9 ngày lễ kỳ lạ nhất thế giới
Lễ hội ném cà chua, ngày “tiểu đường”, ngày… toilet thế giới, …là những ngày lễ sẽ khiến bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác
1. Lễ hội “tiểu đường”
Được tổ chức vào ngày thứ bảy, tuần thứ hai trong tháng ba hàng năm tại Princeton, New Jersey, ngày “tiểu đường” là thời gian mà tát cả người tại Princeton xếp hàng trên phố để … đi tiểu tự do. Đây được cho là hành động kỷ niệm chiến thắng cuộc chiến Princeton trong thời kỳ cách mạng. Khi đó, quân Anh thua trận, trong quá trình chạy trốn, người dân Princeton đã đi tiểu như một cách đuổi quân Anh.
2. Ngày im lặng
Ngày 21/3/2015 là “Ngày của im lặng” – ngày năm mới theo tín ngưỡng đạo Hindu của hàng triệu cư dân trên hòn đảo Bali, Indonesia. Trong “Ngày im lặng” này, tất cả các hoạt động trên đảo thiên đường sẽ tạm ngưng, mọi người sẽ chỉ ở trong nhà mà không đi ra ngoài đường, không nấu ăn, không đốt lửa, hay làm việc. Tất cả các cảng biển, sân bay sẽ tạm thời đóng cửa.
3. Lễ hội La Tomatina
Được tổ chức và ngày thứ tư cuối trong tháng Tám tại Brunol, Tây Ban Nha, lễ hội La Tomatina còn có tên khác là lễ hội cà chua. Vào ngày này, 20.000 người sẽ cùng chen chúc trên phố để ném khoảng 54 tấn cà chua sống vào nhau. Đây là một truyền thống lâu đời của thị trấn từ những năm 1945.
4. Lễ hội buffet dành cho khỉ kỳ lạ ở Lopburi
Lễ hội buffet dành cho khỉ được tổ chức vào những ngày cuối tuần cuối cùng của tháng mười một tại Lopburi, Thái Lan. Vào những ngày này, người dân sẽ chuẩn bị cơm , thức ăn, nước uống, hoa quả,… rất nhiều thứ cho hàng ngàn con khỉ ở khu vực đền Pra Prang Sam Yot. Lễ hội bắt nguồn từ một người địa phương năm 1989. Bây giờ, lễ hội này chỉ mang ý nghĩa du lịch.
5. Lễ hội dương vật
Được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng Tư tại Kawasaki, Nhật Bản Đây có thể coi là một trong những lễ hội độc đáo nhất trên thế giới. Tại lễ hội xuất hiện nhiều đồ vật có liên quan đến…dương vật Số tiền quyên góp tại lễ hội sẽ được tặng cho các tổ chức nghiên cứu HIV.
6. Ngày Bermuda.
Vào ngày này, những người phụ nữ được thoải mái mặc quần short Bermuda ra ngoài, thậm chí là đi làm mà không bị ai khiển trách. Lễ hội được tổ chức vào 24/5 hàng năm tại Đảo Bermuda. Ngày này cũng được coi là ngày đầu tiên của mùa hè tại đây.
7. Ngày toilet thế giới
Được tổ chức vào 19/11 tại khắp nơi trên thế giới, ngày Toilet thế giới đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Vào ngày này, người ta sẽ tổ chức nhiều sự kiện liên quan toilet như triển lãm nghệ thuật, tuyên truyền và thậm chí là cả giải bóng đá nhân ngày toilet. Mục đích của lễ hội nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện điều kiện vệ sinh trên toàn thế giới, góp phần giúp hơn 3 tỷ được tiếp cận với nhà vệ sinh riêng.
8. Lễ hội Ivrea
Được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng Hai tại Piedmont, Italy. Đây là một lễ hội ném cam. Vào ngày đó, tất cả mọi người đều ném cam vào nhau. Lễ hội này được tổ chức nhằm vinh danh một trận chiến từ năm 1194. Khi đó, Mugnaia đã chém đầu tên tổng trấn Raineri di Biandrate. Ban đầu người ta ném nhau bằng đậu, sau đó thay dần bằng cam.
9. Lễ hội Up Helly Aa
Được tổ chức vào ngày thứ ba cuối cùng của tháng Một tại Lerwick, Scotland, lễ hội Up Helly Aa được coi là lễ hội lửa lớn nhất châu Âu. Guizer Jarl, một người đại diện, ăn mặc như một anh hùng Viking sẽ cầm ngọn đuốc diễu hành qua các con phố rồi ném vào một bản sao tàu Viking khổng lồ để nó bùng cháy. Đây được coi là lễ hội mừng mùa đông lạnh giá kết thúc.
