9 nguyên nhân gây đau vai gáy cần biết
Đau vai gáy là tình trạng cơ ở vùng vai gáy co cứng gây đau, làm hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Nhiều người hay bị đau vai gáy thường lo lắng không biết nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây đau vai gáy
Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột, đa số các trường hợp bỗng dưng cảm thấy xuất hiện cơn đau vùng vai gáy sau một đêm ngủ dậy.
Thông thường lúc ban đầu bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động vùng cổ gáy, vùng đầu, chỉ có thể nghiêng sang trái hoặc phải, không quay lại phía sau được, vận động vùng cổ sẽ có thể gây đau.
Bệnh đau vai gáy khá phổ biến và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy khác nhau như:
- Thói quen sinh hoạt không tốt: Những thói quen như ngồi lâu trước quạt, máy lạnh, tắm đêm, dầm mưa dãi nắng thường xuyên… có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh điều khiển cảm giác và hoạt động của các bó cơ.
- Do tập luyện quá sức: Tập luyện thể thao với cường độ cao, tư thế tập không đúng hoặc không khởi động trước khi tập dễ gây mỏi và tổn thương đến phần cổ vai gáy, thời gian dài sẽ gây nên những cơn đau.
- Do sai tư thế: Làm việc trong một tư thế quá lâu, gập cổ trong trong gian dài, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp… sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và máu lên các cơ vùng cổ vai gáy, từ đó dẫn tới đau nhức và cứng các vị trí trên. Nếu làm việc trong một tư thế như ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ khiến máu khó lưu thông tại vùng cổ, vùng bả vai và dẫn đến đau mỏi.
- Do chấn thương: Chấn thương mô mềm cũng có thể gây đau. Tình trạng tổn thương mô mềm bao gồm cơ, gân và dây chằng. Khi chấn thương xảy ra có thể dẫn tới nhiều cơn đau như cứng cổ, đau đầu và co thắt cơ bắp.
Chấn thương cổ đột ngột do cử động gây hiện tượng rách cơ, gân và dây chằng ở cổ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau và cứng cổ, đau đầu, chóng mặt hoặc mờ mắt.
Đau vai gáy là tình trạng cơ ở vùng vai gáy co cứng gây đau.
Một số bệnh lý tiềm ẩn có thể dẫn đến đau cổ vai gáy
- Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh bị kéo giãn hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này.
- Bệnh lý đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng xuất hiện gai xương trên cột sống cổ bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi gây chèn ép mạch máu và dây thần kinh phần cổ vai gáy. Thường gặp ở nhóm đối tượng từ 40 – 50 tuổi.
- Thoát vị đĩa đệm sống cổ: Đây là tình trạng bao xơ đĩa đệm ở cột sống cổ yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, khiến đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trên đốt sống, chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ.
Video đang HOT
- Vôi hóa cột sống: Các đốt sống hoặc mấu ngang của cột sống xảy ra hiện tượng lắng đọng canxi, khiến các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, gây nên đau cổ vai gáy.
- Viêm bao khớp vai: Do chấn thương hoặc tai nạn gây tổn thương phần mềm bao quanh khớp gây viêm, đau và hạn chế vận động vùng cổ và vai.
Ngoài ra, tuổi tác, thời tiết, chế độ ăn hay bệnh lý nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến đau vai gáy. Ghi nhận cho thấy, tuổi càng lớn thì cơ thể càng lão hóa, các cơ quan, hệ xương khớp cũng bị thoái hóa dần và suy giảm chức năng. Vì vậy, tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh về cổ vai gáy thường cao hơn.
Trời lạnh thì cổ vai gáy sẽ trở nên đau hơn do lưu thông máu trong cơ thể kém, ảnh hưởng đến thiếu máu và dịch nuôi xương khớp.
Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin, khoáng chất sẽ gây ảnh hưởng tuần hoàn máu và khả năng chữa lành tổn thương ở sụn và khớp… cũng dễ gây đau vai gáy.
