9 sai lầm tai hại khi dạy con cái cha mẹ nào cũng mắc phải
Cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con, nhưng không phải ai cũng biết dạy con đúng cách.
Tất cả chúng ta đều mong muốn con cái khi trưởng thành sẽ gặt hái được nhiều thành công. Để đạt được điều đó, các vị phụ huynh áp dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, một số điều cha mẹ dạy có thể vô tình mang lại nhiều bất lợi cho con cái về sau này. Lý do là bởi nhiều quan điểm trở nên lạc hậu, lỗi thời và không phù hợp với thế hệ trẻ. Dưới đây là những quan điểm sai lầm mà cha mẹ thường hay dạy và hướng suy nghĩ của con trẻ:
“Con của tôi phải có được thứ tốt nhất”
Một trong những đặc điểm của đứa trẻ hư là chúng không bao giờ nghe lời người khác. Khi cha mẹ quá chiều chuộng, dung túng con cái, chúng sẽ càng đòi hỏi hơn. Khi trưởng thành, những đứa trẻ như vậy sẽ dễ bước chân vào con đường nghiện ngập, kỹ năng xã hội kém, thiếu trách nhiệm, ích kỷ và chỉ biết lợi dụng người khác để phục vụ mình.
“ Con phải luôn nghe theo lời người lớn“
Cha mẹ luôn yêu cầu con cái phải nghe theo mình, điều này sẽ dẫn tới hệ quả nghiêm trọng trong tương lai. Nhà tâm lý học Laura Markham khẳng định, những đứa trẻ ngoan ngoãn thì khi trưởng thành cũng sẽ “ngoan ngoãn” hệt vậy.
Chúng không biết cách tự gánh vác và trở thành con rối của những kẻ thích thao túng. Chúng chỉ biết nghe theo mệnh lệnh, không hỏi, không chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Do vậy, cha mẹ cần dạy con cách nói “Không” và bày tỏ quan điểm của mình.
“Điểm A là tốt nhất, điểm C là thất bại”
Bắt con cái đạt kết quả tốt nhất vô hình chung gây ra áp lực cho chúng. Cha mẹ cần giúp con cái hiểu rằng cha mẹ sẽ không bao giờ ghét bỏ dù chúng có thất bại nhiều lần đi chăng nữa.
Theo nhà tâm lý học, tiến sĩ Stephanie O’Leary, thất bại sẽ đem đến nhiều ích lợi cho trẻ. Nó giúp trẻ học cách đối phó với tình huống tiêu cực, cung cấp kinh nghiệm sống cho tương lai.
“Không được đánh nhau cũng như không được đánh trả”
Một người cần biết cách tự đứng lên. Nếu cha mẹ luôn dạy con rằng trong mọi trường hợp đều không được đáp trả lại người khác thì đứa trẻ sẽ luôn im lặng, chịu đựng bị bắt nạt mà không nói lời nào. Trong tương lai, chúng sẽ thua trên các đấu trường đòi hỏi tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, đứa trẻ không thể vin vào lý do này để chiến đấu với tất cả mọi người. Cha mẹ hãy dạy con cách tự bảo vệ mình trong mọi trường hợp, đó mới là điều quan trọng.
Video đang HOT
“Con chỉ cần học thôi, những việc khác để mẹ lo”
Cha mẹ không nên bảo con chỉ tập trung một nhiệm vụ chính và các việc khác để họ lo. Bất cứ ai muốn thành công đều phải tích lũy, học hỏi nhiều kỹ năng và tự chịu trách nhiệm cho mọi lĩnh vực của cuộc sống. Được cha mẹ chăm sóc và bao bọc quá mức sẽ khiến những đứa trẻ này sẽ trở thành người thiếu trách nhiệm khi trưởng thành.
“Con phải học đại học ngay khi tốt nghiệp cấp 3″
Nếu đứa trẻ không có đam mê, chúng sẽ lựa chọn con đường tương lai theo đề xuất của cha mẹ. Một lựa chọn như vậy có thể trở thành sai lầm đáng tiếc trong cuộc đời của chúng. Để tránh điều đó, cha mẹ không nên tạo áp lực quá lớn và để con mình tự sắp kế hoạch cuộc sống của mình.
“Chỉ bằng đại học mới có giá trị”
Tất nhiên, không thể phủ nhận rằng giáo dục đại học chiếm vai trò quan trọng. Nhưng bằng đại học không thể quyết định toàn bộ tiền lương một người kiếm được trong tương lai. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quốc gia, thị trường, giá trị nghề nghiệp,…
Ở một số ngành công nghiệp có mức lương cao ( làm đẹp, công nghệ thông tin, sản xuất phim,..), bằng đại học còn không quan trọng bằng kỹ năng hay kinh nghiệm. Vì vậy, có rất nhiều người không cần bằng đại học mà vẫn thành đạt.