Theo Vân Anh / MASK Online
Kỳ lạ một cụ ông suốt 30 năm chỉ ăn mỳ tôm
Với nhiều người mỳ tôm chỉ là thứ thức ăn nhanh khi &'lỡ bữa". Nhưng với một cụ ông Bùi Ngọc Ấu thì đó là thức ăn chính trong suốt hơn 30 năm nay. Trong hơn 30 năm ăn mì tôm thay cơm này cụ ông chưa bao giờ đụng tới cơm hoặc món năn nào khác, và điều ngạc nhiên hơn là tuy ăn mì tôm ròng rã nhưng cụ ông vẫn hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.
Tuy ăn mì tôm nhưng cụ vẫn đủ sức làm việc
Bỗng dưng "chán cơm" sau khi đi chữa bệnh
Đó là câu chuyện kỳ lạ của cụ ông Bùi Ngọc Ấu (SN 1934), trú tại thôn Hồ Lương, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Sở dĩ cụ Ấu được nhiều người biết đến vì cụ có một điều lạ là cụ không hề ăn cơm, mà chỉ ăn mì tôm quanh năm ngày tháng. Nói chính xác hơn thì cụ Ấu không thể ăn được cơm tẻ hay cơm nếp, hay bất kì loại mì phở nào được.
Để xác minh câu chuyện lạ này chúng tôi đã tìm đến thôn Hồ Lương để tìm hiểu. Quả thật người dân nơi đây không ai là không biết tới cụ Ấu. Bà Nguyễn Thị Cán, hàng xóm ngay cạnh nhà của cụ Ấu cho biết: "Tôi thấy suốt ngày ông ấy ăn mì tôm, tôi đã sang nhà chơi nhiều lần nhưng cứ đến bữa là chẳng thấy ông ấy ăn gì mà chỉ pha mì tôm ăn. Thỉnh thoảng hỏi ông ấy sao cứ ăn mì tôm mãi thế? Ông ấy bảo không ăn được cơm nên ăn mì tôm. Có lẽ đó thói quen của ông ấy có từ mấy chục năm nay".
Ngồi nói chuyện với khách về việc chỉ ăn mì tôm triền miên như vậy, cụ Ấu vui vẻ chia sẻ: "Thực ra chuyện tôi ăn mì tôm thay cơm đến nay đã được hơn 30 năm. Nó cũng có nguyên do của nó. Cách đây mấy chục năm, vào năm 1980, tôi bị bệnh đau dạ dày nặng nắm, phải đi bệnh viện để mổ. Lúc trên giường bệnh và sau khi khỏi bệnh tôi bỗng dưng không ăn được cơm cháo gì nữa. Và cũng không hiểu sao tôi không muốn động đến một hạt cơm nào vì chẳng còn cảm giác thèm cơm, thêm nữa tôi ăn cơm vào cảm thấy người cứ rạo rực, rất khó chịu. Không chỉ thế mà tất cả những thứ có liên quan đến chất gạo như bún phở, hoặc cháo tôi cứ nuốt vào đều khó chịu. Từ ngày đó tôi chỉ biết đến mì tôm là thức ăn chính, và không hiểu sao tôi ăn mãi mà không biết chán. Mì tôm đối với tôi cũng như cơm vậy, đến bữa mà không ăn thì không sao chịu nổi, đói lắm. Mặc dù có ăn gì đi nữa cũng chẳng thể thay thế được mì tôm, hay là tôi "nghiện" mì tôm rồi cũng nên", cụ Ấu vui vẻ nói.
Một tháng ăn ba thùng mỳ tôm
Từ ngày "nghiện" mì tôm, đến bữa gia đình thường dành cho cụ một cái bát to để pha mì, kèm thêm chút rau cỏ cho đỡ xót ruột. Đến bữa ăn cả nhà cứ ngồi ăn cơm, còn cụ ngồi ăn mì tôm ngon lành một chỗ. Từ ngày ăn mì tôm thì sinh hoạt của cụ Ấu cũng khác đi nhiều. Bởi ngày trước thì không có sẵn mì tôm như bây giờ, nên việc mua mì tôm cũng khó khăn. Mấy năm thời bào cấp, cụ Ấu phải túc trực ở của hàng phân phối thực phẩm để mua mì sợi, nhưng mua theo suất cũng chẳng đủ ăn nên cụ phải mua lại tem phiếu đổi mì sợi từ những người khác. Không ăn được cơm nên trong già đình đành dành một khoản để mua "nguồn sống" là mì cho cụ Ấu.
