9 phòng ngủ đẹp mê mẩn trong phim Hàn
Không ít người hâm mộ từng mơ được một lần nằm trong căn phòng của Do Min Joon trong “Vì sao đưa anh tới” hay Kim Tan trong “Những người thừa kế”.
Phòng ngủ của Chun Song Yi trong Vì sao đưa anh tới: Chiếc giường của ngôi sao Chun Song Yi (vai diễn của Jun Ji Hyun) cũng phải khác người thường. Đó là một chiếc giường hình tròn, khá giống ghế sofa. Ngoài ra, phòng ngủ của “minh tinh trái đất” còn có một tấm ảnh chân dung cỡ lớn với nhiều vật dụng đậm chất nữ tính, phù hoa. Không chỉ được thấy trên màn ảnh, người hâm mộ Vì sao đưa anh tới còn có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt căn phòng độc đáo này tại triển lãm phim trường Vì sao đưa anh tới hồi giữa năm 2014.
Phòng ngủ của Do Min Joon trong Vì sao đưa anh tới: Không chỉ có Chun Song Yi mà chốn riêng tư của “giáo sư ngoài hành tinh” Do Min Joon (nhân vật của Kim Soo Hyun) cũng khiến fan thích thú. Đó là một phòng ngủ được thiết kế theo phong cách tối giản và hiện đại. Điểm thú vị nhất trong căn phòng chính là chiếc giường có thể đổi màu theo độ sáng tối của môi trường xung quanh.
Phòng ngủ của Lee Sul trong My Princess: Đúng như tên phim, phòng ngủ của Lee Sul đích thực là dành cho một nàng công chúa. Phong cách hoàng gia của căn phòng này rất thích hợp với những cô nàng nữ tính, con nhà quyền quý.
Phòng ngủ của Choi Han Kyul trong Tiệm cà phê hoàng tử: Điểm hấp dẫn trong căn phòng của Choi Han Kyul chính là chiếc giường “bí ẩn” được làm ẩn vào tường. Mỗi lần muốn ngả lưng, anh chàng chỉ việc kéo ra. Khi không dùng tới, Han Kyul có thể giấu chiếc giường đi, đem lại thêm không gian cho căn phòng.
Video đang HOT
Phòng ngủ của Seo Jung Hoo trong Healer: Bất kỳ ai nhìn cũng phải mê mệt căn phòng ngủ của Jung Hoo. Gọn gàng, sang trọng và thư giãn như đang được tận hưởng kỳ nghỉ thảnh thơi bên bờ biển.
Phòng ngủ của Hwang Tae Kyung trong You’re Beautiful: Cũng như Chun Song Yi, Hwang Tae Kyung cũng là một anh chàng yêu bản thân khi treo một tấm ảnh khổng lồ của chính mình trên đầu giường. Không phải ai cũng đủ tự tin để có hành động tương tự.
Phòng ngủ của Kim Tan trong Những người thừa kế: Kim Tan là một trong những anh chàng hoàn hảo nhất của màn ảnh Hàn, không chỉ ở ngoại hình, tính cách mà ngay cả căn phòng riêng tư này. Kim Tan có một căn phòng nhỏ nhắn, ấm cúng và đem lại cho các vị khách cảm giác gần gũi như ở nhà.
Phòng ngủ của Ma Hye Ri trong Prosecutor Princess: Hiện đại và đậm chất nghệ thuật là những từ có thể nói về phòng ngủ của Ma Hye Ri. Chiếc giường của Hye Ri có thiết kế và chất liệu khá giống với chiếc giường độc đáo của Chun Song Yi.
Phòng ngủ của Joo Yoo Rin trong My Girl: Căn phòng nữ tính và cổ điển này của Yoo Rin là niềm mơ ước của không ít những cô bé tuổi teen – những người thích mơ mộng về một chàng hoàng tử bạch mã.
Theo Zing
Quan tham chết: Vẫn thu hồi tài sản tham nhũng
Các chuyên gia đề xuất hai hướng để thu hồi tài sản tham nhũng sau khi quan tham chết: Một là khởi kiện dân sự, hai là tiếp tục giải quyết vụ án hình sự.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự, nếu bị can, bị cáo chết thì cơ quan tố tụng sẽ đình chỉ điều tra bị can đối với người chết, đình chỉ giải quyết vụ án (nếu vụ án không có bị can, bị cáo khác) và lúc đó mọi vấn đề liên quan đến người chết đều khép lại.
Điều cần đặt ra là nếu người chết là quan tham thì việc thu hồi tài sản mà họ tham nhũng sẽ như thế nào? Chúng tôi đã trao đổi với nhiều chuyên gia và ghi nhận được hai hướng đề xuất xử lý: Thứ nhất, quy định rõ trong Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do hành vi tham nhũng phải khởi kiện những người thừa kế di sản của quan tham để tòa buộc họ phải nộp lại tài sản tham nhũng. Thứ hai, sửa quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự để cơ quan tố tụng tiếp tục giải quyết vụ án hình sự nhằm thu hồi tài sản tham nhũng.
