng có thể nói, Money Heist đã đem đến những cái nhìn sâu sắc nhưng rất riêng biệt cho tuyến nhân vật dày đặc một cách rất tròn trịa, không hề dẫm đạp lên nhau.
Những nhân vật được xây dựng tròn trịa là tác nhân cho thành công của phim
Thủ lĩnh bên trong Berlin là một kẻ gia trưởng yêu bản thân một cách thái quá chỉ còn vài tháng để sống vì căn bệnh hiếm, hắn còn đại diện cho nạn phân biệt giới tính vẫn còn tồn đọng ở xã hội phát triển. Cô nàng hiếu chiến " Tokyo " thì bất cần và thèm khát vọng dục chẳng thể nào chịu sống mãi một môi trường yên ả, vắng bóng sự ồn ào, ở Tokyo là cái tôi cao hiện diện - nguyên nhân chính cho sự cãi vã và những lần đẩy cả team vào hoàn cảnh éo le. Nhưng theo mạch phát triển nhân vật, Tokyo dần cho thấy cô thực sự sở hữu một trái tim nóng cùng lòng nhân hậu lớn. Thành viên nữ khác được yêu thích là Nairobi, người kém điên nhất trong băng cướp, từng ngày vẫn để nỗi đau mất con dằn vặt, ở cô là một biểu tượng nữ quyền được gài gắm một cách công khai của ekip sản xuất, được xây dựng như một người phụ nữ mạnh mẽ, có thể đấu khẩu mọi lúc với những ai có suy nghĩ sai lệch về cô.
Kẻ cướp nhưng đi dạy con tin về cách vùng lên mạnh mẽ
Rio thì đơn giản là một cậu nhóc với tình yêu mù quáng nhưng đây lại chính là bước ngoặt để cậu trưởng thành. Denver hài hước, dễ bị kích động và theo đa số những cảm nhận ban đầu của khán giả thì cậu chỉ là một thằng nhóc trẻ trâu, nhưng điều này là kết quả đến từ quá khứ không có sự quan tâm của người mẹ và vết nứt trong tâm hồn vì lầm tưởng mẹ đã bỏ mình đi. Chính vì sự thấu hiểu này mà sự việc Monica ( Stockholm) muốn phá thai đã tác động sâu sắc đến Denver, bộ phim đưa chúng ta từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, Denver tha mạng cho Monica, sau đó giấu cô đi, chăm sóc, và cảm hóa được chính người trước đó là con tin của cậu. Chính lòng nhân hậu của một nhân vật cục tính như Denver lại khiến người xem vỡ lẽ, băng cướp này là những kẻ phạm pháp nhưng lại giàu lương tâm cũng như đạo đức.
Những cảnh flashback luôn gây được sự thích thú
Helsinki là người đặc biệt nhất trong băng cướp khi anh chàng to con là một người đồng tính, lúc ở cùng những thành viên của nhóm, anh chàng tỏ ra vui tính, hiền lành và rất thoải mái chia sẻ về giới tính của mình, nhưng khi ở trong mối quan hệ với Palermo, Helsinki tỏ ra nhút nhát và vẫn yêu dù biết mình chỉ là để giải quyết nhu cầ vọng dục của đối phương. Đây cũng đại diện cho những khó khăn, rào cản mà cộng đồng LGBT đã phải trải qua trong cuộc sống của mình, họ tự hào về bản sắc giới tính, nhưng đồng thời cũng rất sợ hãi trước những ánh nhìn kỳ thị. Arturo thì đơn giản là một gã khốn nhưng thích được sống trong sự tôn thờ với những sự nông cạn trong suy nghĩ của mình.
Tokyo là nhân vật gây được ấn tượng lớn
Thanh tra Raquel là một người phụ nữ chịu sự ám ảnh của quá khứ bị chồng cũ bạo hành, vụ cướp cộng với những rắc rối xung quanh việc tranh chấp quyền nuôi con vô hình chung đã đè nặng lên cô một sự hỗn loạn khó dứt ra. Vạch mặt tên đầu sỏ của lũ cướp là liều thuốc duy nhất giúp cô giữ được sự bình tĩnh và không phát điên, nhưng cuối cùng, điều không ngờ nhất xảy đến với chính cô khi cô đem lòng yêu Professor, và đây cũng là lúc mà khán giả nhận ra bài học giá trị nhất của phần 1, tình yêu là thứ có thể cứu con người khỏi vực thẳm của sự bế tắc.
Những tính cách của nhân vật được thể hiện trọn vẹn
Còn theo cảm nhận cá nhân, nhân vật được xây dựng ấn tượng nhất trong phần 1,2 chắc chắn sẽ phải là Moscow, một người cha ra tù vào tội như cơm bữa, nhưng ông luôn là một kẻ nhân từ, yêu thương con trai, ngoan ngoãn nghe theo mệnh lệnh và còn là một bác sĩ tâm lý cho những tâm sự của các thành viên khác trong băng cướp. Moscow rất nghe lời và tôn trọng giáo sư, chỉ đơn giản vì Sergio là người có học thức. Đây cũng là đại diện cho những hy vọng của tầng lớp nghèo khó được nhà sản xuất phim tinh tế truyền tải về cánh cửa tri thức, học vấn là con đường có thể thay đổi cuộc đời họ mãi mãi. Có thể nói, những giá trị về tình đồng đội, gia đình và cái thiện, điều ác đã được một gia đình tội phạm với mỗi thành viên mang đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố lột tả một cách trọn vẹn nhất, và quan trọng hơn cả là nguồn cảm hứng thực sự của hai chữ " kháng chiến ".