Tuy ăn mì tôm chi phí cũng không cao nhưng lại đắt hơn cả gạo để tiết kiệm cụ nhờ người mua mì tôm vụn ở các công ty chế biến thực phẩm nên chi phí đã rẻ đi nhiều.
Bây giờ thì cụ không ăn mì vụn nhiều, mà chủ yếu là ăn mì gói vì mì tôm bây giờ cũng rẻ, cụ Ấu nói: "Giờ thì mì cũng rẻ rồi, nên ăn mì tôm không còn phải chi phí nhiều nữa. Nhưng tính ra tôi ăn vẫn đắt hơn cả nhà vì chi phí cho một ngày ăn của tôi đều đều cứ phải hơn chục nghìn. Ngày trước cứ một tháng tôi ăn hết ba thùng mì tôm vụn to như thùng múc nước. Còn bây giờ cứ ngày phải 4 gói mì mới đủ".
Có một điều lạ mặc dù cụ Ấu ăn mì tôm, nhưng sức khỏe của cụ vẫn hoàn toàn bình thường. Năm nay đã hơn 80 tuổi nhưng hằng ngày cụ vẫn chăn lợn, chăn gà, vẫn cuốc đất trồng rau xung quanh vườn. Hiện nay đang mùa sắn thì cụ thái sắn rồi đem đi phơi, cụ Ấu làm thoăn thoắt và rất nhanh nhẹn. "Mấy năm trước có ngày tôi cuốc được cả bãi sắn mà chẳng biết mệt. Hiện nay tôi là Hội trưởng hội người cao tuổi của thôn. Tôi được trời phú cho sức khỏe nên vẫn còn làm được nên cứ phải đụng chân, đụng tay".
Từng bị vợ "cai nghiện" mì tôm
Vì chỉ ăn mì tôm, không đụng đến cơm nên thói quen của cụ Ấu cũng nhiều lúc sinh ra phiền phức. Có lần đi làm thợ xây thuê cho nhà người khác, cứ đến bữa người ta ăn cơm, còn cụ thì vác mì tôm ra đánh chén. Có người thấy vậy bảo "chắc là ông ấy kỹ tính nên không dám ăn cơm cùng người khác, nhưng chắc chỉ ăn được mấy bữa thôi chứ chịu làm sao được", nhưng kỳ thực là đó do thói quen của cụ mà thôi.
Cái thói ăn mì tôm của cụ còn đem lại một phiền toái khác đó là người nhà đã từng tưởng ông bị "nghiện" mì tôm, và đã từng "cai nghiện" cho ông. Vợ ông là cụ bà Nguyễn Thị Phú kể lại: "Thời gian đầu trên giường bệnh ông ấy chỉ ăn mì tôm, sau đó khỏi bệnh tôi cũng chỉ thấy ông ấy ăn mãi thế. Lúc đó nghĩ là bệnh nên ăn như vậy cho nó không ảnh hưởng đến dạ dày. Nhưng sau này tôi thấy ăn mãi sợ ông ấy "nghiện" mì tôm, không đủ sức khỏe nên cất mì tôm không cho ăn nữa. Nhưng ông ấy chẳng chịu ăn gì khác, thế là tôi đành để ông ấy ăn mì tôm. Thú thực là tôi cũng chẳng muốn ông ấy ăn mãi món đó, nhưng cũng may là ông ấy ăn mì mà sức khỏe vẫn bình thường".
Bây giờ con cháu của cụ Ấu cứ dăm ba bữa lai mua cho cụ một thùng mì tôm để cụ ăn dần. Ăn nhiều mì tôm nên cụ "hợp đồng" luôn với người đồng nát để bán vỏ thùng đựng mì. Cứ ăn vài tháng đống thùng mì tôm chất đầy thì người ta lại vào mua vỏ cho cụ. Đến nay đã 80 tuổi nhưng thói "nghiện mì tôm" của cụ vẫn chưa bao giờ thay đổi trong mấy chục năm. Đôi lúc ốm đau, vợ con tẩm bổ cho cụ nhưng món chính không thể thiếu vẫn phải là mì tôm. Vì thương chồng nên bà cứ dăm bữa nửa tháng lại kì công nấu một nồi cháo thật ngon cho ông, hết cháo xương, rồi có khi nấu cháo gà nhưng chồng cũng chẳng động đũa. Mỗi lần nấu cụ bà biết chắc rằng ông cũng không ăn nhưng cứ nấu thôi. Do vậy mà mấy chục năm nay cụ bà giữ thói quen đó giống như cụ ông toàn ăn mì thay cơm.