Một số bệnh lý cũng có các triệu chứng đau dễ gây nhầm lẫn với bệnh xương khớp và đau cổ vai gáy như rối loạn khớp bả vai lồng ngực, đau thắt ngực ổn định, ung thư phổi…
Tóm lại: Đau cổ vai gáy là vấn đề thường gặp, có nhiều cách để điều trị đau cổ vai gáy, tùy thuộc vào mức độ của bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.
Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu cần tránh cố gắng xoay đầu, xoay cổ, không ngồi quạt điện hoặc điều hòa để tránh co cứng cơ và đau dữ dội hơn. Khi đi ngủ thì nên chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng 10 – 15 phút, sau 2 – 3 ngày bệnh sẽ tự hết.
Khi bệnh ở mức độ vừa, tức là mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, các biểu hiện bị đau cổ vai gáy bên phải hoặc đau cổ vai gáy bên trái rõ ràng hơn thì cần phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ như: thuốc giảm đau, chống viêm… để giảm được triệu chứng vùng này.
Ở mức độ bệnh nặng cần sử dụng các biện pháp châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Bệnh đau cổ vai gáy không phải là bệnh khó chữa, cần điều trị sớm, nếu điều trị sai, điều trị muộn sẽ có nguy cơ cao phải nhập viện.
Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy liên quan đến cấu trúc xương khớp, vì vậy ngoài việc dùng thuốc và vật lý trị liệu thì một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất cần thiết cho xương khớp cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh, giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy (đau vai gáy) là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng, gây đau đớn và hạn chế vận động khi quay cổ hay quay đầu. Đối tượng dễ mắc là những người ngồi nhiều, làm công việc văn phòng, lái xe hoặc những người thường xuyên làm việc với tư thế cố định, ít vận động.
Tình trạng đau cổ vai gáy không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh xương khớp nghiêm trọng như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống...
Do đó chúng ta không nên chủ quan, khi có biểu hiện đau cổ vai gáy cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị đúng. Các phương pháp điều trị thường bao gồm kết hợp dùng thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Việc chỉ định điều trị ngoại khoa chỉ khi cần thiết.
Người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý ngừng điều trị khi thấy cơn đau giảm. Hạn chế các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh. Tránh nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt.
Đau cổ vai gáy liên quan đến cấu trúc xương khớp, vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc và các phương pháp vật lý trị liệu khác thì một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất cần thiết cho xương khớp cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh, tăng cường sức khỏe của xương, dây thần kinh và các mô liên kết, giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả.
Trong chế độ ăn uống hằng ngày nên ưu tiên thực phẩm như: rau xanh, trái cây tươi, cá béo, quả hạch, hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, một số gia vị thảo mộc, các loại chất béo lành mạnh... Hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... để giúp làm giảm tình trạng viêm một cách tự nhiên, thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh của cơ thể.
Thực phẩm chống viêm giúp cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bị đau cổ vai gáy
Thực phẩm chống viêm
Để chống lại tình trạng viêm nhiễm có thể cần sử dụng các thuốc chống viêm, nhưng sử dụng các biện pháp tự nhiên cũng rất hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn giàu thực phẩm chống viêm không chỉ giúp giảm đau và giảm viêm mà còn giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn.
Chất chống oxy hóa trong thực phẩm chống viêm giúp chống lại gốc tự do gây tổn thương tế bào, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến viêm mạn tính, trong đó có bệnh liên quan đến viêm xương khớp.
Một số loại thực phẩm có tác dụng chống viêm phổ biến bao gồm các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và các vitamin A, B, C, E; chất béo lành mạnh như: rau quả, dầu ô liu, quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, cá béo...
Thực phẩm giàu canxi
Canxi tham gia vào quá trình phát triển, phục hồi và tái tạo xương, giúp chữa lành tổn thương ở sụn và các khớp xương hư tổn, phòng ngừa và giảm đau hiệu quả. Do đó, đây là nhóm thực phẩm được khuyên dùng cho những người bị đau cổ vai gáy kèm theo tê bì khó chịu.
Để bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết, người bệnh nên sử dụng những thực phẩm giàu canxi như: sữa và các sản phẩm làm từ sữa, rau lá xanh, cá mòi, các loại hạt, phô mai, các loại đậu, hạnh nhân, rau dền, tôm, cua...
