9 nơi biệt lập nhất trên Trái đất để bạn trốn khỏi nền văn minh hiện đại
Nếu bạn mong muốn có một trải nghiệm thoát khỏi cuộc sống hiện đại, căng thẳng của thế kỷ 21, hãy chuẩn bị hành lý để tới những nơi xa xôi nhất trên Trái đất này.
1. Đảo Palmerston
Đảo Palmerston là một đảo san hô nằm giữa quần đảo Cook ở Thái Bình Dương, được phát hiện bởi thuyền trưởng James Cook. Ông đặt tên nó theo tên Henry John Temple – Tử tước Palmerston thứ 3.
Những cư dân đầu tiên sống trên đảo là William Marsters – người gốc Gloucestershire và 3 người vợ Polynesia của ông. Tất cả 62 cư dân đều xuất thân từ dòng tộc này, đó là một hòn đảo tư nhân.
Một số tiện nghi ở đây như trạm điện thoại, điện (dùng 2 tiếng/ngày), internet (2 tiếng/ngày), không có sân bay, tàu chở hàng chỉ ghé 1-2 lần/năm. Tiền cũng không được sử dụng ở nơi này. Bạn sẽ tìm thấy ở đây có một con phố, một nhà thờ, 2 nhà vệ sinh, rất nhiều cá và dừa.
2. Đảo Saint Helena
Hòn đảo núi lửa này nằm ở Đại Tây Dương, cách Brazil 2.500 dặm và cách Angola 1.210 dặm.
Hòn đảo được phát hiện vào năm 1502 bởi João da Nova – một người Bồ Đào Nha. Nơi này trở thành điểm dừng cho các chuyến tàu đi châu Âu từ châu Á và Nam Phi.
Ngày nay có 4.088 người định cư tại đây. Mặc dù hòn đảo này cực kỳ xa xôi nhưng vẫn có điện, internet, sân bay và các di sản đầy màu sắc.
3. Utqiaġvik, Alaska
Thị trấn này nằm ở cực bắc Trái đất, có khoảng 4.335 người sinh sống. Nơi này từng là quê hương của Iupiat – một cộng đồng gốc ở Alaska trong hơn 15 thế kỷ.
Bạn có thể đến đây bằng máy bay nhưng hãy nhớ mang theo nhiều áo ấm vì thời tiết lạnh quanh năm. Những ngày ấm nhất là 0 độ C, còn lạnh nhất là âm 34 độ C (chủ yếu vào giữa tháng 2).
Nếu bạn đến vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 1, đừng mong đợi sẽ thấy ánh sáng ban ngày. Người dân địa phương đã quen với hiện tượng được gọi là đêm vùng cực. Đừng lo lắng, bạn sẽ thích cực quang Borealis.
4. Làng Supay, Arizona
Video đang HOT
Nằm sâu trong hẻm núi Havasu Canyon (gần Grand Canyon), làng Supay là thủ phủ của khu bảo tồn người da đỏ Havasupai, có dân số 208 người.
Nếu bạn muốn đến đó, hãy chuẩn bị cho một chuyến đi dài ngày. Không có con đường nào dẫn đến Supay, chỉ có trực thăng và đi bộ.
Thật khó để đến được ngôi làng này đến nỗi Bộ Nông nghiệp Mỹ đã coi nơi này là một trong những vùng đất xa xôi nhất. Nhưng điều đó thật đáng giá, phần thưởng dành cho bạn sẽ là được ở nơi yên tĩnh nhất thế giới.
Người Havasupay sống nhờ vào nông nghiệp tưới tiêu, săn bắn và các thác nước tự nhiên cung cấp nước sạch cho họ. Ngôi làng cũng có một cách để kết nối với thế giới bên ngoài là nhận thư từ bằng con la.
5. Đảo Pitcairn
Đảo Pitcairn nằm giữa Peru và New Zealand, các nước láng giềng gần nhất là quần đảo Pascua và đảo Mangareva. Đây là một trong những nơi ít dân cư nhất trên Trái đất, chỉ có khoảng 50 người sinh sống.