Cuộc biểu tình ủng hộ những kẻ cướp, nghe khá là khó tin
Câu chuyện được kể bằng các nền văn hóa
Mỗi nhân vật chính của băng cướp đều có biệt danh được đặt theo tên thành phố của các quốc gia khác nhau. Đã có những suy đoán về việc cái tên của họ đại diện cho nền văn hóa của mỗi người gia, hoặc những cái tên là sự liên kết tới một sự kiện có thật đã được Alex Pina lấy cảm hứng. Nhưng chính tác giả của bộ phim đã tiết lộ rằng những nhân vật này chỉ được tạo ra từ trí tưởng tượng của mình về hình mẫu một cá nhân đáng ghét nhưng cũng đáng thương.
Những thành phố được gán trong cái tên liệu đại diện cho điều gì
Tuy đã được xác nhận như vậy nhưng có thể thấy những yếu tố lịch sử được rải rác khắp bộ phim là một điểm cuốn hút và lạ mắt trong Money Heist. Đầu tiên là bài hát " Bella Ciao " được các nhân vật hát trong nhiều phân cảnh, hay trên máy phát nhạc trong các phân cảnh flashback. "Bella Ciao", bắt nguồn từ thế kỷ 19, bài hát được cất lên như một hình thức nổi loạn chống lại chủ nghĩa phát xít, thánh ca về sự phản kháng này cũng chính là mục đích sau cùng của giáo sư ở phi vụ trộm cướp, họ không chỉ quan tâm đến tiền, thứ họ muốn là vạch trần hệ thống tư bản vô lương tâm. Và kết quả của việc " kháng chiến " này đã biến họ trở thành những người hùng thực sự trong mắt công chúng, đám đông diễu hành, các biểu ngữ ủng hộ những kẻ cướp trong mặt nạ Dali kéo dài ở Madrid là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tự tôn bảo vệ lẽ phải, nhân quyền của mỗi cá nhân.
Mặt nạ Dali
Chiếc mặt nạ được phỏng theo Salvador Dalí cũng là có rất nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Sự mỉa mai đến chính Dali khi ủng hộ hệ thống tư bản đã khiến Tây Ban Nha thời kỳ Francisco Franco ở trong vũng bùn khủng hoảng tới hơn 30 năm cũng có thể là một tầng ý nghĩa mà Money Heist muốn truyền tải. Nhưng theo một góc nhìn làm phim hiện đại, chiếc mặt nạ Dali như một sự chỉ điểm đến những kẻ thực sự đã reo rắc sự khủng hoảng, như trong Money Heist là hệ thống tư bản, còn họ chỉ là " quân kháng chiến ", là những kẻ truyền lửa để những người với cùng nỗi uất ức nhưng chưa đủ can đảm để đứng lên.
Kháng chiến - sứ mệnh cao cả của Money Heist
Màu đỏ cũng chính là gam màu nổi bật duy nhất trong màu phim ảm đạm xứ sở đấu bò. Màu đỏ chính là trang phục của cả băng cướp, nó còn là màu của chiếc điện thoại để bàn mà giáo sư dùng để đàm phán với chính quyền trong suốt 4 phần phim, hay còn là những con hạc được gấp theo phong cách Origami của chính giáo sư. Những cảnh phim cũng thường xuyên điểm xuyết khung hình màu đỏ trong phần giới thiệu hay mỗi khi cả nhóm lâm nguy. Màu đỏ trong văn hóa Châu Âu tượng trưng cho sự hỗn loạn, cái chết nhưng cũng đồng thời là tình yêu và sự phản kháng, và đây cũng chính xác là những gì tinh túy nhất mà Money Heist muốn truyền tải đến cho khán giả phía sau màn hình nhỏ.
Tình yêu là gia vị đẹp đẽ xuyên suốt mạch phim
Money Heist có lẽ nên kết thúc ở ngay từ phần hai để lưu giữ trọn vẹn được những dòng cảm xúc trong lòng khán giả. Nhưng với một con gà đẻ trứng vàng quá đỗi hấp dẫn, Netflix chẳng thể nào bỏ qua cơ hội để củng cố ngôi vương ở thị trường phát trực tuyến, và khi nghệ thuật bị rẽ hướng vì tính thương mại, Money Heist chắc chắn sẽ chẳng thể nào giữ được những yếu tố đã làm nên thành công ở hai phần đầu tiên. Những sự chắp vá lỗ chỗ, yếu tố phi lý cũng nhiều hơn, đặc biệt là thứ đã làm khán giả yêu LA CASA DE PAPEL - mối quan hệ, xúc cảm biết nói giữa những con người đã dần nhạt nhòa. Nhưng cũng có thể là vì những câu chuyện của kẻ cướp - con tin như Alison Parker với Nairobi và Rio, Denver với Monica hay giáo sư với thanh tra và đặc biệt hơn trên hết tất cả là của giai cấp thống trị với tầng lớp dân thường đã là quá xuất sắc để những nhà làm phim có thể lặp lại điều tương tự.
TOM
Siêu phẩm phim Tây Ban Nha 'Money Heist' của Netflix đặt lịch chiếu mùa 4 vào 2020 Money Heist - Bộ phim Tây Ban Nha từng "làm mưa làm gió" trên Netflix sẽ tiếp tục trở lại với phần mới nhất vào hè năm 2020. Theo tin mới nhất từ họp báo vào tuần trước, Alex Pina đã xác nhận phần thứ 4 của loạt phim Money Heist đã bắt đầu khởi quay. Theo dự kiến, phần tiếp theo của...