9 rủi ro của công nghiệp ô tô Việt Nam
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) vừa diễn ra tại Hà Nội, nhóm công tác ô tô xe máy đã chỉ ra hàng loạt rủi ro cao của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Theo đánh giá của nhóm công tác, Việt Nam có dân số gần 90 triệu người và dự kiến sẽ tăng lên 100 triệu trong vòng 10 năm tới, tương ứng GDP đầu người là 1.300 USD và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 4.000 USD. Cùng với đó, mật độ xe hiện nay trên 1.000 dân còn ở mức dưới 2 chiếc, nên tiềm năng, cơ hội phát triển vẫn rất lớn.
Tuy nhiên, nhóm công tác nhận định ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang có độ rủi ro cao bởi những thực trạng đáng lo ngại sau:
1- Ngành công nghiệp ô tô hiện nay vẫn chưa phát huy hết tiềm năng thực tế của Việt Nam và chưa kịp hồi phục kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 2012, khi sản lượng ô tô rơi xuống 35 – 40%. Đơn cử như trong 4 tháng đầu năm 2013, doanh số bán xe toàn thị trường (gồm cả xe lắp ráp và nhập khẩu) chỉ đạt 30.414 chiếc, tăng không đáng kể so với con số 29.503 chiếc của cùng kỳ năm 2012.
VBF nhận định Việt Nam là một trong những nước có mức thuế bảo hộ ô tô cao nhất châu Á.
2- Các doanh nghiệp trong ngành đang trong tình trạng dư thừa công suất ở mức cao. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam ( VAMA), doanh số của Toyota VN trong năm 2012 gần 25.000 chiếc, trong khi công suất 36.500 xe/năm/2 ca làm việc; của Ford VN gần 5.000 xe, trong khi công suất của nhà máy là 14.000 xe/năm/2 ca sản xuất; của Honda 1.800 xe, khi công suất 10.000 xe/năm; của GM là 5.600 xe, công suất 20.000 xe/năm.
3- Việt Nam là một trong những nước có mức thuế bảo hộ ô tô cao nhất châu Á. Tính trung bình, giá xe tại Việt Nam thường cao hơn từ 2-3 lần so với xe cùng loại trên thị trường thế giới do phải chịu thuế nhập khẩu tới 80% (thậm chí thuế tuyệt đối cao hơn), thuế tiêu thụ đặc biệt 45-70%, thuế VAT 10%…
4- Số lượng các nhà cung cấp uy tín, chất lượng ít, gây khó khăn cho việc mở rộng sản xuất trong nước.
Video đang HOT
5- Chi phí kho vận ảnh hưởng đến giá linh kiện, thành phẩm, từ đó tiếp tục ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh so với các nước Châu Á khác có nguồn cung trong nước.
6- Chưa có quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô, xe máy, dẫn đến cản trở mở rộng đầu tư trong thời gian tới.
7- Cách hiểu khác nhau về một số đề xuất/chính sách gây hoang mang cho doanh nghiệp. VBF dẫn chứng chủ trương hạn chế số lượng xe máy ở mức 36 triệu chiếc. Thông tin về việc hạn chế số lượng này đã ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và những doanh nghiệp hiện đã có mặt tại Việt Nam
8- Thiếu minh bạch trong triển khai chính sách, quy định – như các vấn đề về hải quan/nhập khẩu
9- Chưa có cơ quan giám sát số liệu tập trung về đăng ký phương tiện và các số liệu liên quan.
Cũng trong khuôn khổ VBF, nhóm công tác kiến nghị trước mắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô xuống 50% rồi xuống 0-15% theo lộ trình; bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với mô tô trên 170 cc; công bố lộ trình cắt giảm thuế; áp dụng mức phí đăng ký, trước bạ thống nhất…Về trung hạn, nhóm công tác lo ngại các vấn đề về cơ sở hạ tầng, giao thông; chính sách phát triển xe sạch và đặc biệt là sự ổn định của chính sách với công nghiệp ô tô xe máy tại Việt Nam.
Theo VnMedia
Xe sang bất ngờ "ngược mặt trời"
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh số toàn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giảm hơn 30% thì bất ngờ các hãng xe sang của Đức giảm không đáng kể hoặc thậm chí tăng trưởng 30%.
Tam mã cùng thắng
Có thể nói, sự cạnh tranh trên thị trường xe sang Việt Nam cũng không khác mấy trên thị trường thế giới. Đó chủ yếu là cuộc đua tam mã giữa các thương hiệu xe cùng tới từ quê hương Đức: Audi, BMW và Mercedes.
Khác biệt nằm ở doanh số bán. Nhờ lợi thế gần 20 năm sản xuất, lắp ráp trong nước, Mercedes đã có lợi thế với 50% thị phần tại Việt Nam và đứng đầu về doanh số bán, kế đến là BMW và Audi là các xe nhập khẩu nguyên chiếc. Thứ tự này khác với toàn cầu, khi BMW vươn lên vị trí số 1, đẩy Mercedes xuống thứ 2 và Audi thứ 3.