Nói về điều này chị Hoàng Thị Huệ - Hội trưởng hội phụ nữ xã Bảo Sơn và là con dâu của cụ cũng xác nhận: "Tôi công tác ở xã. Mới đầu về làm dâu tôi cũng thấy lạ là bố chồng tôi chỉ ăn toàn mì tôm không ăn cơm bao giờ mà vẫn chịu đựng được. Chưa thấy ai ăn nhiều mì tôm như cụ, bình thường nếu ăn mì tôm sáng nhiều thì cũng thấy ngán đến cổ, thế mà không hiểu sao cụ lại ăn được như vậy".
Thật ra, câu chuyện của cụ Ấu chỉ là do thói quen. Cụ mắc bệnh đau dạ dày, ăn mỳ tôm mềm, có thể dạ dày không phải làm việc nhiều, nên cụ Ấu khi ăn mỳ tôm có cảm giác dễ chịu hơn ăn cơm. Song do ăn nhiều thành quen, nên không còn cảm giác thích ăn cơm nữa.
Mì ăn liền (mì tôm) chủ yếu cung cấp chất bột từ bột mì và 9% chất đạm thực vật - cũng từ bột mì, nếu trộn khoai tây vào thì đạm rất kém (vì khoai tây chỉ chứa 1 - 2% protein thôi). Protein động vật kể như không có. Giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền là không cân bằng vì thiếu đạm động vật và sinh tố từ rau quả tươi. Nếu bạn ăn hết tất cả những gì trong một gói mì ăn liền, kể cả gói bột nêm và nước dùng thì cả buổi sau đó bạn có thể "bí tiểu"! Bí tiểu thì cơ thể không được giải độc, nếu ăn mì tôm thường xuyên thì bạn sẽ bị ngộ độc vì ít đi tiểu... Nguy hại nhất thường có trong mì ăn liền là chất béo trans. Chất béo trans rất có hại về mặt sức khỏe người tiêu dùng vì nó làm tăng cholesterol xấu và đồng thời cũng làm giảm cholesterol tốt xuống gây xơ vữa động mạch nên làm giảm sự lưu thông của máu. Chất béo trans không thể được chuyển hóa hoàn chỉnh trong cơ thể mà "đọng lại" trong thành mạch thành khối xơ vữa, nếu dùng lâu ngày sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là xơ vữa động mạch nên rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Tóm lại, mì ăn liền là loại thức ăn nhanh, có thể được dùng để ăn tạm "chữa cháy" khi thật cần thiết chứ không nên dùng thường xuyên và khi dùng cũng nên đập thêm vào một quả trứng, thêm một ít rau tươi, và chỉ nên dùng 1/3 gói bột nêm trong đó mà thôi.
Về trường hợp ông Bùi Ngọc Ấu, do trong mì tôm vẫn cung cấp năng lượng (bột mì, bột sắn) từ chất bột đường và chất béo, lượng chất đạm chỉ chiếm 7-9% nên ông vẫn duy trì được sự sống. Theo khoa học thì ăn nhiều mì tôm sẽ gây hại sức khỏe nhưng với cơ địa từng người thì sự ảnh hưởng là khác nhau. Ông Ấu cần được đi khám sức khỏe tổng quát thì mới biết được trong người ông có bệnh hay không, bệnh nào do kết quả của việc ăn mì tôm. Nhiều bệnh ủ trong người nhiều năm mà không có biểu hiện rõ ràng.
BS Trần Hồ Hải
Theo Anninhthudo
Người đàn ông dắt lừa khắp phố để... bán sữa Nhiều người không biết rằng, sữa lừa có thể chữa được rất nhiều bệnh và có tác dụng dưỡng da rất tốt. Hai mươi năm qua, Ricardo Alegria nổi tiếng trên nhiều con phố của thủ đô Santiago, Chile với công việc đặc biệt của mình. Hàng ngày ông và anh em của mình dắt hai chú lừa trên những con phố đông...