Người dân ở đây sống bằng nghề nông. Do nguy cơ biến mất hoàn toàn, chính phủ đã có nhiều nỗ lực nằm thu hút người di cư tới đây nhưng đều thất bại. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm sự yên tĩnh tuyệt đối, đừng tìm đâu xa, chính là nơi này.
6. Ốc đảo Siwa
Viên ngọc ẩn này đã bị cô lập trong nhiều thế kỷ ở giữa sa mạc phía tây của Ai Cập. Nơi này nằm dưới mực nước biển, cách biên giới Libya 50km và cách Cairo khoảng 560km.
Để đến được đây, bạn cần bắt xe buýt qua đêm hoặc tự thuê ô tô. Do vị trí địa lý xa xôi, người bản địa có thể bảo tồn được văn hóa Berber và ngôn ngữ Siwan của họ, khiến nó trở thành một nền văn hóa gần như nguyên vẹn theo thời gian.
Bạn có thể dành cả ngày để ngâm mình trong suối khoáng Cleopatra’s Bath và ghé thăm Oracle of Ammon, trong khi ăn chà là và ô liu trồng tại địa phương .
7. Đảo Tristan Da Cunha
Tristan Da Cunha là một quần đảo có người ở xa xôi nhất hành tinh. Nó nằm ở Đại Tây Dương, dân số chỉ có 247 người. Không có sân bay và cách duy nhất để đến đây là chuyến đi 6 ngày bằng thuyền khởi hành từ Nam Phi.
Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Tristão da Cunha lần đầu tiên tới đảo này vào năm 1506 và nó được đặt theo tên ông. Phải đến những năm 1860, Vương quốc Anh mới sáp nhập quần đảo này làm lãnh thổ của mình.
8. Santa Cruz del Islote, Colombia
Đây là một hòn đảo nhân tạo nằm ngoài khơi bờ biển Colombia và là hòn đảo đông dân nhất thế giới. Hòn đảo có diện tích 1ha với khoảng 900 đến 1.200 cư dân.
Bạn sẽ không cảm thấy cô đơn khi ở đây nhưng chắc chắn bạn sẽ buộc phải dành một khoảng thời gian xa rời tiện nghi hiện đại. Nơi này không có nước ngọt tự nhiên, nước thải và rác có thể gây ô nhiễm nên người dân thực hiện rất nghiêm ngặt quy trình tái chế và bảo vệ môi trường. Họ đã sử dụng các tấm pin mặt trời để có điện.
Đây cũng là một hòn đảo không có tội phạm và cảnh sát vì mọi người tin tưởng nhau tuyệt đối. Ý thức cộng đồng của họ rất mạnh mẽ.
Nếu muốn đến đây thì phải nhanh lên, vì Santa Cruz del Islote có thể sẽ bị chìm dần do mực nước biển dâng cao.
9. Changtang, Tây Tạng
Nơi này được ví như “mái nhà của thế giới”, nằm ở độ cao 4.572m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của bộ tộc du mục Changpa sống nhờ chăn nuôi gia súc. Môi trường quá khắc nghiệt để làm nông nghiệp nhưng họ có được những gì mình cần thông qua buôn bán.
Họ trao đổi hàng hóa động vật như pho mát, sữa và len cashmere chưa qua chế biến để lấy ngũ cốc, nồi, dao và các sản phẩm hiện đại và hữu ích khác.
Đảo san hô ở Australia đặt theo tên Taylor Swift để quảng bá du lịch
Trước sự hút quá lớn của Taylor Swift sau tour diễn ở Australia, chính quyền bang Queensland muốn đổi tên đảo san hô theo nữ ca sĩ.
Hòn đảo hoang sơ Vlasoff Cay nằm giữa rạn san hô Great Barrier hùng vĩ của Australia, dự kiến sẽ được đổi tên thành Tay Cay theo tên của nữ ca sĩ Taylor Swift. Đây là một phần trong chiến dịch quảng bá du lịch táo bạo của bang Queensland nhằm thu hút sự chú ý của nữ ca sĩ nổi tiếng Taylor Swift và người hâm mộ của cô trên toàn thế giới.
