9 phóng viên Hồng Kông bị đuổi khỏi APEC vì hung hăng
Indonesia đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng nước này ngăn cản tự do báo chí sau khi tịch thu giấy phép tác nghiệp của 9 phóng viên Hồng Kông (Trung Quốc) vì những người này đã lớn tiếng với nhà lãnh đạo Philippines trong khi phỏng vấn.
Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố rằng các phóng viên Hồng Kông đã “vượt quá giới hạn” khi phỏng vấn Tổng thống một cách hung hăng và đặt ra những câu hỏi xoay quanh vụ bắt cóc con tin tại Thủ đô Manila hồi năm 2010 khiến 8 người Hồng Kông thiệt mạng, những phóng viên này đã tỏ ra rất bức xúc, giống như đang biểu tình phản đối vậy. Ông cho biết chính vì nguyên nhân trên buộc nhà chức trách phải hành động bởi đây là vấn đề liên quan đến an ninh. Các phóng viên này vẫn được phép ở lại Bali, nhưng không được vào bên trong Trung tâm truyền thông hay địa điểm diễn ra hội nghị APEC.
Theo ANTD
Phóng viên Hồng Kông bị đuổi khỏi APEC vì to tiếng với Tổng thống Philippines
Một nhóm gồm 9 phóng viên của Hồng Kông hôm nay (7/10) đã bị nước chủ nhà Indonesia của hội nghị thượng đỉnh APEC tước thẻ hoạt động, sau khi họ to tiếng trong một cuộc họp báo với Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Video đang HOT
Các nhân viên an ninh tại lối vào trung tâm báo chí APEC
Theo hãng tin AFP có 9 phóng viên của Hồng Kông đã bị tước thẻ ra vào sau khi họ hét to để đặt câu hỏi với Tổng thống Philippines. Những người này bị cho rằng đã gây ra mối nguy cơ về an ninh.
Bất chấp phản ứng từ nhóm phóng viên chính của Hồng Kông, người phát ngôn của Tổng thống Aquino khẳng định các phóng viên "đã đi quá giới hạn", khi chất vấn ông Aquino một cách dữ dội về một vụ giải cứu con tin tại Manila, khiến 8 người Hồng Kông thiệt mạng năm 2010.
"Chúng tôi xem hành động đó của báo chí là không phù hợp, bởi họ không nói một cách bình thường mà rất gay gắt, giống thể họ đang biểu tình", Gatot Dewa Broto, quan chức Bộ truyền thông Indonesia, người đứng đầu trung tâm truyền thông APEC tại Bali khẳng định.
"Do đó chúng tôi đưa ra quyết định này vì lí do an ninh", ông Broto nói và cho biết thêm rằng phù hiệu báo chí của 9 nhà báo Hồng Kông đã bị hủy.
Họ có thể tự do ở lại Bali nhưng không được phép vào trung tâm báo chí hoặc các địa điểm được sử dụng cho hội nghị thượng đỉnh APEC, vị quan chức cho biết.
Báo giới Hồng Kông cho biết những phóng viên bị tước thẻ hoạt động đến từ kênh truyền hình Now TV, RTHK và Commercial Radio.
Khi ông Aquino bước vào một buổi gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp APEC hôm Chủ nhật, những phóng viên này đã yêu cầu được biết liệu ông có gặp người đứng đầu Hồng Kông Lương Chấn Anh tại Bali, và xin lỗi gia đình các nạn nhân vụ khủng hoảng giải cứu con tin hay không.
Đoạn băng của Now TV cho thấy các phóng viên hét lên: "Ông đang phớt lờ người Hồng Kông, phải không? và "Ông đã gặp ông Lương Chấn Anh chưa?" trong lúc cố đưa micro về phía đoàn của ông Aquino.
Vị Tổng thống Philippines không trả lời và nhân viên APEC sau đó đã đến để khiển trách các phóng viên. Một người đã cáo buộc những người này "phục kích một trong những khách mời của chúng tôi", kênh Now TV cho biết.
Sau vụ việc, bà Sham Yee-lan, chủ tịch Hiệp hội phóng viên Hồng Kông cho biết chính quyền của ông Aquino "vẫn chưa cung cấp giải thích thỏa đáng" vì sao 8 người Hồng Kông thiệt mạng trong chiến dịch giải cứu của cảnh sát, và các phóng viên trên chỉ tới Bali để làm công việc của mình.
Thanh Tùng
Theo AFP
Chân dung 'Góa phụ Trắng' bị truy nã toàn cầu Từ một cô gái nhút nhát, Samantha Lewthwaite cải sang đạo Hồi rồi cưới một người chồng sau này là kẻ khủng bố, rồi trở thành "Góa phụ Trắng" bị Interpol truy nã vì nghi ngờ tham gia vụ tấn công ở Kenya. Samantha Lewthwaite (giữa) trong một bức ảnh chụp cùng bạn bè năm 1996, khi theo học tại trường Grange ở...