9 ngôi chùa đẹp như tranh, người dân tứ xứ ‘hẹn’ nhau về du xuân 2024
Vào dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024, người dân tứ xứ lại có dịp hành hương đến các điểm du lịch tâm linh thể hiện sự thành kính lễ Phật, cầu mong cho một năm mới bình an, cầu tài lộc, và còn để tâm hồn thanh tịnh.
Việc đi lễ chùa đầu năm có ý nghĩa gì?
Mùa xuân trăm hoa đua nở là dịp người người, nhà nhà nô nức đi du ngoạn đó đây, đi lễ chùa cầu phước, cầu duyên. Đây không chỉ là nét văn hóa đẹp của người Việt mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc với mong muốn nguyện cầu một năm mới an lành, may mắn, thành công.
Bên cạnh đó, việc đi chùa đầu năm cũng được coi là một cách để con người gửi gắm những ước vọng, niềm tin với trời đất, Đức Phật, thần linh.
Truyền thống đi lễ chùa đầu năm thuộc về tín ngưỡng, tâm linh mà người Việt Nam ta vẫn luôn gìn giữ. (Ảnh: TL)
Đầu xuân năm mới nên đi lễ chùa ở đâu?
Như đã đề cập, việc đi lễ chùa đầu năm từ lâu đã trở thành một thói quen của bất cứ gia đình nào ở Việt Nam, dần dần tạo nên một nét đẹp văn hóa không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ điểm tên những ngôi chùa ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn tìm đến trong dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024.
9 điểm lễ chùa đầu năm nổi tiếng ở miền Bắc trong dịp xuân Giáp Thìn 2024
Chùa Tam Chúc ở Hà Nam là một trong những điểm đến đầu tiên được gợi ý trong dịp đi lễ chùa đầu năm. Ngôi chùa tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Hà Nội khoảng 70km.
Toàn cảnh khuôn viên chùa Tam Chúc (Ảnh: TL)
Chùa Tam Chúc được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất thế giới với quy mô rộng lớn, đồ sộ khiến ai ghé thăm cũng phải choáng ngợp. Đến Tam Chúc, du khách sẽ đi thuyền gỗ hoặc đi xe điện để vào chùa. Các điểm tham quan tại chùa Tam Chúc bao gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Vườn Cột Kinh, Cổng Tam Quan, Trung tâm hội nghị quốc tế, Đình Tam Chúc.
Người mẫu Phương Oanh xinh đẹp trong khung cảnh tại chùa Tam Chúc (Ảnh: TL)
Chùa Bái Đính – Ninh Bình
Chùa Bái Đính nằm trong quần thể danh thắng Bái Đính – Tràng An, là một trong những ngôi chùa được du khách ghé thăm nhiều nhất trong dịp đầu năm. Ngôi chùa ở mảnh đất cố đô không chỉ nổi tiếng là một khu du là một khu du lịch tâm linh núi chùa rộng lớn mà còn thu hút bao Phật tử và khách thập phương về viếng thăm mỗi ngày và đặc biệt là những ngày Tết đến xuân về.
Quang cảnh chùa Bái Đính. (Ảnh: TL)
Chùa Hương – Hà Nội
Chùa Hương nằm ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, là một trong những điểm tham quan, vãn cảnh đầu năm của những người thích đi lễ chùa. Không chỉ là danh thắng nổi tiếng mà chùa Hương còn nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng nhất nhì tại miền Bắc, chính vì vậy ngôi chùa này luôn được nhiều du khách ghé thăm. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người dân trên cả nước lại nô nức hành hương về với đất Phật, tham gia lễ hội chùa Hương.
Video đang HOT
Cảnh chùa Hương khi màn đêm buông xuống. (Ảnh: TL)
Chùa Cây Thị – Hà Nam
Chùa Cây Thị tọa lạc ở thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Từ giữa năm 2023, ngôi chùa này bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội với khung cảnh nên thơ khiến nhiều người say đắm.
Chùa Cây Thị nằm cách Hà Nội khoảng 70km (Ảnh: TL)
Với những tâm huyết của trụ trì Thích Huệ Hạnh đã dày công kiến tạo nên những thư pháp, họa tranh, trang trí cho cảnh quan của ngôi chùa để du khách tứ xứ về đây chiêm bái. Điểm ấn tượng trong lối kiến trúc của ngôi chùa trên dọc đường đi được thắp sáng bởi những dãy đèn lồng tuyệt đẹp. Những chiếc đèn lồng có nghĩa là ước muốn của mọi người đều được tuệ giác của Đức Phật và ngọn nến cháy sáng bên trong tượng trưng cho sự giác ngộ.