“Con nên tập trung vào việc học hơn là làm part-time”
Việc làm bán thời gian có thể mang lại kinh nghiệm quý giá, kết nối xã hội và thậm chí quyết định được tương lai của một đứa trẻ. Ngày nay, các nhà tuyển dụng hiểu được giá trị của công việc bán thời gian. Những kinh nghiệm làm thêm sẽ khiến CV của một sinh viên nổi bật hơn những người khác.
Các chuyên gia tin rằng phần lớn công việc trong tương lai còn chưa xuất hiện trong thời điểm hiện tại. Do vậy, đứa trẻ không chỉ trau dồi kiến thức mà còn cần biết đến các kỹ năng mềm khác để phục vụ công việc.
“Người khác sẽ làm việc đó thay con”
Nhiều phụ huynh dạy con mình không nên nổi bật, không nói quá nhiều, không làm chuyện bao đồng. Những đứa trẻ được giáo dục như vậy khi lớn lên sẽ trở nên thờ ơ và thiếu đi lòng vị tha.
Theo VTC
"Mẹ dạy con thế nào, con quên rồi à" - Nhiều cha mẹ không đánh mắng mà hết lời khuyên bảo, nhưng vì sao con không muốn nghe?
Đạo lý luôn đúng, nhưng giảng đạo lý cho con là phương pháp giáo dục không hiệu quả.
Trong cuộc sống, các bậc phụ huynh luôn gặp vấn đề đau đầu thế này: Nhắc con mặc thêm áo, sợ con cảm lạnh, nhưng con cảm thấy cha mẹ thật phiền phức.
Nhắc con hạn chế chơi game, sợ con hư mắt, ảnh hưởng khả năng tập trung, thế mà con chơi game còn nhiều hơn cả trước khi bố mẹ nhắc.
Nhắc con ngủ sớm, thế là con giận dữ và leo lên giường ngủ, những lần sau nếu cha mẹ không nhắc thì con cũng không chịu đi ngủ.
Cha mẹ không đánh mắng con, ngược lại còn tôn trọng con, khuyên bảo con hết lời nhưng con vẫn không thay đổi. Rốt cuộc nguyên nhân là do đâu?
Đạo lý luôn đúng, nhưng giảng đạo lý cho con là phương pháp giáo dục không hiệu quả. Nhiều cha mẹ dạy con không thành vì giảng đạo lý trong khi đứa trẻ không muốn nghe. Càng nghe đạo lý thì đứa trẻ càng cảm thấy phản cảm, do đó uy quyền của cha mẹ cũng sẽ giảm bớt trước mặt trẻ.
Không giảng đạo lý thì phải dạy con thế nào? Sau đây là cách cha mẹ nên làm:
1. Cha mẹ phải "thấu tình đạt lý" với con
Trên chuyến tàu điện ngầm, một người mẹ bắt con nhường chỗ cho một ông lão. Đứa trẻ lì lợm không đứng dậy, thế là người mẹ tức giận kéo con lên và giảng đạo lý: "Thường ngày mẹ dạy con thế nào? Con quên rồi sao? Con phải nhường chỗ cho người cao tuổi. Con phải lễ phép, phải vui vẻ giúp đỡ mọi người...".
Người mẹ dạy dỗ con trước mặt những hành khách trên tàu, kết hợp với hành vi bạo lực của người mẹ là lôi kéo con đứng đậy, điều này khiến trẻ cảm thấy vừa xấu hổ vừa phẫn nộ. Đứa trẻ phản kháng bằng cách vùng vằng thoát khỏi sự kìm kẹp của mẹ, nó nói rằng: "Con không muốn!".
Đứa trẻ dường như rất tuyệt vọng, vô tội và cũng đáng thương. Nhiều cha mẹ đã quá cứng nhắc trong việc giảng đạo lý với con, nhưng họ đã bỏ sót điều quan trọng nhất là cảm xúc của con.
Lúc đứa trẻ đang quấy khóc, giận dữ, xấu hổ, nó sẽ không thể nào tiếp thu đạo lý của cha mẹ. Khi nhận thức của đứa trẻ ngày càng phát triển, thái độ giảng giải của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy như đang bị phát xét, phủ nhận, chỉ trích. Con sẽ cảm thấy cha mẹ nhìn như là kẻ vô tri, vô năng, từ đó nảy sinh lòng căm hận và chống đối cha mẹ.
Ví dụ, khi trẻ và em trai đang giành đồ chơi. Trước tiên, cha mẹ cần nhận định cảm xúc của trẻ, mẹ có thể nói: "Mẹ biết con thích món đồ chơi ấy, em trai giành với con nên con cảm thấy tức giận đúng không?".