Vlasoff Cay là một hòn đảo nhỏ không có người ở. Cách duy nhất để đến đó là bằng trực thăng hoặc máy bay nhỏ. Ảnh: Tropical North Queensland.
Chính quyền bang Queensland cho biết việc đổi tên hòn đảo được lấy ý tưởng sau tour diễn thành công của cô ca sĩ tại Australia, từ đó tạo ra sự tò mò và thu hút du khách đến tham quan hòn đảo và khám phá khu vực rạn san hô Great Barrier. Tuy nhiên, cái tên này sẽ không được công nhận chính thức.
Chiến dịch này cũng góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ rạn san hô Great Barrier, di sản thiên nhiên thế giới đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu.
Bên cạnh việc đổi tên, chính quyền bang cũng đang lên kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng du lịch trên hòn đảo Tay Cay. Các dịch vụ như đưa đón bằng trực thăng, lặn biển ngắm san hô, và các hoạt động giải trí khác sẽ được cung cấp để mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.
Taylor Swift đang có tour diễn ở thủ đô Melbourne và thành phố Sydney từ ngày 16/2 tới ngày 26/2. Ảnh: The Australian.
Năm 2015, ca sĩ Taylor Swift từng chi số tiền hơn 1 triệu USD để thuê trọn gói một khu nghỉ dưỡng sang trọng trên đảo Hamilton, bang Queesland cho ekip của cô. Chuyến đi này được cho là để Taylor Swift và ekip nghỉ ngơi sau tour diễn The 1989 World Tour thành công trước đó.
Vùng biển của bang Queensland là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch sinh thái và khám phá thiên nhiên hoang dã. Nơi đây có rất nhiều đảo san hô và đặc biệt là rạn san hô Great Barrier nổi tiếng, là di sản thiên nhiên thế giới, nhà của hơn 1.500 loài cá, 400 loài san hô và 4.000 loài nhuyễn thể.
Một cặp đôi chụp ảnh cưới tại Vlasoff Cay. Ảnh: Port Studios.
Vlasoff Cay là một hòn đảo nhỏ, không có người ở, nằm ngoài khơi bờ biển Queensland. Cách duy nhất để đến đó là bằng trực thăng hoặc máy bay nhỏ. Chuyến bay mất khoảng 30 phút từ Cairns và 1 giờ từ Townsville. Giá vé khứ hồi dao động từ 500 đến 1.000 USD mỗi người.
Du khách đến Vlasoff Cay có thể tham gia các hoạt động như lặn biển, lặn với ống thở, chèo thuyền kayak để khám phá thế giới đầy màu sắc dưới đại dương. Hòn đảo này sở hữu bãi biển cát trắng mịn, nước biển xanh ngọc bích tuyệt đẹp, hoàn toàn chưa bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch đại trà.
Trải nghiệm du lịch độc lạ và riêng tư dành cho gia đình, nhóm bạn ở đảo san hô ngoài khơi bang Queensland. Ảnh: Adventures Port Douglas.
Công ty Tourism and Events Queensland cũng đã gửi lời mời đến Taylow Swift, đề nghị tài trợ cho cô kỳ nghỉ sang trọng trên một hòn đảo tư nhân cực kỳ riêng tư.
Bang Queensland hy vọng rằng Taylor Swift sẽ đến thăm hòn đảo Tay Cay và chia sẻ trải nghiệm của cô với người hâm mộ trên toàn thế giới. Chiến dịch đổi tên này là một bước đi táo bạo và sáng tạo trong chiến lược quảng bá du lịch của đất nước Australia, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho du lịch, môi trường và hình ảnh của nơi này.
10 địa điểm kỳ lạ nhất trên Trái Đất Cùng khám phá 10 địa điểm kỳ lạ nhất trên Trái Đất theo bình chọn của trang WonderList. Rừng Hoia (Romania): Đây được coi là khu rừng ám ảnh nhất thế giới, nó còn được gọi là khu rừng "tam giác quỷ Bermuda". Sở dĩ khu rừng này được gọi với tên như vậy bởi có không ít những câu chuyện kỳ bí...