Giải quyết bằng vụ kiện dân sự?
Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật TP HCM), dựa vào nguyên tắc cứ có thiệt hại thực tế thì nguyên đơn có quyền yêu cầu bồi thường trong Bộ luật dân sự thì ở trường hợp này, một cơ quan đại diện Nhà nước sẽ khởi kiện và tòa phải thụ lý. Lúc này nguyên đơn sẽ được cơ quan tố tụng chỉ định là người nhân danh Nhà nước đứng ra khởi kiện những người thừa kế di sản của người đã chết yêu cầu thu hồi hoặc bồi thường tài sản mà người đã chết có được do tham nhũng.
Theo TS Điện, để khách quan thì nguyên đơn đứng ra khởi kiện phải là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do hành vi tham nhũng chứ không phải bản thân cơ quan tố tụng như VKS.
Trong vụ kiện, nguyên đơn sẽ dựa vào kết luận về hành vi tham nhũng và tài sản liên quan của cơ quan tố tụng làm chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Phía bị đơn - những người thừa kế của người đã chết - phải tự bảo vệ được nguồn gốc, tài sản người chết để lại, nếu không họ đương nhiên bị tòa suy đoán là tài sản bất minh và tuyên tịch thu.
Anh minh hoa
Hay tiếp tục vụ án hình sự?
Quan điểm của TS Điện dựa vào chế định của pháp luật dân sự về quyền khởi kiện vì lợi ích chung. Đương nhiên nếu muốn thực hiện phương án trên để thu hồi tài sản tham nhũng của quan tham đã chết thì Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự cần phải bổ sung thêm nhiều quy định cụ thể hơn.
Một số chuyên gia lại không ủng hộ phương án khởi kiện bởi trong thực tiễn chưa từng có vụ kiện nào của cơ quan, tổ chức đòi thân nhân quan tham đã chết trả lại tài sản tham nhũng cả. Tại một hội thảo mới đây, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phạm Quý Tỵ đã lý giải thực trạng này: Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi tham nhũng gắn liền với tội phạm. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng (từ 2 triệu đồng trở lên) là phải xử lý hình sự, trong đó có việc xử lý tài sản tham nhũng. Vì vậy không ai khởi kiện dân sự để đòi tài sản tham nhũng mà chỉ có thể giải quyết ngay trong vụ án hình sự đó.
TS Võ Thị Kim Oanh (Trưởng khoa Luật hình sự Trường ĐH Luật TP HCM) cũng cho rằng sở dĩ phải giải quyết luôn vấn đề tài sản tham nhũng trong vụ án hình sự vì với các tội phạm về tham nhũng, tài sản tham nhũng gắn liền với hành vi phạm tội, khung hình phạt của người bị cáo buộc, không thể tách rời.
Tuy nhiên, theo TS Oanh, không thể chấp nhận chuyện quan tham chết là hết bởi tài sản tham nhũng là tài sản nhà nước. Từ đó, TS Oanh đề xuất nên sửa Bộ luật tốt tụng hình sự theo hướng sau khi quan tham chết, cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục điều tra, kết luận tài sản nào là tham nhũng để làm cơ sở cho tòa thu hồi.
Cụ thể, sau khi quan tham chết thì cơ quan tố tụng đình chỉ điều tra bị can, tức đình chỉ những gì liên quan đến hành vi phạm tội. Nhưng các vấn đề liên quan đến tài sản và việc khắc phục hậu quả thì vẫn phải tiếp tục làm rõ. Đối tượng chứng minh lúc này không phải là tội phạm mà là tài sản tham nhũng.
Điều quan trọng nhất là cuối cùng cơ quan tố tụng phải chứng minh, kết luận cho được tài sản nào là bất hợp pháp thì mới có thể xử lý. Khi đã chứng minh được rồi thì tòa có thể dễ dàng giải quyết việc thu hồi, bồi thường bằng một bản án và người thừa kế nghĩa vụ của người chết phải có trách nhiệm thực hiện.
Theo Phap luât TPHCM
Bí mật cảnh hôn nhau trong tập 8 các phim Hàn Quốc Một nghiên cứu cho thấy trong hầu hết các phim truyền hình Hàn, cặp diễn viên chính đều phải hôn nhau trong tập 8 của phim. Sau một thời gian dài "nghiền ngẫm" các bộ phim tình cảm truyền hình Hàn Quốc, người hâm mộ đã sớm phát hiện ra một quy luật chung trong các bộ phim này. Đó là, vào tập...