Năm 2012, có tháng BMW dẫn đầu thị trường xe sang (Ảnh: QT)
Dẫu tổng thể thị trường ô tô Việt Nam năm 2012 giảm tới 33% thì cả 3 hãng xe sang nêu trên đều gặt hái thành công. Dẫn đầu thị trường là Mercedes với doanh số cả năm gần 2.000 chiếc, chỉ giảm nhẹ 2% so với năm 2011. Mercedes-Benz Việt Nam cho hay, hiện đang có khoảng 30.000 khách hàng Việt sử dụng xe của hãng. Ngay trong tháng 1 vừa qua, thương hiệu ngôi sao ba cánh của Đức đã có doanh số trên 130 chiếc, tăng tới 87% so với cùng kỳ...
Trong khi đó, dù không tiết lộ con số cụ thể, nhưng Audi Việt Nam cho hay số xe đơn vị này nhập khẩu trong năm qua tăng 23%, trong khi lượng xe giao tới khách hàng cũng tăng ở mức 2 con số. Đặc biệt, trong tháng 1 vừa qua, nhà nhập khẩu này đã giao xe và ký hợp đồng với hơn 60 khách hàng - một con số kỷ lục trong vòng 5 năm qua.
Ấn tượng nhất về doanh số bán theo công bố của chính doanh nghiệp là BMW, thông qua nhà nhập khẩu và phân phối Euro Auto. Cũng không công bố con số cụ thể, nhưng Euro Auto cho biết, năm 2012 họ đã có mức doanh số tăng trưởng tới 30%.
Địa vẫn... lợi
Sự thành công trong hoạt động kinh doanh thường được gắn với sự hợp thành của 3 yếu tố: thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Vậy nhưng năm 2012 vừa qua, tình hình thị trường nói chung vô vàn khó khăn thì xem ra, sự thành công của các thương hiệu xe sang chủ yếu dựa vào "địa lợi" - thị trường xe sang tại Việt Nam vẫn rất tiềm năng.
Mercedes có lợi thế lắp ráp trong nước và hệ thống đại lý lớn nhất (Ảnh: QT)
Ngoài lợi thế lắp ráp lâu năm, Mercedes-Benz Việt Nam còn có hệ thống đại lý lớn nhất với 12 đại lý chính hãng trải dài trên toàn quốc và tiếp tục mở rộng trong năm 2013. Ông Michael Behrens, Tổng giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam cho biết:"Chúng tôi tin tưởng vào thị trường và đã nhìn thấy những dấu hiệu hồi phục của thị trường. Chúng tôi đã sẵn sàng cung cấp đủ xe Mercedes cho các yêu cầu của khách hàng tại Việt Nam trong thời gian tới".
Trong khi đó, chia sẻ với báo giới về kết quả ấn tượng ngay từ 9 tháng đầu năm 2012, đại diện BMW Euro Auto cho biết họ đạt được doanh số kỷ lục, thậm chí có những tháng dẫn đầu thị trường, nhờ việc triển khai chiến lược marketing hỗn hợp mới.
Về phần mình, ngoài các sản phẩm mới, Audi cũng tăng cường đầu tư mở rộng. Mới đây nhất, Audi đã rót hơn 2 triệu USD để đầu tư mở showroom mới tại Hà Nội, nơi có thể trưng bày cùng lúc 12 chiếc xe cùng 7 khu vực sửa chữa chuyên biệt với nhiều trang bị hiện đại lần đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Audi có thế mạnh về đẳng cấp, cá tính, phong cách... (Ảnh: QT)
Ông Trần Tấn Trung, đại diện Audi Việt Nam, lý giải sự tăng trưởng mạnh của thương hiệu Audi: "Thị trường Việt Nam có nhiều tiềm năng, tỷ lệ người dân sở hữu xe hơi còn thấp, nên cơ hội phát triển vẫn rất lớn. Chúng tôi hy vọng thị trường sẽ khởi sắc ngay từ năm nay, với sự nới lỏng của các chính sách thuế với ô tô gần đây như phí trước bạ...".
Một số chuyên gia marketing cho rằng sở dĩ xe sang có được mức tăng trưởng tốt nhờ đối tượng khách hàng của phân khúc này khác biệt, thường là những người có thu nhập cao. Bên cạnh đó, nhu cầu sở hữu xe, trong đó có xe sang vẫn đang rất lớn, trong khi lượng xe sang tuy tăng trưởng cao nhưng lại chiếm số lượng nhỏ.
Theo Hữu Thọ
Vnmedia
Những 'cú đánh' khiến doanh nghiệp ô tô bổ nhào Một năm qua là thời điểm đầy khó khăn với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Nguyên nhân một phần đến vì sự bất ổn trong chính sách. Doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất Thị trường ô tô các năm trước đây sôi động bao nhiêu thì năm 2012 thê thảm bấy nhiêu. Doanh số bán xe toàn thị trường đạt 10.937...