Thực phẩm giàu vitamin D
Để cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả, cần bổ sung đầy đủ vitamin D. Các nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất là cá hồi, cá trích, cá mòi, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, nấm, ngũ cốc, bột yến mạch, sữa đậu nành...
Thực phẩm giàu magie
Magie là chất khoáng đa lượng có vai trò rất quan trọng với nhiều chuyển hóa trong cơ thể. Magie có thể thay thế canxi trong vận chuyển và quá trình khoáng hóa tạo xương, tích hợp các chất khoáng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ thể thiếu magie chính là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp và đau cổ vai gáy.
Để có đủ magie, trong chế độ ăn uống cần có các thực phẩm giàu magie như: hải sản, thịt, các loại rau lá màu xanh đậm, đậu đỗ, vừng, lạc, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt...
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước, hoạt động như một chất chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng đối với chức năng miễn dịch của cơ thể. Các nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng của vitamin C trong việc thúc đẩy sự hình thành collagen, giúp duy trì sự toàn vẹn của cơ, gân, xương và da. Cơ thể được cung cấp đủ vitamin C thì sẽ xây dựng lại các mô bị tổn thương nhanh hơn sau chấn thương.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất bao gồm trái cây họ cam quýt, rau lá xanh đậm, ớt chuông, dưa, dâu tây, bông cải xanh...
Thực phẩm giàu chất xơ
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp loại bỏ chất cặn bã, cải thiện tiêu hóa và tăng khả năng chuyển hóa các chất. Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng duy trì sức khỏe xương khớp, hỗ trợ giảm cân, giảm áp lực lên cột sống dẫn đến đau nhức, hỗ trợ giảm đau và giảm viêm sưng.
Nguồn thực phẩm giàu chất xơ rất phong phú, bao gồm các loại rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt như: rau lá xanh, cà rốt, bông cải xanh, quả mọng, chuối, táo, yến mạch, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh...
Acid béo omega-3
Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm. Khi cơ thể phân hủy omega-3, nó sẽ sử dụng chúng để tạo ra các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa. Vì vậy, nó giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, cải thiện tình trạng đau nhức và co cứng xương khớp.
Cơ thể chúng ta không tự sản xuất được omega-3 mà cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Omega-3 có nhiều trong thực phẩm như: các loại cá béo (cá cơm, cá trích, cá hồi, cá thu...); thực phẩm thực vật như một số loại hạt, quả óc chó và dầu thực vật.
Người bị đau cổ vai gáy nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn.
3. Một số thực phẩm cần hạn chế khi bị đau cổ vai gáy
Khi bị viêm xương khớp, đau cổ vai gáy người bệnh nên hạn chế các thực phẩm kích thích phản ứng viêm, làm suy giảm sức đề kháng, gây tăng cân, tăng lượng đường trong máu... Những thực phẩm liên quan đến chứng viêm có thể làm tăng mức độ căng mỏi vai gáy và đau nhức xương khớp.
Một số loại thực phẩm phổ biến được cho là góp phần gây viêm và thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể như: thịt đỏ, thịt mỡ, ngũ cốc tinh chế, đường tinh luyện, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên rán...
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa và các loại thực phẩm được chế biến quá nhiều dầu mỡ và đường đều không phải là lựa chọn tốt nếu bạn viêm xương khớp.
Các loại thực phẩm này đều có thể dẫn đến tăng cân, tăng lượng đường trong máu và cholesterol cao, tất cả đều liên quan đến chứng viêm, không tốt cho người bị đau cổ vai gáy.
Cần hạn chế hoặc tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn. Việc lạm dụng rượu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, làm tăng tần suất các cơn đau do viêm khớp. Càng uống nhiều rượu thì mức CRP - dấu hiệu viêm nhiễm trong cơ thể càng tăng.
Bổ sung vitamin và khoáng chất nào hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp? Bệnh xương khớp ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người, trường hợp nặng khiến khả năng vận động bị hạn chế. Vậy có những chất dinh dưỡng nào giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị? 1. Vì sao bệnh xương khớp ngày càng phổ biến? Các bệnh xương khớp là một nhóm các tình trạng ảnh hưởng đến xương, sụn,...