Du khách chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm khi ghé thăm chùa Cây Thị (Ảnh: TL)
Không chỉ mang bề thế khang trang, nơi đây còn là nơi sinh hoạt tâm linh của nhiều người dân trong vùng. Đặc biệt, đây cũng là nơi người dân có những trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị của đạo Phật.
Chùa Đồng Yên Tử – Quảng Ninh
Nằm trên đỉnh Tử Tiêu, thuộc quần thể danh thắng Yên Tử, chùa Đồng tọa lạc tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vào mỗi dịp đầu năm, chùa Đồng là đích đến của nhiều tăng ni, phật tử, du khách thập phương khi hành hương về đất thiêng Yên Tử. Nhiều người vượt hàng trăm km về chùa Đồng chỉ để được đặt tay vào chùa lấy may.
Cứ mỗi dịp xuân về, du khách đi lễ chùa đầu năm lại nườm nượp “kéo nhau” lên chùa Đồng Yên Tử. (Ảnh: TL)
Nhưng những năm gần đây, Ban quản lý khu danh thắng Yên Tử đã đưa vào sử dụng cáp treo giúp du khách thập phương dễ dàng chinh phục chùa Đồng. Ngồi trên cáp treo, du khách có thể ngắm nhìn núi non Yên Tử từ trên cao, sau đó tiếp tục đi bộ chinh phục non thiêng Yên Tử.
Đền Ông Hoàng Bảy – Lào Cai
Thêm một địa chỉ cầu tài lộc đầu năm được rất nhiều người lựa chọn để đi lễ chùa đầu năm là Đền Ông Hoàng Bảy (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). Mặc dù ngôi đền khá cũ kỹ và tĩnh mịch, mang đậm dấu ấn thời gian nhưng tương truyền đây là ngôi đền vô cùng linh thiêng. Đền Ông Hoàng Bảy là nơi được rất nhiều du khách viếng thăm để cầu tài lộc làm ăn kinh doanh và cầu bình an. Nếu có dịp đến Lào Cai, ai cũng nên ghé thăm đền Ông Hoàng Bảy và cầu an yên cho cả gia đình.
Đền Ông Hoàng Bảy (Ảnh: TL)
Chùa Phật Quang – Hà Nam
Chùa Phật Quang nằm cách Hà Nội khoảng 70km, ở thôn Dư Nhân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ngoài ra, chùa Phật Quang được biết đến là đạo tràng Phật tử tu tập lớn tại Hà Nam. Đồng thời, ngôi chùa được Đại đức Thích Thiên Ân dày công kiến tạo, diện tích toàn cảnh lên đến 13ha.
Hình ảnh mới nhất tại chùa Phật Quang khi đã được tu sửa (Ảnh: TL)
Ngoài ra, xung quanh chùa, các tượng Phật lớn, khu vực lễ bái được đặt trang nghiêm, xung quanh là các khóm hoa, cành cây… được tỉ mỉ điểm tô cho nét đẹp chốn tâm linh này. Những năm qua, du khách thập phương đã ghé đến tham quan chùa và trải nghiệm thuyết giảng Phật pháp.
Hiện nay, chùa Phật Quang ở Hà Nam đã được tu sửa để đón chào du khách ghé thăm trong dịp xuân Giáp Thìn 2024.
Xung quanh chùa, các tượng Phật lớn, khu vực lễ bái được đặt trang nghiêm, xung quanh là các khóm hoa, cành cây… (Ảnh: TL)
Chùa Tây Thiên – Vĩnh Phúc
Khu di tích danh thắng Tây Thiên lạc tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 80km. Đây là khu di tích danh thắng cảnh được du khách gần xa yêu thích vì khí hậu mát mẻ, có đầy đủ khung cảnh núi non, rừng già, suối và nhiều đình, chùa như đền Thượng, đền Mẫu, đền Cậu, đền Cô…
Chùa Tây Thiên (Ảnh: TL)
Nơi đây nổi tiếng với công trình kiến trúc Đại Bảo Tháp Mandala được thiết kế theo kiến trúc Kim Cương Thừa của Phật giáo. Công trình có tổng diện tích hơn 1500m2 và độ cao 29m. Với lối kiến trúc độc đáo, công phu, Đại Bảo Tháp Mandala hứa hẹn sẽ là một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến du lịch Tây Thiên.