Cha mẹ cần phải đứng ở lập trường của con để hiểu và cảm nhận. Cách này sẽ khiến trẻ bình tĩnh vì nhận thấy bản thân được tôn trọng. Con sẽ phối hợp với cha mẹ và giảm bớt thái độ thù địch.
Nếu cha mẹ bắt đầu chỉ trích, giảng đạo lý với con, chẳng hạn: "Em trai chỉ chơi một lát, con là anh trai sao không nhường đồ chơi cho em?". Hành động này của cha mẹ chỉ khiến đứa trẻ kích động và sẽ không tiếp thu lời răn dạy của cha mẹ.
2. Hãy để con tự trải nghiệm hậu quả
Một cô bé 3 tuổi rất thích ngủ nướng, đồng hồ đã đổ chuông nhưng bé không chịu dậy. Mỗi lần cha mẹ đều gọi khản cổ họng thì cô bé mới lề mề thức dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng vội vàng rồi đến trường.
Cha mẹ nhắc cô bé nhiều là nên dậy sớm ăn sáng từ tốn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn uống vội vàng không tốt cho sức khỏe, hơn nữa còn ảnh hưởng đến tâm trạng bắt đầu ngày mới. Cô bé lắng nghe lời cha mẹ và gật gù có vẻ hiểu chuyện, nhưng ngày hôm mọi chuyện vẫn lặp lại như cũ.
Vào một buổi sáng nọ, người chồng dặn dò vợ không gọi con dậy. Sau khi đồng hồ đổ chuông, người mẹ không đánh thức con, thế là thời điểm cô bé thức dậy đã trễ học và cô bé đến trường muộn.
Lần đi học muộn khiến cô bé bị giáo viên phê bình trước lớp. Kể từ ngày hôm đó, sau khi đồng hồ đổ chuông thì cô bé liền thức giấc, không còn đợi cha mẹ đánh thức vào mỗi sáng.
Jean-Jacques Rousseau, nhà giáo dục người Pháp, đề xuất phương pháp giáo dục gọi là "Hậu quả tự nhiên": "Khi đứa trẻ phạm sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả, nếu đứa trẻ trải nghiệm hậu quả thì nó sẽ rút ra bài học cho riêng mình".
Cho dù cha mẹ thay con lựa chọn, giảng giải đạo lý, nói cho con biết điều nên làm và điều không nên làm, thế nhưng chưa chắc đứa trẻ có thể hiểu được ý tốt của cha mẹ. Đứa trẻ cần thông qua trải nhiệm rút ra bài học cho bản thân, điều này có tính thuyết phục cao hơn những lời giảng dạy của cha mẹ.
Ví dụ, khi đến giờ ăn cơm nhưng đứa trẻ không chịu ăn. Cha mẹ nên cho trẻ trải nghiệm hậu quả là cảm giác đói cồn cào. Thế là mỗi khi đến giờ ăn, con sẽ tự động ngồi vào bàn mà không đợi cha mẹ nhắc nhở.
3. Cha mẹ trở thành tấm gương cho con noi theo
Nhiều cha mẹ giảng đạo lý cho con nhưng hành vi của họ hoàn toàn trái ngược. Họ nhắc đứa trẻ phải tôn trọng người cao tuổi, nhưng nếu cha mẹ nói xấu ông bà trước mặt trẻ thì sẽ không phục, không nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ.
Khi cha mẹ trở thành tấm gương cho trẻ noi theo, trẻ sẽ mô phỏng và tạo thành thói quen. Sau này, không đợi cha mẹ nhắc thì trẻ có thể chủ động trong hành vi của mình.
Hành động thiết thực quan trọng hơn lời nói. Ví dụ, khi cha mẹ dạy con chào hỏi người lớn, cha mẹ có thể trực tiếp chào hỏi hàng xóm cạnh nhà mình. Hành động cụ thể sẽ khắc sâu vào tâm trí và khiến trẻ nhớ lâu hơn là lời giảng giải của cha mẹ.
Theo afamily
Nhà văn Hoàng Anh Tú: Trẻ con hư không phải lỗi tại chúng, lỗi tại người đẻ ra mãi không chịu thành bố mẹ Làm cha, làm mẹ vốn không phải chuyện cứ đẻ con ra là thành cha, thành mẹ! Mà nó cần, rất cần, một tâm thế sẵn sàng cho việc chịu trách nhiệm cả cuộc đời còn lại của mình cho đứa trẻ đó. Tin tôi đi, quá nhiều những người đã đẻ con nhưng mãi vẫn chỉ là những chiếc máy đẻ không...