Đoàn Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chụp ảnh kỷ niệm tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên (Ảnh: TL)
Địa Tạng Phi Lai Tự (Chùa Đùng)
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (chùa Đùng) tọa lạc tại huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Địa điểm này nằm cách Hà Nội khoảng 70 km. Ngôi chùa nằm ở vị trí tách biệt với dân cư sinh sống, xung quanh là cảnh thiên nhiên núi dựa núi, cây xanh bủa vây. Bởi vậy, nơi đây mang vẻ đẹp thanh tịnh, không ồn ào và khá yên tĩnh.
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (Ảnh: TL)
Những năm gần đây, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự đã thu hút nhiều du khách về đây tham quan vãn cảnh và nhận được nhiều lời khen ngợi. Nhiều người bất ngờ vì phần sân dẫn vào chùa đều được trải sỏi trắng tinh. Bên cạnh đó, cách thiết kế ngôi chùa rất cân đối nhưng có nét rất khác biệt, đó là nét đẹp riêng của Địa Tạng Phi Lai Tự mà ai ai cũng say đắm. Đây là điểm du lịch tâm linh ai cũng nên ghé thăm ít nhất một lần trong đời.
Ngôi chùa xuất hiện trong bộ ảnh cưới của cầu thủ Quang Hải (Ảnh: TL)
Đầu năm đi chùa cầu an, cũng là lúc chúng ta muốn tìm chốn yên ả để nghỉ ngơi cho lòng thanh tịnh và vãn cảnh đẹp của những chốn tâm linh nổi tiếng. Trên đây là danh sách 9 ngôi chùa tâm linh đang được người dân tứ xứ “săn lùng” trong dịp lễ chùa đầu năm xuân Giáp Thìn 2024. Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc chẳng cần phải đi quá xa nhưng vẫn có hành trình thú vị về chốn du xuân trong đầu năm mới.
Mùng 1 Tết đi chơi đâu ở Hà Nội?
Mùng 1 Tết tại Hà Nội, có khá nhiều điểm bạn có thể đi chơi vào ngày này, bạn nên đi đến các ngôi chùa, đền...
vào ngày đầu năm mới để cầu cho một năm như ý.
Mùng 1 Tết là ngày gia đình sum họp, quây quần bên nhau cùng những câu chúc Tết thật ý nghĩa.
Ngoài những lúc họp mặt gia đình, mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 chúng ta có thể có những hoạt động gì? có thể ra phố đi chơi đâu. Dưới đây là một số gợi ý đi chơi mùng 1 Tết bạn có thể tham khảo:
Phủ Tây Hồ
Người dân thủ đô làm lễ tại phủ Tây Hồ. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Phủ Tây Hồ có một vị trí rất đặc biệt - nằm ngay trên một đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây. Phủ Tây Hồ cách trung tâm Hà Nội tầm 4km hướng về phía Tây. Phủ Tây Hồ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ở đây thờ Chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của hệ thống điện thần.
Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm du xuân ở Hà Nội có tiếng bao đời nay là do người dân tin rằng khi đến đây thì sẽ được xá tội, ban phúc, giải ách. Không chỉ vậy thì ngoài việc đi lễ, mọi người còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp của phủ, của hồ Tây, hít thở không khí trong lành, đặc biệt là khi tới Phủ Tây Hồ vào thời điểm sáng sớm.
Vào dịp tết Nguyên đán thì nơi đây thường rất đông, thậm chí còn có nhiều người không thể chen chân và quay về. Thời điểm đông nhất vào khoảng 10h-16h hàng ngày, đặc biệt vào ngày mồng 1,2,3 tết nguyên đán.
Đền Quán Thánh
Cổng đền Quán Thánh, một trong Tứ trấn Thăng Long nơi thờ Tượng Trấn Vũ (Niên đại: khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII). Ảnh: Nhật Anh/TTXVN
Đền Quán Thánh hay còn được biết tới với cái tên Trấn Vũ Quán được xây dựng từ đời vua Lý Thái Tổ. Đền được xây để trấn phía Bắc thành Thăng Long và thờ một trong Thăng Long tứ trấn là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế Quán - thần Huyền Thiên trấn phía Bắc.
Đền Quán Thánh là một trong những địa điểm sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của Hà Nội từ lâu.
Người dân đến đây để cầu tài, cầu lộc, cầu may ngày đâu năm mới.Theo truyền thuyết cũng như ghi chép xưa thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần giúp dân thành trừ ma, trừ tà, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Một điểm nữa khiến đây trở nên nổi tiếng là nhờ giá trị văn hóa lâu đời từ những cổ vật như bài thơ, câu đối, bia khắc của những Thám hoa, Tiến sĩ có tiếng đương thời cùng với những bức chạm trổ cầu kỳ trên gỗ.
Bạn nên nhớ một số lưu ý sau khi đi lễ ở đền như: lễ bái từ giữa rồi sau đó là từ phải sang. Lúc vào thì không đi từ cửa giữa mà vào từ một trong hai cửa bên.
Không nên đặt tiền thật lên mâm lễ để cúng bái và tiền thật thì chỉ nhét vào hòm công đức, không để ở nhiều nơi như tượng hay các ban thờ.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc bên Hồ Tây. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Cùng với Phủ Tây Hồ, Đền Quán Thánh thì Chùa Trấn Quốc là một trong những địa điểm du xuân ở Hà Nội chắc chắn bạn phải đến trong những ngày đầu năm mới. Không chỉ ngày lễ tết mà những ngày bình thường thì đây cũng rất đông du khách ghé thăm.
Chùa Trấn Quốc là một trong những điểm đón tiếp khách nhiều nhất trong những ngày đầu năm của tết nguyên đán.
Trước đây vào thời Lý - thời kỳ phật giáo hưng thịnh thì chùa Trấn Quốc là trung tâm phật giáo của cả kinh thành. Mọi người chủ yếu đến đây để cầu bình an và cầu may mắn trong năm mới. Ngoài ra còn kết hợp với việc du xuân vãn cảnh chùa.
Khi đi vào chùa thì nên đi từ cổng bên phải và ra từ cổng trái, tránh đi từ cổng chính giữa. Ngoài ra thì khi làm lễ bái nên đứng chéo sang một bên, không nên đứng đối diện ban thờ.
Ban thờ Phật thì không cúng tiền vàng mã, lễ mặn, bia rượu. Đi lễ chùa chỉ nên dâng lễ hương hoa, quả, kẹo bánh.
Chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên được xếp hạng thuộc 10 di tích kiến trúc cổ đẹp nhất Việt Nam, với ý nghĩa "bông sen nở trên mặt hồ Tây". Chùa được xây vào năm 1443 từ thời Lý - Trần. Cũng như những Chùa khác thì Chùa Kim Liên đều có cấu trúc gồm tam quan được chạm khắc tinh xảo.
Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là từ ánh nhìn ban đầu bạn sẽ liên tưởng đến kiểu kiến trúc đậm chất cung đình của nhà Lý. Bắt đầu từ tam quan là ba nếp xếp theo hình chữ "tam" đối xứng với trục kéo dài đến nhà Tổ. Phía bên ngoài chùa là tấm bia cổ nhất của Hà Nội tính đến thời điểm này.
Chùa Kim Liên có diện tích không quá lớn, tuy nhiên thì không nằm ở khu vực nội thành nên không khí khá yên tĩnh và thoáng đãng. Với lối kiến trúc độc đáo, tinh xảo vẫn còn lưu giữ lại tinh hoa văn hóa tín ngưỡng một thời thì đây luôn là nơi người dân Hà Nội chọn làm địa điểm du xuân tâm linh để cầu may mắn và hạnh phúc dịp đầu năm mới.
Đền Ngọc Sơn
Du khách quốc tế tham quan Di tích đền Ngọc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Nhắc đến những địa điểm du xuân Hà Nội thì không thể bỏ qua đền Ngọc Sơn - ngôi đền nằm ngay trên hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng ở khu vực trung tâm phồn thịnh nhất Hà Nội. Đền Ngọc Sơn có niên đại tầm thế kỷ XIX thờ thần Văn Xương - Thần chủ quản văn chương thi cử cùng với vị Đức đại vương Trần Hưng Đạo.
Đền Ngọc Sơn bao gồm một quần thể di tích kiến trúc là Tháp Bút đề ba chữ "Tả Thanh Thiên", Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt lâu, Đền Thờ và Trấn Ba Đình ở phía Nam. Trong khu vực đền thờ thì ngoài 2 vị thánh trên còn có Quan Vân Trường, Lã Động Tân và Phật A Di Đà.
Vào dịp Tết nguyên đán 2024, lượng người đổ về trung tâm thành phố vui chơi là rất nhiều, nhiều người sẽ kết hợp luôn cả việc đi đền lễ bái đầu năm và ngắm cảnh hồ.
Mọi người đến Đền Ngọc Sơn để cầu tài, cầu lộc, cầu may. Và đặc biệt hơn cả là cầu học hành, con đường thi đỗ đạt và sự nghiệp học hành có nhiều thành công, thành tựu.
Đến Hà Nam, ghé thăm ngôi chùa nghìn năm tuổi, tìm cảm giác an yên Đặt chân đến ngôi chùa nghìn năm tuổi này, dường như mọi muộn âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh. Ngôi chùa nghìn năm tuổi Địa Tạng Phi Lai tựa lưng vào núi, gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp...